Quốc hội không đưa Luật đặc khu vào chương trình xây dựng luật 2019-2020
RFA 2019-05-17 - Vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng. Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt giữ, có gần 120 người biểu tình bị kết án tù với cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’ hay ‘hủy hoại tài sản’. Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.
Một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội,
ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Quốc hội Việt Nam không đưa Luật Đặc khu vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của cả năm 2019 và 2020. Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của báo chí liên quan Luật Đặc khu cho biết thông tin vừa nói hôm 17/5. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rõ khi nào Chính phủ Hà Nội thấy "chín" thì sẽ trình Quốc hội, hiện nay thì Chính phủ đang tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi có kế hoạch trình Quốc hội hồi tháng 6/2018.
Vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt giữ, có gần 120 người biểu tình bị kết án tù với cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’ hay ‘hủy hoại tài sản’.
Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.
Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.
Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.
Tin cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày để xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.
Các dự án luật, nghị quyết đáng chú ý được Quốc hội xem xét, thông qua lần này như: Luật Giáo dục sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.v.v…
Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo liên quan pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét