Thời nay ai thiết người tài
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
ĐI TÌM THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước. Không nghi ngờ gì nữa “thế lực thù địch” của đất nước chính là thế lực dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành.Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”. Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm thôi.
Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế nào.
Cái ngày mà khi có kẻng là xã viên hợp tác ra đồng, chờ phân việc, làm chiếu lệ vài giờ rồi về. Tối họp bình công chấm điểm thì cãi nhau om sòm, mà có nhiều nhặn gì đâu, giỏi lắm mỗi công một cân thóc. Để rồi “Ơi anh chủ nhiệm anh chủ nhiệm/ Hai tiếng thân yêu lời cảm mến/ Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cả phong trào cùng tiến lên” đi vào trang sách học sinh theo thơ Hoàng Trung Thông.
Cái ngày mà khi thu hoach thì bố mẹ đi trước, con cái theo sau (gọi là đi mót) cướp hết những thứ ngon. Cuối buổi thu hoạch về sân kho hợp tác chỉ những đống lúa xơ xác, hoặc những đống khoai chạc khoai rễ. Để rồi “Dân làm chủ dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu .
Cái ngày mà đói triền miên, cả năm may ra có bữa no cơm và có thịt, đó là ngày tết. Để rồi “Những người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu.
“Chẳng nhẽ chủ nghĩa cộng sản lại thế này ư?” Từ thắc mắc đó tôi đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và “Chính trị kinh tế học”. Vì còn tuổi vị thành niên, nên dù nghi ngờ nhưng tôi chưa dám nghĩ Mác sai, nhưng ít nhất là ta làm sai Mác. Mác nói, đại ý “phải phân biệt vô sản và vô sản áo rách (bọn khố rách, áo ôm)”. Ta đã dùng “vô sản áo rách” trong Cải cách ruộng đất. Ta đã cưỡng bức vào hợp tác xã, trong khi lẽ ra phải hoàn toàn tự nguyện.
Trong “Chính trị kinh tế học”, theo Khơ rút sốp “có thể đoạt chính quyền bằng nghị trường”, còn theo Bregiơnhep “chỉ có thể đoạt chính quyền bằng bạo lực”, ta theo bạo lực. Tại sao lại phải dùng bạo lực? Tôi tự hỏi vì tôi đã đọc đâu đó “bạo lực là sản phẩm của phía yếu, bất tài và vô lực”. Tất cả những nhà cầm quyền theo chủ thuyết “sức mạnh chính trị nằm trên đầu nòng súng” đã đưa đất nước họ (trục phát xít) gục ngã. Sau gục ngã có thể họ bị yếu, có thể họ thuộc bài nên đã điều chỉnh hướng đi. Các nước theo trục chủ nghĩa xã hội lại tiếp tục theo vết xe đổ đó, để đến nay tan rã. Thảm thay!!!
Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua Cải cách ruộng đất luôn thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” hoặc “chủ nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau. Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.
Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng “đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á - Phi - Mỹ La tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”.
Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua Cải cách ruộng đất luôn thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” hoặc “chủ nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau. Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.
Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng “đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á - Phi - Mỹ La tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”.
Vài năm sau bố tôi nói “con đúng, bố sai – từ nay con thay bố giải quyết các việc trọng đại trong gia đình”. Cũng từ đó cho đến lúc lìa trần, ông dị ứng với vô tuyến, đài và báo chí (công cụ tuyên truyền) – những thứ mà trước đây là thực đơn hàng ngày của ông. Ông quay lại nghề tử vi, địa lý và kinh dịch – như là nghề gia truyền; nhưng khi đi theo đảng ông phải bỏ. Chính nghề này đã cứu ông cả vật chất, tinh thần và để lại nhiều ân đức trước khi qua đời.
Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó, khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung nền giáo dục của chúng ta?
Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính, ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách của nhiều thế hệ.
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy, thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.
Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:
"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."
Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.
Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.
Thời nay ai thiết người tài
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
H.Q
Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó, khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung nền giáo dục của chúng ta?
Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính, ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách của nhiều thế hệ.
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy, thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.
Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:
"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."
Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.
Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.
Thời nay ai thiết người tài
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
H.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét