Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Trần Mẫn Nhĩ là người sẽ thế chỗ Tập Cận Bình ?

Trần Mẫn Nhĩ, người sẽ thế chỗ Tập Cận Bình quyền lực như thế nào?
Nguyễn Thái Minh (Sưu tầm fb) - Thân gửi đến Quý Bà Con một tin tức dù chưa được kiểm chứng, nhưng rất quan trọng: Tập Cận Bình sẽ "đi xuống" trong vài ngày tới. Một tin đồn đang loan ra là Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc vào kỳ họp kín và bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng TQ từ ngày 28/10/2019 đến hết tháng 10 tới đây.
Image result for Trần Mẫn Nhĩ,
Mặc dù quản lý 1,4 tỷ dân nhưng BCHTW đảng CSTQ chỉ tầm 300 người. BCHTW đảng CSTQ họp kín và công bố nội dung là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về toàn diện nhưng người ta đồn là ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay cho ông Tập Cận Bình. Ông Trần cũng là được coi là người thân tín, thuộc “phái Chiết Giang” thân cận với ông Tập, đang giữ chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh.

TẬP CẬN BÌNH SẼ BỊ TRUẤT PHẾ... ???

MỘT KHẢ NĂNG KHÔNG THỂ LOẠI TRỪ: TẬP CẬN BÌNH SẼ BỊ TRUẤT PHẾ...
Nguyễn Đăng Hưng - Đây chỉ là tin đồn trong giới thạo tin Trung Cộng. Nhưng tôi nghĩ tin này có cơ sở, vì sau những thành quả tệ hại cho chính trị và kinh tế Trung Cộng, Tập Cận Bình không thể trụ được lâu! Họ Tập đã để ý hướng chủ quan của mình và phe nhóm mình, trong 15 năm gần đây, đưa Trung Cộng vào ngỏ cụt và sự tháo gỡ khai thông cần sa thải người chủ trương, trách nhiệm chính.

Cái sai chính của Tập là đã quá sớm muốn thực hiện giấc mơ ngàn đời trong giai đoạn công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội Trung Quốc chưa có gì là bền vững…
Thay vì mở cửa chính trị, dân chủ hóa thể chế để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế vững bền, củng cố chỗ đứng của Trung Quốc trên trường quốc tế, họ Tập lại tăng cường thể chế toàn trị, thắt chặt tự do, giới hạn quyền công dân, trở lại với những lá bài cổ lỗ thời Mao Trạch Đông… Tuyên truyền cổ võ cho tinh thần dân tộc cực đoan không đủ để gắn kết nhân dân trong lúc kinh tế suy thái trầm trọng, thị trường ngày càng hẹp lại, thất nghiệp gia tăng…

Thuyền nhân Việt Nam – Hãy để ngày ấy lụi tàn

Buồn hết sức khi đọc những trang hồi ký của các thuyền nhân VN. Các bạn nên đọc; chúng rất nhiều trên mạng. Đọc để đừng bao giờ làm điều ác với đồng loại như những gì người cộng sản đã làm trên đất nước này. Mình thích đoạn kết: "Tôi nói với những bạn thuyền nhân rằng HÃY ĐỂ NGÀY ẤY LỤI TÀN nhưng trước hết hãy để cho tôi được kể cho thế hệ sau biết về sự thật trong chương đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Tôi sẽ kể rằng: “Ngày xưa khi người CSVN kết thúc cuộc chiến, họ đã đày đọa người lính miền Nam trong trại tù khắc nghiệt, ngăn chặn không cho các con của họ vào đại học và đẩy vợ con họ ra biển…".
Thuyền nhân Việt Nam – Hãy để ngày ấy lụi tàn
Nguyễn Tuấn Khoa, 31-10-2019 - Tôi tặng bài viết này cho những người bạn của tôi đã đến được bến bờ bình yên. Tôi khóc tặng cho những người bạn đã mãi mãi rời xa tôi nơi biển đen lạnh lẽo. Sau khi viết bài “Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương“, có quá nhiều người đã chia sẻ, với nhiều phản hồi trên trang tôi và các trang mạng khác. Nhưng xúc động nhất vẫn là những cuộc điện thoại bất ngờ…
Thuyền nhân Việt Nam. Photo Courtesy
Nửa đêm, thằng bạn Đinh Thanh Lương gọi điện từ Thụy Sĩ, giọng xúc động xen lẫn tiếng nấc. Nó nói vừa đọc bài viết này khiến kỷ niệm đen hiện về. Shock nặng nên gọi về để trang trãi nỗi lòng, may ra tâm hồn được nguôi ngoai. Thanh nói sẽ không có bài viết nào đầy đủ để thế hệ sau có thể thấy rõ những nỗi tủi nhục, khổ sở của người thuyền nhân miền Nam phải chịu đựng sau ngày 30/04/1975.

Còn xuất khẩu LĐ thì còn vượt biên bất hợp pháp

CÒN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THÌ CÒN VƯỢT BIÊN BẤT HỢP PHÁP 
FB Nguyễn Ngoc Chu, 28 - 10 - 2019
1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi. 10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng! Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.

2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!

Quốc hội nên tưởng niệm 39 nạn nhân tại Anh

QUỐC HỘI NÊN TƯỞNG NIỆM 39 NẠN NHÂN TRONG THẢM KỊCH NGÀY 23/10/2019
1. Thảm kịch 39 người thiệt mạng trong container ngày 23/10/2019 quá kinh hoàng cho bất cứ một quốc gia nào nếu đó là công dân của họ. Khi nhận được một tin kinh hoàng như vậy, người đứng đầu quốc gia sẽ bày tỏ sự đau xót trước công luận. Xác đáng hơn nữa là một tưởng nhớ trên toàn quốc.
Bởi vì quá bi thương, bi thương đến nỗi bất cứ quốc gia nào cũng mong đó không phải là công dân của nước mình. Cho nên, khi có tin là có người Việt trong số 39 nạn nhân được thông báo ban đầu là người Trung Quốc, thì hầu như người Việt Nam nào cũng cầu mong đó không phải là người Việt, hay chỉ là người duy nhất.

HA HA! QUỐC HỘI MÌNH VUI PHẾT!

HA HA! QUỐC HỘI MÌNH VUI PHẾT!
HỆ LỤY CỦA SÁNG TẠO MADE IN QUOC HOI
(Không vui cười sẽ mau già)
Tạ Duy Anh - Chưa biết thâm ý và viễn kiến của tướng Trần Việt Khoa đến đâu khi gọi Trung Quốc là nước ngoài. Cũng chưa biết ông gọi thế là theo chỉ đạo của ai, cấp nào. Nhưng hệ lụy của thứ sáng tạo thuộc bản quyền không thể tranh cãi của Quốc hội Việt Nam thì nhãn tiền ngay tức khắc. Chẳng hạn, theo cách của ông Khoa, thì hàng loạt văn bản hoàn toàn có thể có những câu sau đây:
-Nước cộng hòa nhân dân Nước Ngoài.
(Có thể khiến nhiều người hiểu thế giới đã đến giai đoạn đại đồng)
-Đảng cộng sản Nước Ngoài.
(Dễ bị hiểu sang một hình thức mới của Quốc tế cộng sản, tổ chức đã tử vong từ lâu)

CÓ AI HIỂU KHÔNG?

CÓ AI HIỂU KHÔNG?
Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước (quả đấm thép) đã nợ lên đến 1.454.668 tỷ đồng, tương đương với 63 tỷ USD. Đây là số tiền mà chính phủ phải đứng ra bảo lãnh để nước ngoài cho doanh nghiệp vay. Nếu đến hạn mà các "quả đấm thép" không trả được, thì chính phủ phải tăng giá, tăng thuế, nạo vét thêm tài nguyên khoáng sản, đưa thêm người đi XKLĐ....mới có mà trả cho họ, chứ bọn nước ngoài đó có biết thằng nào là Vi-na-sin, thằng nào là Vi-na-lai, thằng mô là EVN, TKV, PVN.... mà đi đòi?
Việt Nam hiện có khoảng hơn 24 triệu hộ gia đình. So với số nợ trên thì bình quân mỗi hộ phải gánh tầm 60 triệu (# 1 năm lương của CBCNVC) hic! Đọc báo, thấy Thụy Sĩ phát không cho dân của họ mỗi người 50 triệu/tháng mà không cần phải làm gì. New Zealand thì sẽ xem xét cấp tiền định kỳ hằng tháng cho dân, bất kể tình trạng lao động của họ như thế nào. Còn Na Uy thì mỗi người dân được hưởng 4,6 tỷ từ lợi nhuận của nhà nước. Nghe phát thèm!

CÔNG NGHIỆP GÁI CHXHCNVN

CÔNG NGHIỆP GÁI CHXHCNVN
Trước tiên, nếu bạn là một cô gái Việt Nam thì tôi mong bạn hãy bình tĩnh vì bài viết hơi nhạy cảm. Việc ca sỹ Duy Mạnh lấy phụ nữ Việt Nam làm trò đùa đã tạo làn sóng phẫn nộ. Dù muốn hay không thì chúng ta phải thừa nhận rằng nạn “Gái” ở đất nước thời CHXHCNVN quá tràn lan và dẫn đến không ít tệ nạn.
Nguyên nhân thì nhiều nhưng đa số là vì các cô gái nghèo, không được học hành và có trình độ. Cho nên phải sử dụng “vốn tự có.” Đây là một điều rất đau lòng. Ngoài việc làm “Gái” thì phụ nữ nơi này nổi tiếng là làm vợ xứ khác, đứng đầu ở Hàn Quốc và Đài Loan với nền công nghiệp môi giới trị giá chục triệu đô. Sau đây là những con số chúng ta cần biết về “Nền công nghiệp” này.

HỘ CHIẾU VÀ QUỐC TỊCH - GIÁ TRỊ CÔNG DÂN

HỘ CHIẾU VÀ QUỐC TỊCH - GIÁ TRỊ CÔNG DÂN
Ku Búa - Tôi mới đọc được bình luận này của một bạn trẻ. Điều hơi sốc là nó được truyền tải và đăng lại nhiều lần. Cô ta nói như sau: “Đã vứt hộ chiếu quốc gia nghĩa là chối bỏ tư cách công dân, chối bỏ mọi quyền được nhà nước bảo hộ, tự biến mình thành người vô chính phủ….thì làm sao khi gặp nạn các bạn lại đòi hỏi đất nước, chính phủ phải có trách nhiệm với chính mình? Nếu có sự bảo hộ, xin thưa đó là NHÂN ĐẠO không phải là nghĩa vụ?”
Nghe thì rất hợp lý nhưng đây là một lỗi nguỵ biện rất cơ bản nhưng được dùng nhiều lần để đánh tráo khái niệm. Việc một cá nhân đốt hộ chiếu hay không chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến trạng thái quốc tịch của họ. Thậm chí, bạn không cần hộ chiếu để có quốc tịch và là công dân của một quốc gia.

Ai chết mặc họ, chúng tôi sẽ vẫn bỏ nước ra đi…

Chính xác. Ai chết mặc họ, chúng tôi dân nghèo hay dân giầu đều sẽ vẫn bỏ nước ra đi… Sẽ vẫn đi, bằng mọi cách hợp pháp và không hợp pháp. Các bác lãnh đạo cấp cao cũng đã, đang và sẽ tìm cách cho con cháu đi hết chứ không chỉ dân thường. Chỉ có điều các bác nhiều đô la thì sẽ tìm cách cho con cháu đi theo đường hợp pháp, còn chúng tôi đi theo đường con hươu con nai vẫn đi. Các bác không thay đổi cách lãnh đạo đất nước, cứ tiếp tục đầy đọa người dân, đất nước như hiện nay thì cái cột điện có chân nó cũng sẽ đi thì con người càng phải đi. Cứ nhìn sang ngay Lào và Campuchia thì thấy; dù chính phủ họ cũng còn nhiều điểm tồi tệ với dân, nhưng dân họ có bỏ đi đâu, có chạy sang VN kiếm sống đâu. Hãy tỉnh lại đi các bác lãnh đạo đang lú lẫn ơi; cứ thế này giặc Tàu không đánh, đất nước cũng tự nhiên thành của Tàu.
Đã, đang và sẽ vẫn ra đi…
Phan Ngọc Minh 29-10-2019 - Sáng nay, tôi ngồi nói chuyện với 1 chị tốt nghiệp ĐH Sư Phạm, đang là cán bộ có chút chức vụ trong ngành giáo dục ở Yên Thành – chính là huyện có đến 25/39 nạn nhân vừa mất trong container ở Anh… Quá bất ngờ, con trai chị này cũng rất muốn đi Anh theo con đường nói trên. Mà cần phải có hơn 1 tỷ mới đi được. Do số tiền qua lớn nên đang tìm cách sang Đức trước, rồi tính sang Anh sau, cho rẻ hơn. Đang chờ họ báo, là đi…
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Người ta đi nhiều lắm, bao nhiêu năm rồi. Chị kể rất thản nhiên. Có những người đi 2,3 lần không thành. Về, lại tìm cách đi tiếp, bày cho nhau cách trả lời khôn ngoan hơn khi gặp cảnh sát, để đi bằng được.
Nam sang đó chủ yếu đi trồng cần sa, còn gọi là trồng cỏ. Có khi trồng đến vụ thu hoạch bị vào cướp sạch. Nhiều khi là người VN cướp của nhau. Người sang trước làm thuê, khi tích cóp đủ tiền họ tự trồng và thuê người mới sang làm cho mình.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

VN là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới cho những ai?

Tôi đã nhiều lần bình luận trên Blog này, VN không phải là nơi làm ra tiền mà chỉ là nơi chia tiền. Mặt khác, người nước ngoài được Nhà nước và người VN đề cao quá mức, được coi là chuyên gia, là bề trên, nên được ưu ái khi chia tiền; bởi vậy họ cảm thấy rất hạnh phúc khi kiếm tiền ở VN. Tiền ở đâu ra mà chia ? Từ bán cạn kiệt tài nguyên rừng biển, hầm mỏ, đất đai, tới vay ODA bằng mọi giá, huy động FDI và nhiều nguồn tiền nước ngoài khác cũng bằng mọi giá, tới vài chục tỷ đô la mỗi năm từ kiều hối và xuất khẩu lao động, và nhất là từ bóc lột công sức lao động của dăm chục triệu dân lao động nghèo, những người đang trực tiếp đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong các nhà máy, đồng ruộng hay trên các vỉa hè đô thị. Các dòng tiền này chạy qua ngân sách nhà nước hoặc dưới sự giám sát của nhà nước và trong quá trình chạy đó, người ta chia nhau; ai mạnh, ai có quan hệ tốt với quan chức nhà nước thì kiếm được nhiều.
Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới cho những ai?
RFA 2019-10-28 - 
Đồng lương của Việt Nam hiện nay không phải là lương, mà là ‘bất lương’. Cứ tưởng tượng lương của những cán bộ với mức lương từ 15 đến 20 thì làm gì có thể xây những biệt thự, lâu đài nguy nga? Và như thế tức là họ ăn cướp. Giống như trong gia đình có một cái chăn hẹp mà kéo về phía người mình thì người khác lạnh. Bây giờ kiểu như vậy. Bọn quan chức từ trong Trung ương Đảng cho đến Chính phủ, cho đến Quốc hội, cho đến Bí thư, cho đến giám đốc ở các tỉnh có thể nói rằng là ‘cả đám ăn cướp trắng trợn của dân, của nước’ - Ông Nguyễn Khắc Mai nói.

Người nước ngoài tại một sự kiện
 trong ngành địa ốc ở Việt Nam.
Một khảo sát Expat Insider, do mạng lưới InterNations thực hiện vừa công bố trong hạ tuần tháng 10 cho thấy Việt Nam đứng đầu thế giới về tiêu chí tài chính cá nhân, khi 4/5 người nước ngoài (tương đương 81%) sống và làm việc ở nước này hài lòng với tình trạng tài chính. Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia xoay quanh thông tin vừa nêu cũng như tìm hiểu liệu Việt Nam có phải là nơi dễ kiếm tiền nhất thế giới cho chính những công dân của nước này hay không?

Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước

Các đại gia và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.” “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk. Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ. Ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”. Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.”
Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước
Gần đây nhiều bài viết trên mạng đã phần nào bóc trần bản chất của bộ phận thượng tầng doanh nhân Việt, đó là tư bản hoang dã làm giàu trên sự cướp đoạt đất đai của nhân dân. Đó là một tội ác mà thể chế không thể không có lỗi từ chính sách sở hữu đất đai nhà nước của nó.

Các tỉ phú Việt Nam
Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các ngân hàng phải ôm những khoản nợ xấu lớn. Và “giới siêu giàu ngày càng đông – nợ công Việt Nam ngày càng lớn” đó là khẳng định của nhà nghiên cứu cao cấp tại Bộ Công Thương ông Phạm Tất Thắng.

CA ‘canh nhà người nghi là nạn nhân container ở Anh'

Sống ở VN mình thấy buồn và phản cảm nhất là đi đâu cũng thấy công an. Không chỉ ở trên các đường phố mà tại cả các trụ sở nhiều cơ quan, doanh nghiệp. CA làm bảo vệ luôn cho rất nhiều ngân hàng thương mại. Sáng và chiều nào cũng thấy ô tô chở tiền đến và đi cho các phòng giao dịch của các ngân hàng, trong xe nhất định phải có CA. Trong khi đó như các bạn đều thấy, ở nước ngoài, kể cả tại các nước Đông Nam Á quanh ta, tìm mỏi mắt mới thấy một anh công an. Tại sao lại có sự khác nhau khủng khiếp như vậy ? Tôi không phản đối lực lượng CA, họ có vai trò rất quan trọng trọng việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội, nhưng cái gì cũng có hai mặt tốt xấu; do đó số lượng CA cũng chỉ nên vừa phải và quan trọng hơn, cũng nên kín đáo hơn. 
Công an Nghệ An ‘canh nhà người nghi là nạn nhân trong xe container ở Anh'
Ben Ngo 2019-10-29 - 
Hôm 29/10, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, đi thăm gia đình anh Nguyễn Đình Tứ, chị Bùi Thị Nhung, cùng ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và gia đình anh Nguyễn Văn Hùng và anh Hoàng Văn Tiếp cùng ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là bốn trong số các gia đình đang lo ngại con mình có mặt trên chuyến xe định mệnh ở Anh Quốc. Sau chuyến thăm, trả lời RFA, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục nói: “Khi tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Đình Tứ ở xóm Phú Xuân thì thấy một vị công an đang ở đó cùng mấy đoàn nhà báo Báo Lao Động cùng một số khách đến thăm. Tôi thấy vị công an này đem máy điện thoại ra quay, chụp ảnh từng người. Khi mà tôi hỏi tại sao anh lại quay và chụp ảnh, thì anh ấy nói ‘tôi là công an thì tôi có quyền’. Anh ấy nói với giọng rất là hách dịch.”

Gia đình Bùi Thị Nhung đã lập bàn thờ cho cô vì tin rằng cô nằm trong số 39 nạn nhân trong chuyến xe định mệnh đến Anh, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục cung cấp.

Ông Trọng sẽ nghỉ hay tại vị ở Đại hội đảng 13 ?

Thời đi làm, mình hay gặp bác Trọng tại các kỳ họp Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, khi đó bác làm Chủ tịch Quốc hội. Thấy bác nhỏ người, chậm chạp, nói năng từ tốn (thực chất là chậm) nên mình nghĩ bác không phải dạng người khỏe. Mình cũng biết bác giống bác Trương Tấn Sang ở điểm rất ghét Ba Dũng, thỉnh thoảng bác có những câu mỉa mai Ba Dũng ngay giữa hội trường,... Do đó, mình rất ủng hộ bác làm Tổng bí thư khóa 11 để loại trừ được Ba Dũng. Mình cực kỳ ghét thằng này. Tuy nhiên, nhìn cách bác đấu với Ba Dũng thấy rất thương bác. Để loại trừ được Ba Dũng, bác đã tiếp tục ở lại làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2 khi tuổi đã 72, điều này làm mình rất lo cho bác. Trên Blog này, nhiều lần mình đã cảnh báo với sức khỏe và tuổi tác như thế, với cường độ làm việc căng thẳng như thế (1 đít 12 ghế lớn) thì nguy cơ đột quỵ và tử vong của bác rất cao; loại trừ được Ba Dũng rồi thì bác nên rút dần khỏi các chức vụ và nghỉ hưu đi, lo đốt lò tiếp để làm gì. Mình không ưa ông Võ Nguyên Giáp vì nhiều việc trong đó có việc ông khiếp sợ trước bộ tam quyết định mọi việc của đất nước thời ông đương chức là Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ. Nhưng mình đồng ý với các bạn mình là nhờ sống an phận (thờ chữ NHẪN), ông Giáp là người chiến thắng cuối cùng vì ông thọ nhất, 103 tuổi (1911-2013), trong khi ông Duẩn chỉ thọ 80 tuổi (1907–1986), bằng cụ Hồ (1890-1969), Trường Chinh 82 tuổi (1907–1986) và Lê Đức Thọ 80 tuổi (1911–1990) vì người ta thường nói tiêu chí so sánh quan trọng nhất là tuổi thọ. Bác Trọng nên học tập ông Giáp về việc này, kẻo thời nay làm lãnh đạo to như thế mà thọ chưa bằng các ông thời cụ Hồ thì kém quá. Gương đột tử khi đương chức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang sờ sờ ra đó. Trong lịch sử cận đại VN, chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần khi đang đương chức nhưng đây là cha già dân tộc, là anh hùng lập quốc nên được quyền làm Chủ tịch suốt đời thì không tính. Bác đừng để lịch sử thế giới phải ghi thêm một kỷ lục mới: VN vô địch vì trong một nhiệm kỳ có tới 2 chủ tịch nước đương chức tử vong.
Khả năng ông Trọng sẽ nghỉ hay tại vị ở Đại hội đảng 13 ‘là 50-50'
Ben Ngo 2019-10-28 - Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói: “Ông Nguyễn Phú Trọng thì người ta bình luận rằng ông nửa muốn đi nửa muốn ở. Nhưng mà tôi xem tình hình, thấy ông ấy hơn 75 tuổi rồi, sức yếu như thế. Mà nếu ông cố tình ở lại thêm nữa thì ông ấy vi phạm hai điều, mà chắc là không dám.” “Điều thứ nhất là có chỗ nào đấy quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Cái điều ấy chưa được sửa. Thế thì ông Trọng cũng không dám vi phạm. Nếu ông vi phạm thì phải vận động sửa cái điều ấy đã. Nhưng đến bây giờ tôi chưa thấy có ý tưởng nào như thế.” “Cái thứ hai là ông ấy tỏ ra là yếu rồi, bệnh tật rồi. Ông ấy tham dự chỗ này chỗ kia chứ không thấy có sinh khí. Nhiều cái không thấy ông ấy tham gia. Hay ví dụ có những điều quan trọng thì ông ấy ra nói cũng thều thào lắm rồi. Thế thì sức khỏe chắc không bảo đảm. Vì thế tôi chắc rằng ông ấy cũng phải tự nguyện thôi thôi, không dám làm thêm nhiệm kỳ nữa đâu.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng 
phát biểu trước quốc hội hôm 2/11/2018
Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng 10, khả năng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực hiện chuyến công du đến Mỹ “trong tháng 10/2019” như dự báo trong thời gian qua xem như không còn nữa. Bàn về khả năng ông Trọng nghỉ hay tiếp tục tại vị ở Đại hội 13, một nhà quan sát nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng: “Bây giờ hãy còn hơi sớm để đưa ra nhận định cuối cùng nhưng mà theo tôi hiểu, thì khả năng vẫn là 50-50 vì chưa có sự thống nhất ở các cấp cao về vấn đề này”.

Cuộc vượt biên của một người Việt vào châu Âu

Bị trục xuất trở về quê, anh Lục cùng vợ mở quán giải khát. Nhớ lại quãng thời gian vượt biên làm việc ở châu Âu, anh nói giờ được cho hàng trăm nghìn USD, cũng không dại gì tha hương đổi đời bất hợp pháp nữa. "Như vậy là quá đủ. Tôi cảm thấy giữ được mạng sống là may rồi", anh nói. Đoạn này hay, nhưng tôi nghĩ nên so sánh hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Năm 2003 anh Lục mới 30 tuổi, rất khỏe mạnh nhưng hoàn toàn tay trắng, có vợ và một con nhỏ, thấy một số nhà trong làng khấm khá nhờ người thân "vượt biên", Lục cũng ấp ủ mong muốn đổi đời.... Áp lực và sức trẻ như thế nên anh ra đi. Điều này rất lô gíc. Còn bây giờ, anh đã 46 tuổi, sức yếu rồi, lại có tiền tích lũy từ thời lao động ở nước ngoài, có quán giải khát... thì anh không dại gì tha hương đổi đời bất hợp pháp nữa cũng là rất lô gíc. Cá nhân tôi, nếu vào hoàn cảnh như anh và nhiều người nghèo không có tương lai khác, thì có thể tôi cũng theo con đường của anh. Tuổi thơ của tôi trôi qua trong nghèo đói dù ông bà nội ngoại của tôi đều là địa chủ, tư sản (và bị đánh trong cải cách)), nên tôi rất căm thù nghèo đói. Tuy nhiên, nhờ may mắn được sống ở thủ đô, được học hành, nên tôi chọn con đường kiếm tiền từ cố gắng học tập và ra nước ngoài theo con đường hợp pháp. Hoàn cảnh của anh Lục và nhiều người nghèo khác không thể so sánh được với tôi nên việc họ chọn con đường vượt biên bất hợp pháp cũng là bắt buộc.
Cuộc vượt biên của một người Việt vào châu Âu
Vay 5.000 USD nộp cho người môi giới, anh Lục nhận được lời hứa có cuộc sống tốt ở Đức mà không ngờ sắp nếm trải đòn roi, cướp bóc, tù tội. "Đó là một hành trình cực khổ, kéo dài cả năm, suýt phải đánh đổi bằng tính mạng", anh Lục (46 tuổi, trú thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) kể với VnExpress về chuyến xuất ngoại sang châu Âu vào năm 2003.
Anh Lục kể về cuộc vượt biên. Ảnh: Đức Hùng
Khi ấy, anh Lục 30 tuổi, có vợ và một con nhỏ. Thấy một số nhà trong làng khấm khá nhờ người thân "vượt biên", Lục cũng ấp ủ mong muốn đổi đời. Anh bàn với gia đình vay 5.000 USD nộp cho người môi giới địa phương để "làm hộ chiếu bay sang Nga theo diện du lịch ba tháng để sang Đức".

Người đi xuất khẩu LĐ đang bị bóc lột khủng khiếp

Đây là điều mình nghĩ và đã viết. Các bên hợp tác bóc lột thậm tệ người đi xuất khẩu lao động.
Người xuất khẩu lao động đang bị bóc lột khủng khiếp
Fb Trần Quốc Quân - Hôm qua trên trang FB Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan mà tôi là Admin có một công ty dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động Việt Nam đăng quảng cáo tuyển lao động thợ hàn sang Ba Lan làm việc, trong đó có ghi lương cầm tay (sau khi đã trừ thuế thu nhập và bảo hiểm) tương đương 28 triệu VNĐ/tháng.Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
Ngay trong phần comment phía dưới có mấy người tự nhận là công nhân hàn cũng đi theo dạng xuất khẩu lao động, hiện đang làm việc tại một nhà máy đóng tàu của Ba Lan bình luận đầy phẫn nộ: "Lừa đảo đấy, lấy đâu ra lương 28 triệu VNĐ/tháng, chỉ 17 triệu VNĐ/tháng thôi, tôi người thật việc thật đang là thợ hàn làm việc ở Ba Lan đây."

CUỘC DI DÂN KHÔNG CÓ HỒI KẾT

Còn chế độ cộng sản thì người dân còn bỏ nước ra đi. Nghèo đói, mất nhân phẩm, mất nhân quyền thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì ? Sống vật vờ, không thấy tương lai thì sống cũng bằng chết. 1, 2, 3 năm trôi qua, thấy chịu đựng mãi không thể chấp nhận được, nhìn con cháu ông bà khổ thế, trong khi hàng xóm (quan chức và các gia đình có người đi lao động ở nước ngoài) sung sướng thế... thì phải quyết mà đi thôi. Chấp nhận thua xanh cỏ, thắng đỏ ngực. Người VN trải qua nhiều chiến tranh nên không còn biết sợ chết.
CUỘC DI DÂN KHÔNG CÓ HỒI KẾT
Fb Chinh Bui - Lại một vụ bắt được người Việt nhập cảnh trái phép gần Dresden. Cảnh sát CHLB Đức lại vừa bắt giữ 17 người Việt nam được nhét trong 3 chiếc xe chở lậu vào Đức.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và giày
Vào chiều và tối thứ 2, ngày hôm qua trong khi kiểm tra trên xa lộ A17, cảnh sát liên bang đã tóm được cả thảy 17 người Việt nam, tất cả đều được đưa lậu vào Đức. Hai thanh niên VN được nhồi trong thùng một chiếc xe Minivan mang biển số Séc. Năm người khác ngồi cùng một lái xe 31 tuổi người Ucraina trên chiếc xe mang nhãn hiệu Kia - Kết thúc hành trình của một chuyến đưa lậu người vào Đức.

GÓC NHÌN CỦA MỘT “THÙNG NHÂN”


GÓC NHÌN CỦA MỘT “THÙNG NHÂN”
fb Võ Hồng Ly ... Mình đi 1 tháng, con đường đi là bay từ Việt qua Nga , xong tập trung ở một nơi nào đó ở Nga và di chuyển sang biên giới Latvia , ở đó 14 người sống trong một ngôi nhà bỏ hoang trong rừng thời tiết lạnh , ngôi nhà sau khi Tây chở đến và bỏ vào đó khoá cửa lại . Ăn ngủ ỉa đái trong nhà đó, nước đánh răng ko có thì đừng nói tắm. Mỗi ngày nó vác cho xô mì tôm, nó bỏ vào xô sơn ấy . Lúc đầu nó cho mấy cái bát tiện lợi để ăn. Ai cũng nghĩ ngày nào cũng thế . Ăn xong vứt hôm sau nó chỉ mang cho xô mì tôm , thế là ko có bát ăn , bèn đi tìm lấy lại hoặc cắt vỏ chai nhựa làm bát . Ăn xong mỗi người làm vốc bécberin uống .

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và đám đông
Ở trong nhà đó gần 2 tuần , mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đói rét hôi thối vì sinh hoạt trong cái nhà tồi tàn . Xong được nó chỉ đến nơi mới chả biết ở đâu . Được tắm nhưng ko có nước nóng. Lạnh buốt da thịt, ăn mì tôm bánh mì , đêm đó nó cho 1 tốp 7 người đi vượt biên sang nước khác trong đó có mình , mới đầu nó cho ngồi xe xong gần biên giới xuống đi bộ lội qua đâm lầy, bùn lút ngang người bơi trong bùn với cái bụng đói rét lạnh , kiệt sức anh em đi cùng dìu nhau . 

Vì sao em tôi chết ?...

Mỗi người phải bỏ ra nước ngoài kiếm sống đều một khoản đầu tư của cả gia đình, thậm chí của cả gia tộc. Ra đi để tạo cơ sở giúp những người trong gia đình, gia tộc đi tiếp. Vậy nên một khi đã ra đi, ít người nào dám nghĩ chuyện quay đầu trở lại. Quay trở lại là thất bại. Thất bại bao giờ cũng đi liền với mặc cảm có lỗi. Lời xin lỗi của Phạm Thị Trà My được lặp đi lặp lại cùng với lời yêu thương dành cho bố mẹ. Em xin lỗi, nhưng nói cho cùng đó đâu phải là lỗi của em. Nói cho cùng, trong thảm trạng xảy ra cho em, và cho nhiều người trẻ khác nữa, có thật sự em là người có lỗi không ? Ai mới thật sự là người cần phải xin lỗi ? 
Vì sao em tôi chết ?...
Cao Gia An (*) - Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức. Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai. Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch. Văn hoá Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…Image result for Phạm Thị Trà MyEm là ai ?
Suốt mấy ngày nay tấm hình và bức ảnh chụp tin nhắn của em liên tục xuất hiện trên trang nhất của những tờ báo lớn nhất nước Anh và cả Châu Âu. Em có một ánh mắt biết nói, một gương mặt dễ nhìn. Vành tai em cài một bông hoa sứ trắng. Người Châu Âu bàn luận: em có một gương mặt thiên thần, nhưng sao lại phải gánh chịu một số phận khắc nghiệt đến vậy?

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?

Trong những bi kịch thùng nhân kia thì chính quyền phải có lỗi tới 70 hay 80%. Không ai sinh ra đời lại muốn đi kiếm sống bằng con đường chui lủi đầy rủi ro nếu như họ có thể tìm được một công việc tốt ở nhà.
Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai? 
1. Vì sao Trà My đi?
Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”

Kể đến đấy ông Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

(3) Phụ nữ VN trong địa ngục trần gian

Chị Kim Anh tỏ ra mất lòng tin: “Ở bên này nếu đúng là người Đức thực sự, người ta không bao giờ ăn của hối lộ như thế nhưng ở Việt Nam mình còn trắng trợn gấp nghìn lần. Nói chung, Việt Nam mình em cũng biết, ăn tiền xong là hết việc. Đen thành trắng, trắng thành đen. Việt Nam mình là thế. Có tiền là xong cả.” Có lẽ chính những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho các đường dây buôn người hoạt động dễ dàng và công khai. Những chân rết của nó vẫn cứ sống khỏe và ngày càng giàu có nhờ nguồn tiền tính bằng đô-la chảy vào túi từ máu, nước mắt và mồ hôi của người lao động nghèo. Vậy, công lý nằm ở đâu?
Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 3)
Đa số phụ nữ bị hãm hiếp, đối xử tàn tệ, thậm chí có những người phải bỏ mạng nơi đất khách. Trong khi đó, những kẻ buôn người vẫn tiếp tục làm tiền và mở rộng mạng lưới chân rết khắp Đông Âu và châu Âu. Đa số khách hàng của mạng lưới buôn người là người ở miền Bắc và miền Trung, đặc biệt đến từ các vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Các tỉnh có nhiều nạn nhân nhất phải kể đến là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Hải Phòng.

Những người di cư đang chờ ở ngoài cảng Ouistreham,
 gần Caen, miền tây bắc Pháp hôm 30/10/2017
Đường dây nhiều chân rết
Thông thường, nạn nhân tiếp xúc với đường dây qua một người môi giới tại địa phương. Những người này móc ngoặc với một số công ty du lịch và công ty tư nhân để lo giấy tờ cho các nạn nhân dưới hình thức đi tìm hiểu thị trường kinh doanh hoặc đi du lịch. Chi phí cho chuyến đi lao động trong khoảng 8.000 – 25.000 USD, tùy theo… lương tâm của người môi giới. Chị Kim Anh cho biết chị phải trả 14.000 USD cho chuyến đi của mình. Chị Hạt may mắn hơn khi chỉ phải trả hơn một nửa số tiền trên.

(2) Phụ nữ VN trong địa ngục trần gian

Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 2)
Bảy người đi mà mỗi người đến từ mỗi hướng nên chị cũng chẳng biết, có điều ba người chính thức từ Việt Nam là chị, chị Thê với anh Vinh. Hai người nớ chết rồi, còn một mình chị là sống. Nhưng dù khó thế nào, chị vẫn thấy mình may mắn hơn khối người khác. Chị biết có người đã bị nhét nhầm vào một chiếc xe chở hàng đông lạnh. Đến khi chủ xe phát hiện ra, nạn nhân đã chết từ bao giờ. Lại cũng có người vì phải vùi trong tuyết và đá lâu ngày, bàn chân thối rữa, không còn cả chân để mà đặt lên vùng đất mơ ước.

Chị Hạt
"Đóng xe"
Đối với các nạn nhân của đường dây buôn người, được gọi đi “đóng xe” là xem như bước sang một chặng đường mới với những hy vọng mới. Tùy vào cung đường và quy mô của đường dây mà cách đóng người vào xe sẽ khác nhau. Vẫn giọng đều đều, chị kể cách chị được vận chuyển giữa những chặng đường đến Pháp.

(1) Phụ nữ VN trong địa ngục trần gian

Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 1)
Đã qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người. Nhân câu chuyện về 39 người thiệt mạng trên chiếc xe container vào Anh, mời quý vị xem lại một phóng sự đã thực hiện trước đây về nạn buôn người từ Việt Nam vào Châu Âu. (RFA)
Những bó hóa tưởng niệm những người thiệt mạng trên
chiếc xe tải khi vượt biên vào Anh hôm 23/10/2019
Bước chân vào địa ngục
Tình trạng buôn người tưởng đã lùi vào dĩ vãng vẫn xảy ra tại Đông Âu và châu Âu, nơi những phụ nữ Việt phải đánh đổi danh dự, tiền bạc và thậm chí cả sinh mạng cho đường dây khủng khiếp mà phóng viên Khánh An của đài chúng tôi phát hiện qua lọat bài phóng sự sau đây về những địa ngục trần gian ấy. Điều kiện đầu tiên mà tôi phải chấp nhận để được nghe chị kể một phần câu chuyện của đời mình là thay đổi tên của chị.

Phản đối kéo dài đường sắt Cát Linh - HĐ 20km?

Tôi hoàn toàn phản đối dự án phi lý này. Bản thân tuyến đường hiện nay vừa kém chất lượng, không an toàn, vừa không có mỹ quan, và quan trọng hơn là về kỹ thuật không phù hợp với các nhà thầu khác ngoài Trung Quốc. Do đó nếu kéo dài, sẽ lại nhà thầu Trung Quốc thi công; điều tồi tệ cho nhân dân sẽ được nhân thêm 3 lần. Tôi đồ rằng ý định này do những kẻ thân Tàu hay Hán gian đề xuất, dư luận cần rất cảnh giác. Đối với tuyến đường sắt này, chỉ nên dừng ở đây và chấm dứt ngay hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc đối với tất cả các dự án đường sắt nội đô khác.
Có nên kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km?
“Cát Linh – Hà Đông đã là một sự ô nhục, mà họ trên sự ô nhục để kéo dài thì có khi ô nhục lại tăng lên. Cái đó nếu tận dụng đường ray mà đổi được thiết bị cho phù hợp, hay loại tàu hiện đại để tốc độ tăng lên, rồi điều hành giảm người đi thì tốt, chứ dựa trên tồi tệ để phát triển thì dân khổ sẽ khổ gấp đôi”. “Việc nối dài đường sắt Cát Linh – Hà Đông thêm 20km, tuy chỉ mới là đề xuất, nhưng theo tôi là bất hợp lý. Vì bản thân nhà thầu làm đã bê trễ, đội vốn, chất lượng và hiệu quả chưa đánh giá mà bây giờ lại tiếp tục là không được. Đề nghị ấy là không nên. Nhưng tôi tin quốc hội sẽ không thông qua đâu. Bản thân cung đường ấy còn chưa hoàn thành được, còn kéo dài, thất thoát, kém hiệu quả…”
Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 2019, truyền thông trong nước đưa tin Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đường sắt. Trong báo cáo, hàng loạt tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM sẽ được đầu tư kéo dài.

Kênh đào Kra: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Năm 1883, Bá tước Bertrand-Francois Mahé de La Bourdonnais, một sĩ quan hải quân Pháp và quản trị viên tại Công ty Đông Ấn Pháp, đã ủng hộ một kênh đào Kra với mục tiêu thúc đẩy lợi ích thương mại của Pháp ở Đông Dương. Bourdonnais dự tính rằng một khi kênh đào được hoàn thành, một Sài Gòn do Pháp kiểm soát sẽ vượt qua một Singapore do Anh điều hành để trở thành khu cảng quan trọng nhất Đông Nam Á. Nhằm bảo vệ lợi ích thương mại của mình trên Bán đảo Malay, Anh đã phản đối kênh đào và buộc các quốc vương và chính phủ Thái Lan liên tiếp bác bỏ đề nghị của Pháp.
Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng
TGiới thiệu: Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Những người ủng hộ kênh đào chỉ ra các lợi ích kinh tế và chiến lược mà Thái Lan sẽ nhận được. Họ lập luận rằng việc xây dựng kênh đào dài 100 km và cơ sở hạ tầng công nghiệp liên quan như cảng, nhà máy sản xuất và nhà máy lọc dầu, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn công nhân Thái Lan, kích thích nền kinh tế (đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái), và về lâu dài sẽ tạo ra doanh thu từ hoạt động thu phí quá cảnh. Về mặt quân sự, kênh đào sẽ cho phép hải quân Thái Lan di chuyển tàu nhanh chóng từ bờ biển phía bên này sang bờ bên kia trong lúc nguy cấp. Không chỉ vậy, kênh đào Kra còn mở ra một tuyến đường nhanh và tiết kiệm hơn giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông, từ đó đưa đến một giải pháp thay thế khả thi cho Eo biển Malacca ngày càng quá tải và “bị quấy phá bởi hải tặc”.

Cần tập quen với ‘văn hóa kiện’

Chúng ta, những dân thường, đừng sợ và không nên tự xem mình là “con kiến” khi đi kiện “củ khoai” với chính quyền. Hãy tập quen đi kiện và hãy cùng đi kiện. Trong cái không gian eo hẹp được quy định trong một xã hội với thiết chế độc tài phi dân chủ, hãy tận dụng tối đa quyền hạn công dân ít ỏi được ghi trong Hiến pháp để đi kiện mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm hại.
Cần tập quen với ‘văn hóa kiện’
Dù gần như không thể trông chờ công lý được thực thi và đáp trả ở chính quyền nhưng buộc chính quyền phải biết thừa nhận sự tồn tại của “công chính” mới là yếu tố cốt lõi để chính quyền có thể tồn tại là điều người dân có thể làm được. Trong thực tế, người dân luôn mạnh hơn, trừ khi họ “nhường” sức mạnh cho chính quyền. Bất luận người dân ở “thế yếu” như thế nào, họ vẫn có thể làm chính quyền yếu hơn nếu họ cùng lên tiếng và cùng phẫn nộ, ít nhất là trên những đơn kiện, để công lý được trả lại mà không phải tự an ủi với nhau về cái chuyện “trách nhiệm thuộc về ai”.
Bản tin trên tờ San Diego Union Tribute
Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) vừa chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…

Vụ 39 người chết: Tiếc thương nhưng cũng tranh cãi

Tôi không ủng hộ cũng không phản đối những người bỏ nước ra đi bằng con đường bất hợp pháp thế này. Đó là lựa chọn của họ, và tôi rất tôn trọng. Người ta vẫn nói ở VN nếu biết đi thì cả cột điện cũng đi, huống chi họ là con người. Chắc chắn họ và gia đình họ đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định chứ không phải bị các nhóm tội phạm lừa. Thực tế họ đã chứng kiến rất nhiều trường hợp thành công, thậm chí số đông hay đa số đã thành công; sau vài năm ra nước ngoài kiếm sống đã trở thành giầu có. Do đó, nếu không đi thì nghèo đói mãi, cuộc sống bị áp bức, bất công cứ tiếp tục mãi đối với đời họ rồi con cháu họ; nên sau khi suy nghĩ rất nhiều họ mới quyết định ra đi. Nhiều người cho rằng với số tiền tỷ bỏ ra để đi, sao họ không đầu tư làm ăn tại VN. Tôi cho rằng nếu họ vay mượn để đầu tư, sẽ không ai cho họ vay mượn số tiền này; còn nếu họ bán nhà cửa đất đai ông cha để lại để đầu tư thì hầu như họ sẽ bị mất hết vì họ không biết kinh doanh. Có lẽ họ cũng nghĩ như vậy nên mới chọn con đường ra đi  làm thuê để kiếm tiền, đổi đời đầy may rủi thế này. Rất thông cảm và thương xót họ. Mong người Việt ủng hộ họ.
Vụ 39 người chết: Nhiều người tiếc thương nhưng cũng tranh cãi
29 tháng 10 2019 - Ginkgo Biloba: Nếu các bạn sống trong hoàn cảnh của những người cần phải đi trong container như vậy thì mới hiểu. Họ biết kết quả hên xui và chấp nhận đánh đổi và thử thách. Đừng nói chuyện phạm luật với người muốn thay đổi cái nghèo đã theo họ mấy đời rồi.
Pham Thi Tra My and Nguyen Dinh Luong
Nhiều người bày tỏ sự thương xót đau đót khi biết tin có khả năng có người Việt trong 39 nạn nhân trong chiếc xe tải đi đến Essex, Anh Quốc. Vụ việc 39 thi thể được phát hiện chết ngạt trong một chiếc xe tải ở Anh Quốc cùng với ngày càng nhiều gia đình Việt nghi ngờ người thân của họ trong danh sách nạn nhân xấu số, khiến cho dư luận Việt Nam thương xót, đau đớn, và vô cùng bối rối trong nhiều ngày qua.

(3) Dân rơm trồng cỏ: Bà trùm Lê Thị Phương Mai

Dân Rơm trồng Cỏ: Gỡ bảng số Giang hồ trên đồng cỏ Quốc tế
Nguyễn Hồng Lam - DÂN RƠM TRỒNG CỎ - KỲ III: GỠ BẢNG SỐ GIANG HỒ TRÊN ĐỒNG CỎ QUỐC TẾ - NHL - Đau xót, cảm thương cho số phận của các nạn nhân là đồng bào của mình không có nghĩa là tìm cách biện hộ cho hành vi, sai lầm của họ. Rất nhiều bạn đọc, cả trong và ngoài nước, cả trí thức lẫn bình dân đều tỏ ra rất giận dữ, nếu ai đó tỏ ý phản đối, không đồng tình với cách ra đi và rơi vào thảm kịch của các nạn nhân. Mặc định, họ xem tất cả những người nhập cư chui là "người tị nạn", hàm ý xem họ như những nạn nhân của thể chế, của đời sống chính trị - kinh tế đã "quá tệ hại" ở trong nước. Và do đó, ra đi, bất kể bằng con đường nào, bất kể nhằm mục đích gì cũng được coi là lựa chọn duy nhất, là "tị nạn", không thể khác. Ai không cùng cách nhìn, họ sẽ ném đá không thương tiếc, gán cho đủ loại tính từ tệ hại nhất, bất chấp mọi lý lẽ.

Chủ nghĩa vị tha ủy mị sặc mùi dân túy ấy lấn át lý trí, cần phải xem là một sai lầm, bởi nó đang biện minh và phần nào cổ súy cho một xu hướng sai trái, một vấn nạn. Nó sẽ dẫn nhiều người Việt đến gần hơn với các thảm họa nhân đạo. Nó làm ngơ, a tòng để một bộ phận người Việt nhập cư chui trở thành vấn nạn đe dọa sự bình an, thách thức luật pháp của nhiều quốc gia khác.

Di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành

Việc để người dân phải bỏ nước ra đi là trách nhiệm của chính quyền. Không thể cứ xem những bi kịch như vụ 39 người tử nạn trên xe tải ở Anh và rất nhiều vụ việc bi thảm khác là những chuyện đáng tiếc đối với chính quyền như đã thường xuyên diễn ra. Để chấm dứt thực trạng này, điều quan trọng nhất vẫn là phải phát triển một xã hội dân chủ, văn minh, tôn trọng quyền con người, cải thiện đời sống, tạo cơ hội phát triển và giảm bất bình đẳng xã hội ngay tại Việt Nam. Đây chính là trách nhiệm quan trọng nhất của chính quyền, nhưng dường như các quan chức hàng đầu của chính quyền vẫn không nhận ra điều đó.
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Lê Viết Thọ - Những người di cư Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền lớn để có thể đến Anh, có thể lên tới 33 ngàn bảng Anh. Khảo sát của AAT (tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ và có hoàn cảnh khó khăn) cho thấy, những người di cư bị bắt quay về Việt Nam có mức sống trung bình, thậm chí một số gia đình có thể được coi là giàu có. Họ có nhà cửa khang trang, thậm chí ô tô hay sở hữu một doanh nghiệp, và có thể bỏ tiền ra cho con đi học ở Úc. Chỉ 10% hộ gia đình thực sự nghèo ở khía cạnh, họ không có nhà, sống cùng các thành viên khác trong gia đình hoặc nhà của họ đã bị chủ nợ xiết.
Một phụ nữ Yên Thành đứng bên cạnh một ngôi
nhà đang xây, giấc mơ đổi đời của nhiều người.
Vụ phát hiện 39 thi thể trong chiếc container ở Essex (Anh) mà trong đó có nhiều người Việt Nam đang dấy lên những hồi chuông báo động về tình trạng lao động di cư bất hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Số liệu trong báo cáo 'Precarious Journey' (tạm dịch: 'Hành trình chông gai') của Ecpat UK, Anti-Slavery International và Pacific Links Foundation cho thấy, các năm từ 2009-2018, riêng tại Anh, đã có 3.187 người lớn và trẻ em Việt Nam được xác định là nạn nhân của nạn buôn người.

Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của người VN

Cần thông tin liên tục về vụ này để tưởng nhớ những người đã mất vì phải bỏ nước ra đi và để chính quyền không thể thờ ơ mãi với tình trạng bị thảm này. Năm nay, Việt Nam đã bị hạ xuống bậc thứ hai, trên Danh sách các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người, trong hệ thống ba bậc của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị hạ xuống bậc này kể từ năm 2012.
Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam
Jonathan Head - Nỗi tuyệt vọng dâng trào trong ngôi nhà nhỏ khiêm tốn của anh Lê Văn Hà, ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khi người thân ngày càng phải chấp nhận điều mà họ không muốn tin là sự thật, rằng Hà có thể là một trong 39 thi thể tìm thấy trong container ở Essex. Bà của Hà thẫn thờ nhìn vào khoảng không, dấu mặt vào đôi bàn tay. Còn vợ anh, ngồi lặng yên, nhất định không ăn thứ gì, mặc mọi lời nài nỉ. Cha anh, ông Lê Minh Tuấn, ôm người cháu trai còn rất nhỏ, và chỉ khóc trong nỗi tuyệt vọng.
Ông Lê Minh Tuấn, cha Lê Văn Hà, 30 tuổi, người được cho là nằm trong số 39 nạn nhân trong chiếc xe tải ở Essex. Chuyện của Hà là câu chuyện điển hình của một chàng trai trẻ, từ một vùng quê nghèo làm nông nghiệp ở Việt Nam.

Người Rơm

Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa. Nhân loại, xem chừng, đã oải. Không ai còn đủ kiên nhẫn và bao dung với những kẻ khốn cùng, (không vốn liếng, không ngoại ngữ, không nghề nghiệp, không cả một mảnh giấy tùy thân) cứ tiếp tục đến mãi từ một xứ sở… Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc!
Người Rơm
FB Tưởng Năng Tiến – Thống kê từ Cơ quan chuyển tuyến quốc gia Anh, năm 2018 là năm thứ 03 liên tiếp người Việt nằm trong top 03 nước có tổng số người được chuyển tuyến với nghi vấn là nạn nhân của buôn bán người và di cư trái phép - Quảng ĐịnhImage result for 39 nguoi chết ở anh
Cuối năm, blogger Hoàng Giang gửi đến độc giả một câu chuyện rất “nhẹ nhàng” và “đáng yêu” ngăn ngắn: “Tôi mới đọc được mẩu tin nho nhỏ, mà chắc chả mấy ai bận tâm, mẩu tin cũng nhẹ nhàng tình “củm” có tựa đề là “How did this Swedish cat turn up in south France?”. Tức là có một chú mèo tên là Glitter sống ở Bromolla, miền nam Thụy Điển mất tích đã 8 tuần. Anh chủ Sammy Karlsson tưởng chừng như sẽ không có hy vọng tìm lại được Glitter nữa thì bỗng dưng vào đúng tuần lễ Thanksgiving, anh nhận được một cuộc gọi từ vùng Nimes tại miền nam nước Pháp hỏi anh về chú mèo lông xù này.

Buồn cho đất nước: Thủy sản ‘tuột dốc’ toàn diện

Bà Nguyễn Thị Nghiệp: “Tỵ nạn môi trường dành cho những gia đình giàu có. Với người nghèo để mưu sinh như vụ án đau lòng về 39 mạng người phải ly hương trong container, tôi nghĩ có nguyên do từ chuyện xả thải như Formosa, như loạt dự án nhiệt điện than của Trung Quốc trải dài bờ biển Việt Nam. Bên cạnh cụm từ ‘thuyền nhân - boat people’, sẽ có ‘container people’. Phải chăng cả hai cụm từ đều có chung điểm xuất phát, là đến từ sự quản trị quốc gia của những người nhân danh chủ nghĩa cộng sản? Quốc hội Việt Nam ở tuần lễ này cần dành ngày nào đó để trả lời câu hỏi mà tôi nghĩ có lẽ cũng là ngờ vực của nhiều người dân hôm nay!”.
Thủy hải sản Việt Nam ‘tuột dốc’ toàn diện
Trúc Giang - Vụ nghi vấn có nhiều người Việt quê ở Hà Tĩnh – nơi có nhà máy thép Formosa xả thải hủy diệt môi sinh - đã tử vong trong container tại Anh quốc, tiếp tục gióng hồi chuông tử thần cảnh báo về nguồn tài nguyên thủy hải sản của biển Việt Nam đang kiệt quệ ngày thêm trầm trọng. Đáng ngại là góp phần ‘hủy diệt’ nguồn thủy hải sản đó còn đến từ nhà chức trách Việt Nam.

Nếu không có những quan chức ‘chống lưng’…
Vụ nhà máy bột ngọt Vedan (Đài Loan) xả thải khiến sông Thị Vải của Đồng Nai giờ đây chỉ còn để dành khai thác các dịch vụ cảng biển. Những hoạt động của ngư dân về đánh bắt thủy sản, ngư nghiệp ở sông Thị Vải hoàn toàn bị xóa sổ. Trong hồ sơ vụ việc Vedan lúc đó, có một cái tên quan chức cấp cao của Đảng – Nhà nước Việt Nam giữ vai trò ‘chống lưng’ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp quốc tịch Đài Loan này: Nguyễn Công Tạn (1935 – 2014).

Sự thật về Người Việt và những trại cỏ ở Anh

Sự thật về Người Việt và những trại cỏ ở Anh
Vy Nguyễn - Vì sao lại là nước Anh mà không phải là một nước Châu Âu nào khác? Và tại sao người Việt ta nhập cư lậu sang Anh để … trồng cỏ là chính mà không làm một nghề nào khác? Trong bài viết hôm nay tôi sẽ kể vài thứ hay ho cho các anh/chị cùng rõ.

I. NGƯỜI VIỆT Ở ANH
Anh quốc – nơi mà những người Việt lớn tuổi hay gọi theo kiểu Pháp là Ăng-lê là một quốc đảo biệt lập với phần còn lại của Châu Âu. Xét về độ lỳ và húng thì ở Châu Âu Anh trên Pháp vài boong. Lịch sử đã chứng minh: Để được ly di vợ cũ và thoải mái cưới vợ mới, Henry VIII chơi một cú vô tiền khoáng hậu: Tự tuyên bố tách ra khỏi hội thánh Roma và lập thành Anh giáo và do vua Anh nắm quyền tối thượng. Anh cũng là quốc gia quân chủ đầu tiên thực hiện cách mạng tư sản triệt cmn để: Lôi đầu Charles Stuart lên đoạn đầu đài, chặt thủ cấp vua không khoan nhượng. Cũng chính một đám tín đồ Thanh Giáo bật lại vua Anh tanh tách như tôm, khiến vua Anh đau đầu lệnh cho chúng cút mẹ hết sang châu mỹ khỏi nghĩ ngợi, để rồi gần 100 năm sau chúng tách hẳn thành một quốc gia Hiệp chủng quốc…

Trời đất ơi, 100% cán bộ chiến lược đạt giỏi, xuất sắc

Tôi vô cùng phản đối chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược để đặt họ vào các vị trí lãnh đạo quốc gia tương lai. Thế thì còn gì là dân chủ, dân quyền nữa. Lãnh đạo không phải là những người tự do ứng cử, được dân tự do bầu cử chọn mà do Đảng chọn và đặt thế này thì chính quyền đâu phải là của dân. Đọc bài này thấy nực cười. Giảng viên giảng dạy lớp học là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; các Bộ trưởng, Ủy viên T.Ư Đảng; những người này thì biết cái gì về tri thức, khoa học thế giới mà giảng dạy. Kết thúc mỗi học phần, học viên viết một bài thu hoạch được hai giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học có uy tín đánh giá độc lập. Kết thúc khóa học, học viên làm đề án tốt nghiệp, tập trung vào những vấn đề có tính thời sự, thiết thực đang cần phải giải quyết ở địa phương, ngành, lĩnh vực mà mình đang phụ trách hoặc công tác... Ối chời, học có 2,5 tháng mà làm đủ thứ thế thì khoa học, chất lượng cái gì... Chỉ khổ cho dân phải đóng thuế nuôi đám quan chức này.
100% cán bộ chiến lược khóa XIII đạt giỏi, xuất sắc khi bồi dưỡng kiến thức mới
Lê Hiệp - 28/10/2019 - 
Sáng 28.10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng (lớp thứ nhất, lớp thứ hai) năm 2019. 100% học viên lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII (lớp thứ nhất, thứ 2) đã đạt loại giỏi, xuất sắc. Trong đó, 15 học viên đạt điểm xuất sắc, từ 9 trở lên.

Các cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII đã hoàn 
thành xuất sắc lớp bồi dưỡng kiến thức mới, Ảnh H.L
Báo cáo tổng kết lớp học, ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, từ ngày 6.8-28.10.2019, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng gồm 95 học viên.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Vụ 39 người chết: Nhiều gia đình Việt lo lắng

Vụ 39 người chết ở Anh: Nhiều gia đình Việt lo lắng
Bao nhiêu người Việt Nam? Ban đầu, cảnh sát hạt Essex cho hay họ tin rằng "cả 39 người trên chiếc xe" là công dân Trung Quốc. Nhưng sang ngày 25/10, thông báo tiếp theo của cảnh sát cho hay "công tác xác nhận danh tính, quốc tịch" của các nạn nhân có thể thay đổi. Đến nay cảnh sát Essex vẫn nói họ không bình luận vội về quốc tịch của những người bị cho là nạn nhân vụ án "sát nhân" có tầm cỡ lớn nhất từ nhiều năm qua trong lịch sử hình sự Anh Quốc.

Ông Nguyễn Đình Gia, ảnh chụp ở nhà tại Hà Tĩnh ngày 27/10
Tính đến sáng 27/10, đã có tới 16 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh đến chính quyền sở tại trình báo mất liên lạc với người thân đi Anh, theo báo Tuổi Trẻ. Tại tỉnh Hà Tỉnh, huyện Can Lộc có 8 gia đình đến trình báo đã mất liên lạc với người thân đi Anh. Trong đó, thị trấn Nghèn có 1 người, xã Thiên Lộc có 5 người, xã Thanh Lộc và xã Vĩnh Lộc mỗi xã có 1 người.

Từ Việt sang Anh, địa ngục và thiên đường ?

Việt Nam có 3 trên 4 yếu tố thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới không có; đó là: Tài nguyên thiên nhiên, Vị trí địa lý chiến lược và Con người. Việt Nam chỉ khác các quốc gia dân chủ, giàu có và thịnh vượng trên thế giới ở thể chế chính trị. Thể chế chính trị không những đã hủy diệt tất cả các lợi thế, các yếu tố thuận lợi trên mà còn tước đoạt các quyền con người, cai trị nhân dân một cách độc đoán và bất công, làm cho đất nước nghèo nàn lạc hậu, thế hệ trẻ lớn lên không có tương lai, dẫn tới những vụ việc đau lòng như 39 người vừa tử vong tại Anh.
Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?
LS Nguyễn Văn Đài, 27 tháng 10 2019 - Tôi đã sang Vương Quốc Anh 5 lần, và lần nào cũng tiếp xúc với cộng đồng người Việt đang tị nạn tại đó. Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện khác nhau về hành trình từ Việt Nam sang Anh của người Việt. Để đến được Vương Quốc Anh thì đó là một sự vô cùng may mắn của người Việt, bởi đó là giữa sự sống và cái chết, giữa thiên đường và địa ngục.

Một linh mục nói về bầu không khi buồn 
thảm và bi đát tại Yên Thành, Nghệ An.
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, báo chí Anh và quốc tế đưa tin có 39 người nhập cảnh lậu vào Anh bằng công ten nơ đã bị chết tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays( Essex, Anh Quốc). Ban đầu chỉ xác định có một người Việt Nam là cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Nhưng tới nay đã xác định được 25 nạn nhân là người Việt. Và rất có thể tất cả các nạn nhân đều là người Việt.

Đắng lòng "Mẹ ơi con không thể thở được nữa"

"Mẹ ơi con không thể thở được nữa"
(Dân sinh) - Trước khi qua đời, Phạm Thị Trà My đã nhắn tin về cho người mẹ thân yêu của mình, đó cũng là lời trăng trối cuối cùng của nữ lao động xấu số. Phạm Thị Trà My sinh ngày 15/8/1993 từng học Cao đẳng Kinh tế, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới học sang năm thứ 2, em đành phải bỏ học để tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật từ năm 2016. Để có tiền cho em sang Nhật gia đình đã phải vay mượn 200 triệu đồng làm thủ tục giấy tờ... Sau 3 năm làm ăn ở Nhật, đến tháng 7/2019 Trà My về quê chỉ góp đủ tiền trả hết nợ. Một lần nữa, gia đình phải vay 950 triệu đồng làm cho Trà My sang Anh. Trước mắt nộp 22.000 USD cho người môi giới. Sau đó theo cam kết, khi sang em đến Anh, gia đình phải nộp tiếp 17.000 USD.

Di ảnh của nạn nhân Phạm Thị Trà My trên bàn thờ 
chờ làm các thủ tục địa phương để thắp hương
Không khí tang thương đang bao trùm lên nơi ở góc phố ổ chuột thuộc khối phố 7, thị rấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nơi gia đình của nạn nhân Phạm Thị Trà My, người đang bị nghi tử nạn tại vương quốc Anh vào ngày 23/10. Ông Phạm Văn Thìn (55 tuổi, bố của Phạm Thị Trà My) nghẹn ngào cho biết, vào khoảng 4 giờ 30, sáng ngày 23/10, con gái ông có nhắn tin về vào điện thoại đi động cho mẹ cháu là bà Nguyễn Thị Phong (61 tuổi) với nội dung: Xin lỗi bố mẹ, con sang nước ngoài làm ăn mong giúp đỡ gia đình, nhưng không thành công. Bây giờ thì con sắp chết rồi, bởi con không thể thở được nữa mẹ ơi.

Nhân dân VN xin lỗi Con, Phạm Thị Trà My!

Người dân Anh đã thắp nến tưởng niệm, chia sẻ với những người Việt xấu số chết trên đất Anh. Còn người Việt chúng ta vẫn đang chờ đợi sự lên tiếng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước sự việc bi thảm này. Chúng ta cứ chờ đợi như thế bao nhiêu năm nay trong khi những dòng người Việt vẫn tiếp tục liều mạng bỏ nước ra đi..., trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn luôn im lặng. Phải chăng lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang nợ nhân dân vô số lời xin lỗi vì những thảm cảnh đã xảy ra ? Còn nhân dân chúng ta ? Chúng ta đã luôn luôn bàng quan, im lặng trước vô vàn tội ác, bất công hàng ngày, hàng giờ xảy ra trên đất nước này, mặc kệ những đồng bào của chính chúng ta phải chịu các kiếp nạn thảm khốc như con, Phạm Thị Trà My, thì liệu chúng ta có phải xin lỗi con ? Có chắc chắn rằng chúng ta đã và đang không thể làm gì khác để thay đổi số phận bi thương của những người như con và của chính chúng ta ?
Xin Lỗi Con, Phạm Thị Trà My!
FB Nguyễn Thị Hậu - Trong khi quốc hội đang bàn về “tăng hay giảm giờ làm việc”, về “thế nào là người tài và sử dụng người tài”... thì mấy chục công dân VN chết vì lạnh và vì ngạt thở trong một xe container đông lạnh, trên đường vượt biên vào nước Anh tìm việc làm. Đây không phải là lần đầu tiên công dân VN gặp tai nạn thê thảm như vậy! Đây chắc chắn chưa phải là lần cuối cùng, người Việt vượt biên hoặc ra đi bất hợp pháp để tìm đường sống.

Di ảnh của Phạm Thị Trà My trên bàn 
thờ chờ làm các thủ tục để thắp hương
Có thể trách họ vì sao không lập nghiệp ở quê hương với số tiền vay được đến gần một tỷ đồng, nhưng không thể trách họ ra đi vì hy vọng có việc làm thu nhập tốt để sống và phụ giúp gia đình.

Vượt biển do nhà nước tổ chức và chết tang thương

Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương 
Nguyễn Tuấn Khoa 27-10-2019 - Những ngày qua thế giới đang xót thương cho 39 người xấu số trong một nỗ lực thoát nghèo với một cuộc đào thoát khỏi đất nước nhược tiểu. Thế giới cũng đang dồn sự căm phẫn lên lũ buôn người của đất nước Trung Cộng hiếu chiến. Đọc lại “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi nhớ lại những cái chết tang thương giống như vậy trong cuộc vượt biển do nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức dưới cái tên Đi Bán Chính Thức.
Thuyền nhân vượt biển sau năm 1975
Đi Bán Chính Thức hay Phương Án II
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước. Trong khi đó, Trung ương Đảng CSVN coi người Hoa là đạo quân thứ V và muốn “tương kế, tựu kế” để trả họ về cố quốc.

Bao giờ chế độ hết xuất khẩu nhân dân ?

Bao giờ chế độ hết xuất khẩu nhân dân ?
Từ mới xuất hiện trong từ điển tiếng Anh: THÙNG NHÂN
Xưa thuyền nhân chưa đủ,
Nay lại đến thùng nhân.
Bao giờ thì nước Việt,
Hết xuất khẩu nhân dân?
THUYỀN NHÂN - THÙNG NHÂN (Boat People - Container People). Đây là những từ chỉ xuất hiện từ khi có sự kiện người Việt Nam tháo chạy khỏi chế độ công sản. Trước đó thế giới chưa từng biết những từ này. Nhục nhã thay một dân tộc. Còn đâu là những chuyện như ra ngõ gặp anh hùng nữa. Người ta vẫn bảo "nhân dân nào, chế độ đó, đất nước đó". Nhân dân hèn nhát thì phải chấp nhận chế độ độc tài, đất nước phải chấp nhận lầm than. Ngày mất nước đã không còn xa.

Người nghèo còn bị lừa đảo, bóc lột đến bao giờ ?

Người nghèo còn bị lừa đảo, bóc lột đến bao giờ ?
fb Doan Hoa - Đã nhiều lần tôi viết công khai quan điểm của mình trên mạng xã hội là tôi không ủng hộ những cuộc “di dân” bất hợp pháp, tự “đạp cửa” chủ nhà rồi bắt họ phải phải chứa chấp mình. Tuy vậy tôi cũng hiểu rằng cho dù có tiền, nhiều tiền nhưng không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài một cách hợp pháp, cho dù là đi du lịch, đi thăm thân rồi ở lại, nhất là ở Việt Nam.
Tôi đã gặp khá nhiều tốp du lịch từ Việt Nam qua Châu Âu, kể cả Đông Âu và Tây Âu nhưng chưa bao giờ tôi gặp bất kỳ đoàn du lịch nào đi từ các vùng miền quê hẻo lánh. 100 % những tốp du lịch này đều là dân thành phố, hoặc là viên chức, giới kinh doanh hoặc đã về hưu. Họ cho biết là nông dân “không có cửa” để đi du lịch mặc dù có người có rất nhiều tiền vì không đáp ứng được nhiều yêu cầu của các công ty du lịch cũng như yêu cầu của lãnh sự quán các nước. Đi thăm thân, đoàn tụ gia đình còn khó khăn hơn vì không phải ai cũng có bố mẹ, anh em ruột thịt sống ở nước ngoài.