Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

TP HCM dùng luật rừng để điều hành xã hội ???

Người ta vẫn nói Bí thư Nhân là quan ba phải; ai nói ông cũng gật. Đây là ví dụ điển hình. Khi Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TPHCM thu hồi khu đất 8-12 Lê Duẩn từ tay Công ty Lavenue; ông lập tức chỉ đạo quân tướng làm theo, không cần biết hậu quả kinh tế xã hội hay pháp lý và cũng không tính đến bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. Nay đến lượt Bộ Công an yêu cầu UBND TPHCM huỷ quyết định thu hồi đất; ông cũng vội vã chấp hành ngay. Ủy viên BCT mà hành động kỳ cục vậy ? Trong bài có nói DN đã đầu tư không dưới 1500 tỷ, trong khi khu đất đó nhiều năm qua vẫn được dùng làm bãi giữ xe. Vậy 1500 tỷ đầu tư vào đâu ? Quan ngại là "Nếu dự án bị thu hồi, công ty sẽ phá sản, cán bộ nhân viên sẽ không có việc làm. Doanh nghiệp bắt buộc khởi kiện UBND TP HCM ra toà án và trọng tài kinh tế quốc tế để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm với các cổ đông." Và tin chắc UBND TP HCM sẽ thua kiện.
TP HCM hủy quyết định thu hồi khu 'đất vàng' 5.000 m2
FB Lê Công Định - Thanh tra Chính phủ đã tỏ ra kém hiểu biết khi đề nghị UBND TPHCM thu hồi khu đất 8-12 Lê Duẩn từ tay Công ty Lavenue, bất chấp thiệt hại mà doanh nghiệp này có thể gánh chịu, nhất là khi họ đã đầu tư không dưới 1.500 tỷ để thực hiện dự án tính đến nay. UBND TPHCM vội vã thực hiện đề nghị dốt nát đó bằng quyết định thu hồi khu đất một cách võ đoán, mà không nêu rõ việc bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ thực hiện ra sao và khi nào. Mọi khiếu nại của Công ty Lavenue đều bị phớt lờ. Nói cách khác, do thiếu luật lệ, cơ quan hành pháp đã dùng luật rừng để điều hành xã hội.

Khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn được dùng làm 
bãi giữ xe nhiều năm qua. Ảnh: Quỳnh Trần
Case Study - Giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án, rồi quyết định thu hồi, cuối cùng lại huỷ quyết định thu hồi, cho thấy ở Việt Nam không có luật pháp, môi trường đầu tư thiếu an ninh pháp lý và cơ quan hành pháp hành động vừa võ đoán, vừa ngớ ngẩn.

UBND TPHCM trước đây giao đất sai trình tự do Luật Đất đai quy định, vì không thông qua đấu giá như Thanh tra Chính phủ kết luận, là một lỗi phạm phải khi thi hành công vụ, tức liên quan đến luật hành chính hay luật công, và không liên quan đến doanh nghiệp thực hiện dự án vốn thuộc phạm vi luật tư.

Sửa chữa lỗi về hành chính là việc của cơ quan hành chính, trong mọi trường hợp không được xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba, nhất là bên thuộc sự chi phối của luật tư, nếu không, phải bồi thường mọi thiệt hại trực tiếp và gián tiếp. Đó là nguyên tắc pháp lý căn bản của mọi hệ thống luật hành chính trên thế giới.

Thanh tra Chính phủ đã tỏ ra kém hiểu biết khi đề nghị UBND TPHCM thu hồi khu đất 8-12 Lê Duẩn từ tay Công ty Lavenue, bất chấp thiệt hại mà doanh nghiệp này có thể gánh chịu, nhất là khi họ đã đầu tư không dưới 1.500 tỷ để thực hiện dự án tính đến nay.

UBND TPHCM vội vã thực hiện đề nghị dốt nát đó bằng quyết định thu hồi khu đất một cách võ đoán, mà không nêu rõ việc bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ thực hiện ra sao và khi nào. Mọi khiếu nại của Công ty Lavenue đều bị phớt lờ. Nói cách khác, do thiếu luật lệ, cơ quan hành pháp đã dùng luật rừng để điều hành xã hội.

May thay, Bộ Công an đã có một nhận định chính xác khi yêu cầu UBND TPHCM huỷ quyết định thu hồi đất, với lý do chỉ tòa án mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Lý do này thể hiện sự am tường luật pháp và các nguyên tắc pháp lý của Bộ Công an. Trong trường hợp này Bộ Công an đã hành động sáng suốt và hợp tình lý.

Tất nhiên, trước một yêu cầu đúng đắn như thế, UBND TPHCM buộc phải huỷ quyết định thu hồi khu đất. Tuy nhiên, một cơ quan hành pháp quan trọng bậc nhất ở đất nước này mà nay quyết định thế này, mai lại quyết định thế khác, một cách ngớ ngẩn như vậy, thì còn gì là thể thống quốc gia? Chả lẽ họ thiếu người hiểu việc đến thế sao?

Về phía Công ty Lavenue, trong mọi trường hợp, nếu những quyết định hành chính hoặc tư pháp trong tương lai xâm phạm quyền lợi của mình, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có một quyết định can đảm là kiện UBND TPHCM ra tòa án hành chính trong nước, và thậm chí kiện cả Chính phủ Việt Nam ra tòa trọng tài quốc tế về bảo hộ đầu tư (nếu có một cổ đông nước ngoài trong doanh nghiệp), bất kể thắng hay thua, để dạy cho họ bài học biết hành xử theo luật pháp và lẽ công bằng.

---------18/12/2018, 19:33 (GMT+7)

TP HCM hủy quyết định thu hồi khu 'đất vàng' 5.000 m2

Theo đề nghị của Bộ Công an, thành phố huỷ việc thu hồi khu đất số 8-12 Lê Duẩn - bị ông Nguyễn Thành Tài giao trái phép.

TP HCM thu hồi khu 'đất vàng' ông Nguyễn Thành Tài giao trái phép

Khu đất "vàng" 5.000 m2 do cựu Phó chủ tịch Thường trực Nguyễn Thành Tài ký quyết định cho thuê sai quy định, không qua đấu thầu. Theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, TP HCM ra quyết định thu hồi hôm 10/12.

Tuy nhiên, Bộ Công An cho rằng, vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến ông Tài và đồng phạm đang được điều tra, khu đất là vật chứng. Theo quy định, phải đến lúc có phán quyết của toà bằng bản án có hiệu lực mới xử lý được khu đất.

Trước đó, khi ra quyết định thu hồi khu đất, UBND TP HCM nêu căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai (đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, được Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến). Các cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ tham mưu, trình UBND TP HCM phương án tổ chức đấu giá lại khu đất.

Hồi tháng 5, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Nguyễn Thành Tài (thời điểm năm 2011) bị Thanh tra Chính phủ xác định là người chịu trách nhiệm chính, đã ký các quyết định cho thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn không qua đấu thầu, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Đồng thời, cơ quan Thanh tra cũng yêu cầu chính quyền thành phố thu hồi khu đất để tổ chức đấu thầu lại.

Đến ngày 8/12, ông Tài bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS 2015.

Ba người khác bị cáo buộc đồng phạm của ông Tài gồm: Nguyễn Hoài Nam (Bí thư quận 2); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM); Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường).

Trong đó, ông Nam được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Hai người còn lại đã bị tạm giam trong vụ án liên quan sai phạm của cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín.

Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue từng gửi công văn đến Thủ tướng đề xuất được tiếp tục triển khai dự án xây khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại trên khu đất 8-12 Lê Duẩn. Chủ đầu tư cho rằng, không thể vì thiếu sót của lãnh đạo thành phố mà trung ương đề nghị thu hồi dự án. Thành phố sai phạm một phần là do áp lực thu ngân sách trong giai đoạn khủng hoảng.

Lavenue cũng khẳng định không vi phạm trong dự án này. Giá nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách của thành phố cũng cao gấp hai lần giá thị trường vào thời điểm bất động sản đóng băng. Lavenue ước tính đã chi 1.500 tỷ đồng để thực hiện dự án. Nếu dự án bị thu hồi, công ty sẽ phá sản, cán bộ nhân viên sẽ không có việc làm. Doanh nghiệp bắt buộc khởi kiện UBND TP HCM ra toà án và trọng tài kinh tế quốc tế để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm với các cổ đông.

Thiên Ngôn

https://vnexpress.net/thoi-su/tp-hcm-huy-quyet-dinh-thu-hoi-khu-dat-vang-5-000-m2-3856266.html?fbclid=IwAR1Us3E0kuXIkSlzTwm7WUQMqcO-XC5QFx9eNvstj7BjY1-jsHwOba25fjA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét