Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

THẬT BUỒN CHO TẦM VÓC DÂN XỨ MÌNH

Tận cùng khốn nạn. Chế độ coi người lao động nghèo như cỏ rác. Tuy nhiên, trách chế độ bất công và phi nhân tính một thì trách phải cô giáo mười; cô đáng giận hơn là đáng thương. Dù cô bệnh tật và đã có tuổi, nhưng vẫn dạy thêm được và làm những việc khác được, thì tại sao không bỏ việc này, kiếm việc khác mà làm, kể cả những nghề như nhân viên nhà hàng hay osin cho các gia đình thì cũng đều sống được. Nhân phẩm con người là trên hết. Dù bất cứ hoàn cảnh nào cô cũng không được quỳ. Hãy làm một con người trước đã, sau mới nghĩ đến làm thầy. Dù cho bằng hành động van xin quỳ lạy này, nếu cô có giữ được việc làm đi, thì họ cũng sẽ vẫn đối xử với cô như với người nô lệ. Cô sẽ phải quỳ nhiều lần nữa và càng ngày càng trở nên hèn mọn. Khao khát Tự Do là quyền của kẻ Nô Lệ; Quất roi vào Nô Lệ là "quyền" của thằng Chủ Nô. Chủ Nô thấy kẻ Nô Lệ sẵn sàng quỳ thì sẽ không ngại ngần quất roi mỗi khi nổi hứng. Hãy dũng cảm đứng lên. Khi dám đứng thẳng trước chính quyền thì suy nghĩ sẽ khác.
THẬT BUỒN CHO TẦM VÓC NGƯỜI DÂN XỨ MÌNH
FB Le Luan - Đây thực tế là một hình ảnh tiêu biểu không chỉ về giáo dục mà là còn về thân phận con người ở Việt Nam trước quyền lực chính trị và các bất công mỗi ngày thêm chồng chất. Cô giáo này đã từng công tác tại một vùng núi xa xôi khó khăn trong nhiều năm mà mới được điều chuyển đi, và nay cô lại bị điều chuyển về lại nơi cũ chỉ vì bị kỷ luật “dạy thêm trái phép” (vài đứa trẻ nghèo quanh xóm gần nhà). Trong khi cô bệnh tật và đã có tuổi.
Cô giáo này đã phải quỳ gối xuống trước cổng uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk để xin được gặp lãnh đạo tỉnh này với mong mỏi được giải quyết vấn đề của mình. Tôi không trách móc cái sự yếu nhược về tâm thế, bởi nó như một vấn đề chung của đông đảo người dân xứ này, nhưng đó dù sao cũng là những nạn nhân thụ động bị đày đoạ và nô dịch trong tâm thức phải thần phục quyền lực, mà tôi thương cảm cho thân phận con người xứ này nhiều hơn cả. Họ yếu thế và bỗng trở nên vô dụng trước những bất công và trước những kẻ có vị thế trong chính quyền.



Chẳng còn cách nào khác, cả tri thức, họ khuất gục ngay xuống trước sự bế tắc và mong cầu ban xin từ những kẻ mà chúng có trách nhiệm lớn nhất trong các bất công mà nhà giáo này phải đối mặt. Trước đó là nhiều giáo viên mầm non ở miền Trung cùng đồng loạt quỳ giữa đường để xin đoàn thanh tra tỉnh này không đóng cửa trường.


Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng

Quỳ giữa đường để xin đoàn thanh tra không đóng cửa trường

Và còn đó những giáo viên bắt hàng loạt các học sinh quỳ gối để trừng phạt hoặc đánh đập trong việc nhân danh giáo dục.

Chúng ta quỳ đến khi nào và trở nên hèn mọn đến bao giờ?

Chẳng còn luân thường đạo lý, chẳng còn luật pháp, chẳng còn tử tế và cũng chẳng còn điều tốt đẹp nào nữa.

Sự trượt dài về thân phận người ở xứ này khi nào mới chịu chấm dứt?

Mặt trời trên đầu mà sao ta cứ cúi gằm và phủ phục xuống chân mình và chân những kẻ không ra gì vậy?

Le Luan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét