Biển Đông: 'Cảnh giác TQ sau sự cố Nga-Ukraine'
29 tháng 11 2018 - Trung Quốc có lập trường bất cần và Bắc Kinh hành xử như các lãnh chúa thời thế kỷ 18 và nay vấn đề trở nên rất khó xử. "Và nếu chúng ta trở lại vấn đề Nga đang làm tại Ukraine thì chúng ta thấy giới hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ phải hiểu rằng nếu ta gửi đi một tín hiệu yếu thế tại một nơi nào đó trên thế giới với Nga thì Trung Quốc sẽ cảm nhận và tận dụng nó," nhà báo Greg Rushford, chủ bút trang The Rushford Reportở Hoa Kỳ nói.Tiền lệ xấu từ vụ Nga bắt tàu Ukraine ở gần Crimea
Một nhà báo người Mỹ nói vụ Nga bắt tàu Ukraine ngoài khơi Crimea có thể là tiền lệ xấu ở Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt tại London hôm 27/11/2018, nhà báo Greg Rushford cũng nói về tham vọng quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc là có từ lâu. Tuần này Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố thiết quân luật trong vòng 30 ngày sau cuộc khủng hoảng Nga bắt giữ ba tàu của Ukraine hôm Chủ Nhật ở eo biển Kerch, nơi nối Biển Đen với Biển Azov, ngoài khơi Crimea. "Nếu người ta không để mắt tới những gì mà Nga đã và đang làm tại Ukraine thì nó sẽ gửi đi một tín hiệu ngay lập tức cho Bắc Kinh rằng Trung Quốc có thể làm điều tương tự tại Biển Đông.
"Và tôi không hiểu sao Tổng thống Mỹ lại có điều gì khó khăn đến vậy trong việc chỉ trích Nga và bày tỏ quan điểm thật về việc này".
Được biết các nhà lãnh đạo quốc tế gồm các ông Donald Trump, Vladimir Putin, Tập Cận Bình, bà Angela Merkel... sẽ có mặt tại Hội nghị G20 cuối tuần này ở Argentina.
Khi được hỏi về khả năng Hoa Kỳ có sẵn sàng tham chiến với tranh chấp ở Biển Đông hay không, nhà báo Rushford nói:
"Chẳng ai muốn có chiến tranh cả nhưng cũng chẳng ai muốn Trung Quốc muốn làm gì thì làm trong khu vực.
"Nếu câu hỏi là Hải quân Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh vì vấn đề này hay không thì rõ ràng là không. Nhưng chiến dịch tự do đi lại trên biển hay các biện pháp khác là cần thiết để tạo áp lực.
"Tôi là một trong số ít các phóng viên vào hồi giữa thập niên 90 chứng kiến việc Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn như thế nào. Trung Quốc chiếm phần lãnh thổ này và ngay lập tức họ triển khai súng ống tại đây và rõ ràng ngay từ lúc đầu Bắc Kinh đã có tham vọng quân sự hóa Đá Vành Khăn.
"Bill Clinton lúc đó là tổng thống Mỹ vào lúc đó đã trì hoãn việc xử ly hành động này và tỏ quan điểm rằng không cần thiết phải quá lo ngại về Trung Quốc vì họ quá nhỏ bé.
"Chính các quan chức Trung Quốc bác bỏ việc Bắc Kinh quân sự hóa Đá Vành Khăn giữa thập niên 90 là các quan chức tham gia vào vụ việc Trung Quốc đưa tàu tới bãi cạn Scarborough là thuộc chủ quyền Philippines và Hải quân Philippines đã phải rời đây.
"Do đó hành động xâm lấn là rõ ràng và Trung Quốc có lâp trường bất cần và Bắc Kinh hành xử như các lãnh chúa thời thế kỷ 18 và nay vấn đề trở nên rất khó xử.
"Và nếu chúng ta trở lại vấn đề Nga đang làm tại Ukraine thì chúng ta thấy giới hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ phải hiểu rằng nếu ta gửi đi một tín hiệu yếu thế tại một nơi nào đó trên thế giới với Nga thì Trung Quốc sẽ cảm nhận và tận dụng nó," nhà báo Greg Rushford, chủ bút trang The Rushford Reportở Hoa Kỳ nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46371054?SThisFB&fbclid=IwAR2RIObCWxcRV0wgp-lWQExQA8xEE_FVxsnVo4esC44e-F1N25o_CS6vfwU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét