Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

"Nhà chúng ta có giàu không?"

Bài này các con đặt ra câu hỏi "Nhà chúng ta có giàu không?" để các bậc phụ huynh trả lời. Dĩ nhiên câu trả lời của mỗi người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời con cái họ. Còn đối với người lớn chúng ta, câu hỏi thường được đặt ra là "Đất nước chúng ta có giàu không?". Chỉ cách đây hơn 30 năm chúng ta còn dạy nhau đất nước có 4 nghìn năm văn hiến, có rừng vàng biển bạc đất đai phì nhiêu... Còn bây giờ câu trả lời là gì ? Phải chăng là đất nước đang quá giàu vì "Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?", "Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ như hiện nay" và "tương lai còn tốt hơn".
"Nhà chúng ta có giàu không?"
Khi đứa trẻ hỏi: “Nhà chúng ta có giàu không?”. Hai ông bố với hai câu trả lời khác nhau, sẽ đưa đến hai kết quả hoàn toàn khác nhau.
Ông bố người Mỹ trả lời: "Bố có tiền, còn con thì không. Tiền của bố là nhờ bố chăm chỉ làm việc mà có. Sau này, con cũng có thể kiếm được nhiều tiền bằng sức lao động của chính mình".
Ông bố Việt lại trả lời khác hẳn: "Nhà chúng ta có rất nhiều tiền, và sau này nó sẽ là của con".
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười

Giáo dục con trẻ có những quan niệm đúng đắn về tiền 
bạc, sẽ là khoản đầu tư tối ưu trong cuộc đời của bạn.
Với hai cách trả lời khác nhau này, đứa trẻ sẽ cảm nhận được những gì? Tương lai của bạn và con bạn sẽ có kết cục như thế nào đây? Chúng ta hãy thử tìm hiểu một chút xem...

Trẻ em Mỹ đã nghe thấy điều gì?


Khi đứa trẻ Mỹ nghe bố nói, chúng sẽ nhận được thông tin ở mấy phương diện như sau:
  1. Bố mình giàu, nhưng đó là tiền của bố;
  2. Tiền của bố có được là nhờ làm việc chăm chỉ;
  3. Nếu mình muốn có tiền, thì mình chăm chỉ học rồi sau này chăm chỉ lao động thì mới kiếm được.
Với những thông tin này, đứa trẻ sẽ cố gắng học hành và làm việc chăm chỉ, cũng có rất nhiều ước mơ và kỳ vọng cho cuộc sống. Nó cũng muốn giống như người cha, có được sự giàu có bằng nỗ lực của chính mình. Quý giá hơn cả núi vàng núi bạc, người cha Mỹ quốc này đã truyền thừa lại cho con mình một loại giá trị tinh thần, đây chính là thứ tài phú giúp đứa trẻ hưởng lợi suốt đời.


Chúng ta thử đoán xem, với câu trả lời từ người bố Việt, đứa trẻ sẽ cảm nhận được những gì?

Đứa trẻ Việt đã nghe thấy gì?

Chúng nghe thấy:

  1. Bố mình là người giàu có.
  2. Nhà chúng ta có rất nhiều tiền.
  3. Tiền của bố chính là tiền của mình. Mình không cần phải cố gắng, có thể chơi mọi lúc!
Người bố Việt chỉ truyền lại của cải vật chất của mình cho con, mà không có bất kỳ tài sản tinh thần nào khác.

Vì vậy, khi đứa trẻ lớn lên và tiếp nhận sự giàu có của bố, cậu ta sẽ không biết quý trọng và cố gắng, tương ứng với câu mà người xưa vẫn nói, "giàu không quá ba đời!”.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Ở đây, chúng ta không có ý so sánh chất lượng tốt - xấu của hai nền giáo dục, nhưng có một điều cần được bố mẹ chú trọng: giáo dục cho con trẻ về tiền bạc là rất trọng yếu.

Khi con bạn hỏi "Gia đình chúng ta có tiền không?", câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Giáo dục tài chính cho trẻ em nên bắt đầu từ khi còn nhỏ.

Không phải khiến trẻ không quan tâm đến tiền.

Nhiều bậc bố mẹ cho rằng, giáo dục cho con trẻ không coi trọng tiền bạc là rất cần thiết vì đây là một đức tính tốt. Điều này không sai, nhưng cần rõ ràng rằng, mục đích của việc giáo dục trẻ em không coi trọng tiền bạc là để làm giảm bớt tâm so sánh và tâm hư vinh của trẻ.

Không phải khiến đứa trẻ không quan tâm đến tiền bạc, tiêu tiền như nước, cũng không phải để trẻ ngồi mát ăn bát vàng, hay trở thành một ông lão hà tiện chỉ biết đếm tiền. Bố mẹ nên giáo dục cho con cái về tiền bạc như thế nào? 

Đừng lấy việc tiết kiệm tiền mừng tuổi như là cách duy nhất để giáo dục con bạn quản lý tiền.

Có nhiều cách để quản lý tiền, cha mẹ nên khuyến khích con thử các cách quản lý tiền khác nhau.

Bố mẹ nên định kỳ cho con một số tiền để khuyến khích chúng chi tiêu hợp lý.


Hãy để trẻ em đi siêu thị để mua đồ ăn nhẹ yêu thích, đồ chơi, đồ dùng học tập, quà tặng và thậm chí cả quần áo.

Sau mỗi lần trẻ chi tiêu, cha mẹ nên cùng con trao đổi một cách kịp thời về trải nghiệm mua sắm của chúng.

Ví dụ, hỏi trẻ việc tiêu tiền lần này là có cần thiết, hợp lý và thỏa đáng hay không?

Hãy để trẻ xây dựng các giá trị phù hợp và học cách lựa chọn...

Về phương diện tiền bạc, nhất định phải cho trẻ cảm giác an toàn.

Trên thực tế, đối với trẻ em, cảm giác an toàn về tiền bạc cũng rất quan trọng, nhưng điều này không được nhiều cha mẹ chú trọng. Khi trẻ không thể kiểm soát tiền, tiền có thể gây căng thẳng và sợ hãi cho trẻ. Nếu bản thân cha mẹ luôn rầu rĩ về tiền bạc, cả ngày kêu than, thì đứa trẻ phải lớn lên trong áp lực, không thể tập trung vào việc học và đương nhiên sẽ không thể trưởng thành trong vui vẻ.

Vì vậy, trước khi trẻ đến tuổi trưởng thành, bố mẹ nên nói với trẻ bằng giọng chắc chắn rằng:

"Bố mẹ chắc chắn sẽ đảm bảo chi phí học tập và sinh hoạt của con. Con không phải lo lắng.

Nhưng khi con lớn lên, con phải bước đi trên chính đôi chân của con để kiếm tiền”.

Cam kết này rất quan trọng đối với trẻ em.

Giáo dục tài chính không chỉ mang đến một cái nhìn về tiêu dùng cho con trẻ, mà còn giúp con có được cảm giác an toàn ở nội tâm.

Giáo dục con trẻ có những quan niệm đúng đắn về tiền bạc, sẽ là khoản đầu tư tối ưu trong cuộc đời của bạn. Hy vọng rằng các bậc bố mẹ không quá xem thường!

Nguồn trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét