Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Ăn động vật quý hiếm: Phô trương ‘đẳng cấp’ ?

Dùng đặc sản động vật quý hiếm: Thiếu hiểu biết hay phô trương ‘đẳng cấp’
Diễm Thi, RFA 2018-11-26 Với nhà báo Đỗ Cao Cường thì khi người dân ngang nhiên ăn động vật hoang dã rồi post công khai lên facebook thì nguyên nhân phải nói là bắt đầu từ sự quản lý yếu kém của chính quyền, đồn biên phòng và kiểm lâm. Anh cho rằng chính quyền bất lực trong việc quản lý: "Tôi từng nghe một kiểm lâm nói rằng không có một động vật nào mà họ không thưởng thức, bởi vì họ sống ở cánh rừng và là những người canh giữ những động vật đó. Để việc săn bắn như vậy là do kiểm lâm, do những người bảo vệ rừng. Chính quyền bất lực, bất tài trong việc quản lý, trong việc bảo vệ những động vật như vậy.". Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có cùng ý kiến: "Giải pháp tốt nhất để bảo vệ chim thú hoang dã cũng như thiên nhiên hoang dã nói chung là thay thế nhà cầm quyền nầy bằng một bộ máy cầm quyền khác tiến bộ hơn. Các quan chức trong bộ máy hiện nay có văn hóa nền rất thấp nên không hề có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chính họ đã không những không quan tâm mà còn nêu gương xấu cho người dân."
 
Một chú chim mới nở trên tay một bác sĩ thú y trong
một sở thú ở Manila, Philippines hôm 18/11/2011. AFP
Lại khoe trên mạng ‘ăn óc khỉ, giết chim’!
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh một thanh niên cầm hai con chim được cho là chim Hồng Hoàng, một loài chim trong danh mục động vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; và một video clip chiếu cảnh một nhóm người giết khỉ để lấy óc ăn sống. Những hình ảnh như thế nhận nhiều chỉ trích của xã hội vì tính chất tàn bạo của con người cũng như ý thức bảo vệ động vật hoang dã quá kém.



Nhận định về việc này, nhà báo Đỗ Cao Cường, hiện ở Hải Phòng, từng là phóng viên báo Pháp Luật và nổi tiếng với những phóng sự về môi trường nói với RFA rằng tất cả là do con người không được giáo dục một cách nhân văn:



Khi đối xử với con vật, ngay cả bạn thân nhất với con người là con chó thì họ nuôi từ bé tới lớn, rồi sau đó lại ăn thịt luôn con chó mình nuôi. Điều đó đã trở nên bình thường. - Đỗ Cao Cường
"Cái ý thức của người dân Việt Nam thì có cũng tùy người, tùy môi trường sống và tính cách của từng người. Nền giáo dục của Việt Nam thì không giáo dục cho con người ta những ý thức bảo vệ môi trường hay yêu thương động vật, thậm chí yêu thương giống nòi. Không có cái nhân văn trong nền giáo dục nên con người trở nên vô cảm trong cả cách đối xử với thiên nhiên. Khi đối xử với con vật, ngay cả bạn thân nhất với con người là con chó thì họ nuôi từ bé tới lớn, rồi sau đó lại ăn thịt luôn con chó mình nuôi. Điều đó đã trở nên bình thường."
Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh thì chia sẻ với chúng tôi rằng do chiến tranh rồi do nghèo đói lạc hậu thời bao cấp, nên suốt thời gian dài hơn nửa thế kỷ, người dân Việt Nam không có ý thức về bảo vệ chim thú hoang dã, vì đó là nguồn thực phẩm cần thiết bổ sung cho thực phẩm từ gia súc còn quá thiếu. Ông nhận xét thêm:
“Tuy nhiên từ khi kinh tế phát triển hội nhập với thế giới văn minh, vẫn còn một số đông người dân chưa có ý thức tôn trọng và và bảo vệ thiên nhiên hoang dã, dù thực phẩm đã đầy đủ. Đáng trách nhất là người giàu có và đám quan chức vẫn thấy việc săn bắt ăn thịt chim thú là thú vui. Nhất là giới đó cho rằng nhiều loại chim thú bổ dưỡng như óc khỉ, bào thai các loại thú, mật gấu, chân gấu, mật bò tót, chim bìm bịp... nên săn lùng để ăn.”
Thịt chim, thú bày bán công khai
Ai đã từng ở Sài Gòn thì không lạ gì những khu vực mua bán công khai thịt thú rừng, thịt chim. Vậy luật pháp Việt Nam có các điều khoản bảo vệ thú quý hiếm hay không, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng từ khi mở cửa hội nhập, luật pháp Việt Nam có các điều khoản bảo vệ chim thú quý hiếm. Tuy nhiên việc phổ biến tuyên truyền ra người dân chưa nhiều, ít được quan tâm. Còn chim thú không quý hiếm thì cho phép săn bắt ăn thịt thoải mái. Chợ chim thú công khai ở khắp mọi địa phương không hề thấy cơ quan chức năng cấm đoán. Ông tiếp:
Chú Hổ Trắng mẹ 12 tuồi và một chú Hổ Trắng con 9 tuần tuổi tại một sở thú ở Chi Lê hôm 30/10/2018. Hổ Trắng hiện là loài động vật quý hiếm được bảo tồn trong sách đỏ.
Chú Hổ Trắng mẹ 12 tuồi và một chú Hổ Trắng con 9 tuần tuổi tại một sở thú ở Chi Lê hôm 30/10/2018. Hổ Trắng hiện là loài động vật quý hiếm được bảo tồn trong sách đỏ. AFP
"Thêm vào đó hầu hết các quan chức từ thấp đến cao đều làm gương xấu trong việc ăn thịt chim thú, đặc biệt là chim thú quý hiếm bị cấm. Chính mắt tôi thấy các quan chức cấp cao Việt Nam uống rượu pha mật gấu, mật bò tót, cao hổ và dùng sừng tê để uống bổ dưỡng và chữa bệnh."
Nhà báo Đỗ Cao Cường thì cho rằng kiến thức về động vật trong sách đỏ hay những động vật cấm săn bắt, cần bảo tồn thì người dân Việt Nam không được trang bị. Rõ ràng ý thức của người dân trong việc bảo vệ động vật hay môi trường sống là không có. Anh nhận định:
"Tôi thấy rất nhiều những đại gia Việt Nam có sở thích rất bệnh hoạn. Đó là ăn óc khỉ, đó là làm những món tiết canh, những món sống từ động vật hoang dã. Tôi thật sự cảm thấy kinh tởm khi nhìn những hình ảnh đó. Đó là những hình ảnh thú tính mà cả thế giới họ lên án. Người dân Việt Nam phải đấu tranh với hành động vô nhân tính đó vì nó quá ác độc và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của thế hệ mai sau."
Giải pháp nào?
Một trong những cách tuyên truyền cho người dân hữu hiệu là dạy cho trẻ em, giới trẻ từ trong môi trường học đường. Đó cũng là cách mà tổ chức Humane Society International, trụ sở tại Hoa Kỳ, có kế hoạch thực hiện ở Việt nam. Ông Adam Peyman, người quản lý chương trình bảo vệ động vật hoang dã, cũng là người thường xuyên hợp tác với Việt Nam để tuyên truyền cho người dân ý thức bảo vệ động vật hoang dã, thuộc HSI cho RFA biết:
"HSI hợp tác với nhiều cơ quan chính phủ và công chúng theo nhiều cách khác nhau: giảm nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đang bị đe doạ, cùng đưa ra luật nghiêm khắc hơn để loại trừ những nhóm tội phạm kiếm lợi từ việc săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
HSI cũng đang hợp tác với hai Bộ của Việt Nam để kết hợp đưa việc giáo dục về các loài động vật đang bị đe dọa vào chương trình tiểu học trong những năm tới. - Adam Peyman
Ngoài ra, với mục tiêu khuyến khích cho giới trẻ hướng đến bảo tồn nhiều hơn, sẽ giúp làm tăng giá trị của động vật hoang dã quý hiếm hơn. HSI cũng đang hợp tác với hai Bộ của Việt Nam để kết hợp đưa việc giáo dục về các loài động vật đang bị đe dọa vào chương trình tiểu học trong những năm tới."
Với nhà báo Đỗ Cao Cường thì khi người dân ngang nhiên ăn động vật hoang dã rồi post công khai lên facebook thì nguyên nhân phải nói là bắt đầu từ sự quản lý yếu kém của chính quyền, đồn biên phòng và kiểm lâm. Anh cho rằng chính quyền bất lực trong việc quản lý:
"Tôi từng nghe một kiểm lâm nói rằng không có một động vật nào mà họ không thưởng thức, bởi vì họ sống ở cánh rừng và là những người canh giữ những động vật đó. Để việc săn bắn như vậy là do kiểm lâm, do những người bảo vệ rừng. Chính quyền bất lực, bất tài trong việc quản lý, trong việc bảo vệ những động vật như vậy."
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người đầu tiên lên tiếng trên mạng xã hội facebook về hình ảnh một thanh niên cầm hai con chim Hồng Hoàng bị giết, bị vặt lông để làm thức ăn cho con người, có cùng ý kiến:
"Giải pháp tốt nhất để bảo vệ chim thú hoang dã cũng như thiên nhiên hoang dã nói chung là thay thế nhà cầm quyền nầy bằng một bộ máy cầm quyền khác tiến bộ hơn. Các quan chức trong bộ máy hiện nay có văn hóa nền rất thấp nên không hề có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chính họ đã không những không quan tâm mà còn nêu gương xấu cho người dân."
Giải pháp tốt nhất để bảo vệ chim thú hoang dã cũng như thiên nhiên hoang dã nói chung là thay thế nhà cầm quyền nầy bằng một bộ máy cầm quyền khác tiến bộ hơn. - Huỳnh Ngọc Chênh
Hai nhà báo trên đều nhận định rằng chỉ một số ít người dân Việt Nam có ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Đối với một chuyên gia ngoại quốc như ông Adam Peyman thì ý thức bảo vệ động vật hoang dã của người dân Việt Nam có chiều hướng tăng lên. Có rất nhiều tổ chức như Humane Society International (HSI) cố gắng bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam và đưa ra công chúng để họ đánh giá cao giá trị thực của động vật hoang dã thay vì chỉ tiêu thụ như đang xảy ra hiện nay.
Từ năm 1994, Việt Nam trở nên thành viên thứ 121/178 quốc gia tham gia Công ước Quốc tế về cấm buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); tuy nhiên những vi phạm lớn nhỏ đến nay thường xuyên vẫn đầy trên mặt báo.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-awareness-of-vnese-pp-in-the-protection-of-wildlife-dt-11262018131802.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét