Viện Văn học và câu chuyện của những nhà nghiên cứu trẻ
(Hôm nay) Ngày 25-11 (sắp tới), Viện Văn học (hiện nay trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) kỷ niệm 65 năm ngày thành lập. 65 năm ấy với rất nhiều biến động của lịch sử, nhưng Viện Văn học vẫn là một cái nôi nghiên cứu văn học hàng đầu của nền văn học Việt Nam đương đại. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng các thế hệ nhà nghiên cứu của Viện Văn học.
Đến Viện Văn học trong những ngày này, có thể thấy rõ ràng, đội ngũ những nhà nghiên cứu trẻ tuổi với niềm đam mê nghiên cứu văn học và mong muốn có những đóng góp cho văn chương đương đại những giá trị tiếp nối. Họ làm việc miệt mài, bên cạnh là những chồng sách dày cộp, mặc phố xá ngoài kia ồn ào tấp nập, dường như hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cuộc kiếm tìm con chữ của họ.
Thế hệ những người 7X, 8X đã về "đầu quân" cho Viện Văn học và họ đang tạo nền tảng cho một thế hệ nối tiếp đầy năng động, sáng tạo. Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, Trưởng phòng Văn học đương đại, sinh năm 1978, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trở về và "cắm rễ" tại mảnh đất này hơn 17 năm qua.
Chia sẻ về công việc hiện tại, chị cho biết, hồi mới ra trường, chị cũng mơ ước trở thành một nhà báo để được đi đây đó, nhưng khi về làm việc tại Viện Văn học, chị nhận ra rằng, đó là nơi thích hợp nhất, bởi chị không phải là người hướng ngoại. Làm việc tại Viện Văn học chị có thể được suốt ngày ngồi đọc tác phẩm, không phải đọc để giải trí, mà đọc để quan sát về sự vận động của Văn học Việt Nam đương đại.
Sau năm 1975 đặc biệt là sau năm 1986, văn học Việt Nam phát triển khá sôi động, liên tiếp các thể loại, nhiều tác phẩm được dư luận chú ý, hội nhập thế giới. Văn học Việt Nam có sự tương tác với văn học nước ngoài và không hề tĩnh tại. Dù hiện nay, văn hóa đọc xuống cấp nhưng văn học có dòng chảy ngầm, các nhà văn viết với hai xu hướng: một là tâm thế thỏa mãn đam mê của mình và không cần đến số đông độc giả, và dòng chảy khác là đáp ứng thị hiếu đương thời sôi động, dòng chảy này vẫn tồn tại những tiểu thuyết trinh thám, kiếm hiệp hay là ngôn tình khá sôi động.
Chị Hải Ninh khẳng định, nếu được chọn lựa từ đầu, chị vẫn tiếp tục xin được làm tại Viện Văn học. Thực tế, có người nghĩ công việc nghiên cứu là êm đềm, nhưng hoàn toàn ngược lại, văn chương cũng không hướng đến một thế giới êm đềm. Văn chương là nơi thôi thúc người ta sáng tạo, nổi loạn, ngẫm nghĩ, cùng những buồn vui của nhân vật, của tác phẩm. Những nhà nghiên cứu văn học cũng thăng trầm cùng nhân vật dù lặng lẽ quan sát và nhận ra giá trị đằng sau tác phẩm. Văn chương có những đợt sóng ngầm và mỗi một tác phẩm mới xuất bản, chúng tôi đều đọc để được ngấm và thấm những đợt sóng ngầm ấy...
Cũng như Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh, cô gái sinh năm 1987, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm đã chọn về Viện Văn học để làm công việc nghiên cứu văn học Trung Quốc và một số nước Đông Á. Hạnh chia sẻ, công việc này như một cái duyên và dù biết rằng, hiện nay không nhiều bạn trẻ ra trường chọn công việc nghiên cứu để gắn bó, một công việc luôn đòi hỏi rất nhiều yếu tố: sự nỗ lực, đam mê, sự thông minh, nhạy cảm, tính trung thực, trong khi đời sống vật chất còn đặt ra vô vàn thách thức.
Nhưng với chị Hạnh, Viện Văn học là lựa chọn phù hợp với hướng đi của mình. Ban Văn học nước ngoài cũng là ban có truyền thống tốt đẹp ở Viện, nơi hội tụ nhiều thế hệ những nhà khoa học uy tín. Ở đây, Hạnh được tiếp xúc và làm việc cùng với các nhà khoa học đồng thời là các thầy cô của mình, được cộng tác với các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu trẻ say mê khoa học và có tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩn trọng.
Theo chị Hạnh, Viện Văn học là môi trường tốt nếu muốn tập trung đọc sách, nghiên cứu sâu, lĩnh hội tri thức mới. Ngoài nghiên cứu văn học, Hạnh cũng sáng tác thơ và vừa xuất bản tập sách "Di chữ".
Hạnh chia sẻ: "Công việc nghiên cứu đương nhiên giúp ích rất nhiều cho sáng tác của tôi. Sáng tác với tôi là bản năng, một cách thế tồn tại, đơn giản như việc sống phải gắn liền với viết. Tôi nghĩ mình khá may mắn, khi bên cạnh sáng tác, lại đồng thời có thể làm nghiên cứu. Việc đọc, dịch, tiếp cận văn học nước ngoài giúp tôi có thể làm mới tư duy và cách viết của mình.
Tập "Di chữ" là ghi lại một chặng đường 15 năm của tôi từ khi bắt đầu sáng tác, sống ở Hà Nội, tới Bắc Kinh, rồi lại trở về Hà Nội. Cũng là một chặng đường tôi chung sống với Chữ. Một tập thơ rất giản dị thôi. Con đường sáng tạo còn dài và tôi chưa thể nói trước được điều gì. Chỉ biết rằng, trước hết, tôi sẽ luôn cố gắng làm tốt công việc của mình – với tư cách của một người làm nghiên cứu văn học".
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học.
Từ một nền tảng bền vững
Viện Văn học chính thức thành lập vào đầu năm 1960 theo Quyết định 038-TTg ngày 6-2-1960 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, lịch sử hình thành của Viện phải được tính từ ngày 02-12-1953, khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) ra Quyết định về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học.
Một năm sau, do nhận thấy sức tác động mạnh mẽ của văn học đối với đời sống xã hội, Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được đổi thành Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa với sự góp mặt của những nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có uy tín lúc bấy giờ là Trần Huy Liệu (Trưởng ban), Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh, Trần Đức Thảo, Vũ Ngọc Phan.
Giáo sư Đặng Thai Mai, người đã từng đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng: Chủ tịch Hội Văn hoá Việt Nam từ năm 1948; Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam từ năm 1957 được giao giữ chức vụ Viện trưởng. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, thành viên của Ban Văn Sử Địa, đồng thời là Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
Cùng với hai nhà sáng lập, trụ sở 20 Lý Thái Tổ đã quy tụ được nhiều cây bút nổi tiếng từ trước 1945 như Hoàng Ngọc Phách, Nam Trân, Trần Thanh Mại,… các nhà Hán học uyên thâm như Cao Xuân Huy, Hà Văn Đại, Phạm Thiều, Phạm Phú Tiết, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình... Tiếp theo là một số cán bộ từng hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản, tuyên truyền ở các cơ quan Đảng và Nhà nước như Hồ Tôn Trinh, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc, Nguyễn Minh Tấn, Đỗ Đức Dục, Hồ Thi (tức Hồ Ngọc), Phạm Tú Châu...
Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh - Trưởng phòng Văn học Đương đại.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh - nghiên cứu viên trẻ của Viện Văn học.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu cũng được bổ sung bởi những gương mặt trẻ được đào tạo ở đại học và sau đại học như Cao Huy Đỉnh, Đặng Việt Ngoạn, Thiếu Mai, Phong Lê, Nguyễn Huệ Chi; và kế đó là một đội ngũ khá đông lớp sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác như Trần Nghĩa, Bùi Hữu Hồng, Nguyễn Tấn Đắc (Nguyễn Năm), Nguyễn Thị Thanh Vân (Vân Thanh), Nguyễn Phúc (Nguyễn Cương), Chu Nga, Lê Sơn, Nguyễn Lương, Nguyễn Ngọc Lượng, Trần Thanh Lê, Dương Tất Từ, Hoàng Thị Đậu, Lưu Văn Bổng, Hồ Sĩ Vịnh, Huỳnh Vân...
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi thành lập Viện đến 2003 đã có gần 500 đầu sách của tập thể và cá nhân trong Viện thuộc tất cả các chuyên ngành được xuất bản. Từ 2003 đến nay, có thêm vài trăm đầu sách nữa. Đó là thành tựu nghiên cứu quan trọng ghi nhận đóng góp của Viện vào sự trưởng thành của khoa nghiên cứu văn học. Trong thành tựu đó có đóng góp của công tác nghiên cứu lý luận, phê bình, sưu tầm, biên soạn, khảo cứu, dịch thuật và sáng tác văn học.
Ở mảng sách nào cũng có dấu ấn riêng, giá trị riêng được xã hội thừa nhận. Cùng với các chuyên khảo (chủ yếu nâng cấp luận án tiến sĩ) được xuất bản là các tập tiểu luận do mỗi cán bộ nghiên cứu chọn tuyển trong số các bài viết trên hành trình 10-20 năm nghề nghiệp của mình.
Đó là các tập “Vẫn chuyện văn và người”; “Người trong văn”, “Viết từ Hà Nội” của Phong Lê; “Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định” của Vũ Tuấn Anh; “Giao lưu văn học và sân khấu”, “Văn chương - tiến trình - tác giả và tác phẩm” của Phan Trọng Thưởng; “Vọng từ con chữ”, “Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình & hiện tượng” của Nguyễn Đăng Điệp; “Từ một góc nhìn về giao lưu văn học Việt Pháp” của Lộc Phương Thủy; “Văn chương và tác giả”, “Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ” của Nguyễn Ngọc Thiện; “Theo dòng văn học” của Bích Thu; “Văn học - một cách nhìn” của Mai Hương; “Văn chương và cảm nhận” của Tôn Phương Lan; “Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại” của Lưu Khánh Thơ; “Phê bình văn học Việt Nam hiện đại” của Trịnh Bá Đĩnh; “Luận bình văn chương” của Nguyễn Hữu Sơn...
Các nhà nghiên cứu trẻ tại Phòng Văn học Nước ngoài.
Văn học và đất nước
65 năm là một chặng đường dài và cũng đã đủ để các thế hệ nhà văn, nhà nghiên cứu văn học tại Viện Văn học tiếp tục đưa Viện Văn học trở thành trung tâm nghiên cứu văn học hàng đầu về nghiên cứu cơ bản, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển nền văn học Việt Nam; tạo dựng được uy tín cao trong giới nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước trên phương diện nghiên cứu văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung.
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Viện sẽ gắn kết nghiên cứu với đào tạo và hợp tác với các đơn vị, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đưa một số hướng nghiên cứu khoa học chủ chốt vốn là thế mạnh của Viện Văn học đạt được những thành tựu mới, có tầm ảnh hưởng quốc gia và khu vực, trọng tâm là nghiên cứu văn học sử và văn học trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa xã hội của đất nước.
Nhà phê bình Hoài Thanh - người sáng lập Viện Văn học.
Thế hệ trẻ tiếp nốiĐến Viện Văn học trong những ngày này, có thể thấy rõ ràng, đội ngũ những nhà nghiên cứu trẻ tuổi với niềm đam mê nghiên cứu văn học và mong muốn có những đóng góp cho văn chương đương đại những giá trị tiếp nối. Họ làm việc miệt mài, bên cạnh là những chồng sách dày cộp, mặc phố xá ngoài kia ồn ào tấp nập, dường như hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cuộc kiếm tìm con chữ của họ.
Thế hệ những người 7X, 8X đã về "đầu quân" cho Viện Văn học và họ đang tạo nền tảng cho một thế hệ nối tiếp đầy năng động, sáng tạo. Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, Trưởng phòng Văn học đương đại, sinh năm 1978, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trở về và "cắm rễ" tại mảnh đất này hơn 17 năm qua.
Chia sẻ về công việc hiện tại, chị cho biết, hồi mới ra trường, chị cũng mơ ước trở thành một nhà báo để được đi đây đó, nhưng khi về làm việc tại Viện Văn học, chị nhận ra rằng, đó là nơi thích hợp nhất, bởi chị không phải là người hướng ngoại. Làm việc tại Viện Văn học chị có thể được suốt ngày ngồi đọc tác phẩm, không phải đọc để giải trí, mà đọc để quan sát về sự vận động của Văn học Việt Nam đương đại.
Sau năm 1975 đặc biệt là sau năm 1986, văn học Việt Nam phát triển khá sôi động, liên tiếp các thể loại, nhiều tác phẩm được dư luận chú ý, hội nhập thế giới. Văn học Việt Nam có sự tương tác với văn học nước ngoài và không hề tĩnh tại. Dù hiện nay, văn hóa đọc xuống cấp nhưng văn học có dòng chảy ngầm, các nhà văn viết với hai xu hướng: một là tâm thế thỏa mãn đam mê của mình và không cần đến số đông độc giả, và dòng chảy khác là đáp ứng thị hiếu đương thời sôi động, dòng chảy này vẫn tồn tại những tiểu thuyết trinh thám, kiếm hiệp hay là ngôn tình khá sôi động.
Chị Hải Ninh khẳng định, nếu được chọn lựa từ đầu, chị vẫn tiếp tục xin được làm tại Viện Văn học. Thực tế, có người nghĩ công việc nghiên cứu là êm đềm, nhưng hoàn toàn ngược lại, văn chương cũng không hướng đến một thế giới êm đềm. Văn chương là nơi thôi thúc người ta sáng tạo, nổi loạn, ngẫm nghĩ, cùng những buồn vui của nhân vật, của tác phẩm. Những nhà nghiên cứu văn học cũng thăng trầm cùng nhân vật dù lặng lẽ quan sát và nhận ra giá trị đằng sau tác phẩm. Văn chương có những đợt sóng ngầm và mỗi một tác phẩm mới xuất bản, chúng tôi đều đọc để được ngấm và thấm những đợt sóng ngầm ấy...
Cũng như Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh, cô gái sinh năm 1987, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm đã chọn về Viện Văn học để làm công việc nghiên cứu văn học Trung Quốc và một số nước Đông Á. Hạnh chia sẻ, công việc này như một cái duyên và dù biết rằng, hiện nay không nhiều bạn trẻ ra trường chọn công việc nghiên cứu để gắn bó, một công việc luôn đòi hỏi rất nhiều yếu tố: sự nỗ lực, đam mê, sự thông minh, nhạy cảm, tính trung thực, trong khi đời sống vật chất còn đặt ra vô vàn thách thức.
Nhưng với chị Hạnh, Viện Văn học là lựa chọn phù hợp với hướng đi của mình. Ban Văn học nước ngoài cũng là ban có truyền thống tốt đẹp ở Viện, nơi hội tụ nhiều thế hệ những nhà khoa học uy tín. Ở đây, Hạnh được tiếp xúc và làm việc cùng với các nhà khoa học đồng thời là các thầy cô của mình, được cộng tác với các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu trẻ say mê khoa học và có tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩn trọng.
Theo chị Hạnh, Viện Văn học là môi trường tốt nếu muốn tập trung đọc sách, nghiên cứu sâu, lĩnh hội tri thức mới. Ngoài nghiên cứu văn học, Hạnh cũng sáng tác thơ và vừa xuất bản tập sách "Di chữ".
Hạnh chia sẻ: "Công việc nghiên cứu đương nhiên giúp ích rất nhiều cho sáng tác của tôi. Sáng tác với tôi là bản năng, một cách thế tồn tại, đơn giản như việc sống phải gắn liền với viết. Tôi nghĩ mình khá may mắn, khi bên cạnh sáng tác, lại đồng thời có thể làm nghiên cứu. Việc đọc, dịch, tiếp cận văn học nước ngoài giúp tôi có thể làm mới tư duy và cách viết của mình.
Tập "Di chữ" là ghi lại một chặng đường 15 năm của tôi từ khi bắt đầu sáng tác, sống ở Hà Nội, tới Bắc Kinh, rồi lại trở về Hà Nội. Cũng là một chặng đường tôi chung sống với Chữ. Một tập thơ rất giản dị thôi. Con đường sáng tạo còn dài và tôi chưa thể nói trước được điều gì. Chỉ biết rằng, trước hết, tôi sẽ luôn cố gắng làm tốt công việc của mình – với tư cách của một người làm nghiên cứu văn học".
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học.
Từ một nền tảng bền vững
Viện Văn học chính thức thành lập vào đầu năm 1960 theo Quyết định 038-TTg ngày 6-2-1960 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, lịch sử hình thành của Viện phải được tính từ ngày 02-12-1953, khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) ra Quyết định về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học.
Một năm sau, do nhận thấy sức tác động mạnh mẽ của văn học đối với đời sống xã hội, Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được đổi thành Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa với sự góp mặt của những nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có uy tín lúc bấy giờ là Trần Huy Liệu (Trưởng ban), Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh, Trần Đức Thảo, Vũ Ngọc Phan.
Giáo sư Đặng Thai Mai, người đã từng đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng: Chủ tịch Hội Văn hoá Việt Nam từ năm 1948; Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam từ năm 1957 được giao giữ chức vụ Viện trưởng. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, thành viên của Ban Văn Sử Địa, đồng thời là Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
Cùng với hai nhà sáng lập, trụ sở 20 Lý Thái Tổ đã quy tụ được nhiều cây bút nổi tiếng từ trước 1945 như Hoàng Ngọc Phách, Nam Trân, Trần Thanh Mại,… các nhà Hán học uyên thâm như Cao Xuân Huy, Hà Văn Đại, Phạm Thiều, Phạm Phú Tiết, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình... Tiếp theo là một số cán bộ từng hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản, tuyên truyền ở các cơ quan Đảng và Nhà nước như Hồ Tôn Trinh, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc, Nguyễn Minh Tấn, Đỗ Đức Dục, Hồ Thi (tức Hồ Ngọc), Phạm Tú Châu...
Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh - Trưởng phòng Văn học Đương đại.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh - nghiên cứu viên trẻ của Viện Văn học.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu cũng được bổ sung bởi những gương mặt trẻ được đào tạo ở đại học và sau đại học như Cao Huy Đỉnh, Đặng Việt Ngoạn, Thiếu Mai, Phong Lê, Nguyễn Huệ Chi; và kế đó là một đội ngũ khá đông lớp sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác như Trần Nghĩa, Bùi Hữu Hồng, Nguyễn Tấn Đắc (Nguyễn Năm), Nguyễn Thị Thanh Vân (Vân Thanh), Nguyễn Phúc (Nguyễn Cương), Chu Nga, Lê Sơn, Nguyễn Lương, Nguyễn Ngọc Lượng, Trần Thanh Lê, Dương Tất Từ, Hoàng Thị Đậu, Lưu Văn Bổng, Hồ Sĩ Vịnh, Huỳnh Vân...
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi thành lập Viện đến 2003 đã có gần 500 đầu sách của tập thể và cá nhân trong Viện thuộc tất cả các chuyên ngành được xuất bản. Từ 2003 đến nay, có thêm vài trăm đầu sách nữa. Đó là thành tựu nghiên cứu quan trọng ghi nhận đóng góp của Viện vào sự trưởng thành của khoa nghiên cứu văn học. Trong thành tựu đó có đóng góp của công tác nghiên cứu lý luận, phê bình, sưu tầm, biên soạn, khảo cứu, dịch thuật và sáng tác văn học.
Ở mảng sách nào cũng có dấu ấn riêng, giá trị riêng được xã hội thừa nhận. Cùng với các chuyên khảo (chủ yếu nâng cấp luận án tiến sĩ) được xuất bản là các tập tiểu luận do mỗi cán bộ nghiên cứu chọn tuyển trong số các bài viết trên hành trình 10-20 năm nghề nghiệp của mình.
Đó là các tập “Vẫn chuyện văn và người”; “Người trong văn”, “Viết từ Hà Nội” của Phong Lê; “Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định” của Vũ Tuấn Anh; “Giao lưu văn học và sân khấu”, “Văn chương - tiến trình - tác giả và tác phẩm” của Phan Trọng Thưởng; “Vọng từ con chữ”, “Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình & hiện tượng” của Nguyễn Đăng Điệp; “Từ một góc nhìn về giao lưu văn học Việt Pháp” của Lộc Phương Thủy; “Văn chương và tác giả”, “Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ” của Nguyễn Ngọc Thiện; “Theo dòng văn học” của Bích Thu; “Văn học - một cách nhìn” của Mai Hương; “Văn chương và cảm nhận” của Tôn Phương Lan; “Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại” của Lưu Khánh Thơ; “Phê bình văn học Việt Nam hiện đại” của Trịnh Bá Đĩnh; “Luận bình văn chương” của Nguyễn Hữu Sơn...
Các nhà nghiên cứu trẻ tại Phòng Văn học Nước ngoài.
Văn học và đất nước
65 năm là một chặng đường dài và cũng đã đủ để các thế hệ nhà văn, nhà nghiên cứu văn học tại Viện Văn học tiếp tục đưa Viện Văn học trở thành trung tâm nghiên cứu văn học hàng đầu về nghiên cứu cơ bản, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển nền văn học Việt Nam; tạo dựng được uy tín cao trong giới nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước trên phương diện nghiên cứu văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung.
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Viện sẽ gắn kết nghiên cứu với đào tạo và hợp tác với các đơn vị, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đưa một số hướng nghiên cứu khoa học chủ chốt vốn là thế mạnh của Viện Văn học đạt được những thành tựu mới, có tầm ảnh hưởng quốc gia và khu vực, trọng tâm là nghiên cứu văn học sử và văn học trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa xã hội của đất nước.
Mỹ Trân
http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Vien-Van-hoc-va-cau-chuyen-cua-nhung-nha-nghien-cuu-tre-521098/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét