Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Quanh tin ông Trần Bắc Hà chính thức bị bắt

Quanh tin ông Trần Bắc Hà chính thức bị khởi tố
Bộ Công an Việt Nam chiều ngày 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, không có thông tin chia tiết về việc ông Hà bị bắt giữ ở đâu. "Về sai phạm, thì đại án Phạm Công Danh là được cho là có liên quan đến ông Hà, thì việc ông bị bắt và điều tra là điều đương nhiên. Còn có tội đến đâu thì là việc khác." "Tuy nhiên bắt ông Hà là để xử ông Hà, chứ chẳng phải để bắt ông làm cái cớ để bắt thêm mấy ông ở trên ông." Trên mạng xã hội và trong dư luận Việt Nam trước đó ngày 28/11 nói ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia. Tuy nhiên, chiều ngày 29/11, cây bút Huy Đức viết trên Facebook rằng ông Hà bị bắt ở Lào.
Hồi tháng 6/2018, ông Trần Bắc Hà bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận "có vi phạm rất nghiêm trọng". Tin cho hay ngày 29/11, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV. Bình luận về việc này với BBC Luật sư Phạm Công Út nói "việc bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng".

Hôm 29/11, website của Bộ Công an cho biết đã ra quyết định và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Hà cùng ba bị can có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

"Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang khẩn trương điều tra, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật," website nêu trên cho hay.

Tuy nhiên, không có thông tin chia tiết về việc ông Hà bị bắt giữ ở đâu.

Bộ Công an Việt Nam chiều ngày 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.

Một người khác, Lê Thị Vân Anh, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Cả bốn người này đều bị Bộ Công an khởi tố bị can vì liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Việt Nam xác nhận đã bắt ông Trần Bắc Hà
Ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia?
'Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà'
Việt Nam: 'Lãnh đạo ngân hàng dễ bị khép tội'
Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?

Trả lời BBC hôm 29/11, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: "Nếu theo dõi diễn biến phiên toà đại án Phạm Công Danh (VNCB), người ta thấy ông Trần Bắc Hà tham gia tố tụng theo Quyết định xét xử của tòa án chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, không phải là bị cáo."

"Tháng 6/2018 ông Hà bị khai trừ Đảng do có vi phạm điều lệ, kỷ luật, do vi phạm quy chế dân chủ."

"Bản án Phạm Công Danh kết thúc giai đoạn sơ thẩm vào tháng 8/2018, bản án này không hề cáo buộc về hành vi vi phạm nào đối với ông Hà. Nhưng có thể phiên phúc thẩm sắp tới, dự kiến trong tháng 12/2018 cũng khó làm xấu tình trạng pháp lý đối với ông Hà, vì không có kháng cáo, kháng nghị hoặc kiến nghị xử lý gì của toà án hoặc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đối với ông Hà."

Vụ bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng, nếu sự việc không mở rộng quá xa và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan tiến hành tố tụng.luật sư Phạm Công Út

''Do đó, tôi chưa thấy có mối liên hệ nào cả giữa việc ông Hà bị bắt giữ và nghi liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và VNCB."

"Tuy nhiên, với vị thế của ông Hà thì dư luận nghi ngờ ông có mối quan hệ với việc làm thất thoát nhiều tỷ đồng vào tập đoàn Vinashin hoặc các tập đoàn dầu khí, trong khi các tập đoàn này có dấu hiệu sai phạm gây thất thoát lớn nhưng chưa được khởi tố."

"Vì vậy dư luận đang nghiêng về những nghi ngờ ông Hà có thể bị bắt vì liên quan đến những vụ việc này."

"Trước đây, trong số cáo buộc về các quan chức về những hành vi trong nhóm tội phạm có chức vụ, khá nhiều trong số đó bị khởi tố về hành vi "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc "Vi phạm các quy định về cho vay" trong các tổ chức tín dụng."

"Nay thì với Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, hai tội danh này đã được bãi bỏ, thay thế bằng các điều luật cụ thể hoá các hành vi luật định."

"Tháng 01/2018 ông Hà đã thôi các chức vụ lãnh đạo tại BIDV kéo theo sự lao dốc trị giá cổ phiếu của BIDV, nhưng được biết hiện nay cổ phiếu BIDV có sự hồi phục mạnh mẽ."

"Do vậy, dù không còn ông Trần Bắc Hà, vụ bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng, nếu sự việc không mở rộng quá xa và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan tiến hành tố tụng," Luật sư Phạm Công Út nói với BBC.

Ông Trần Bắc Hà từng làm tổng giám đốc và 
chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV

'Đại gia tài chính'

Cũng trong hôm 29/11, cây bút tự do Nguyễn An Dân nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: "Ông Trần Bắc Hà làm tổng giám đốc BIDV từ 2003-2007 và là chủ tịch từ 2008-2016."

"Vậy xét về ông thì xét trên cương vị này chứ không thể theo tin đồn là ông "đánh ông này hù bà kia" nên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý ông Hà rồi giao cho công an điều tra xét xử."

"Trong 13 năm ông làm lãnh đạo BIDV, ngân hàng này được nhiều tổ chức có tên tuổi đánh giá tốt. Đó là thành công."

"Về sai phạm, thì đại án Phạm Công Danh là được cho là có liên quan đến ông Hà, thì việc ông bị bắt và điều tra là điều đương nhiên. Còn có tội đến đâu thì là việc khác."

"Tuy nhiên bắt ông Hà là để xử ông Hà, chứ chẳng phải để bắt ông làm cái cớ để bắt thêm mấy ông ở trên ông."

Dư luận Việt Nam hôm 28/11 xuất hiện tin nói ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV, bị Việt Nam bắt giữ khi ở Campuchia.

Ông Trần Bắc Hà có thời gian là lãnh đạo 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, từng được xem là lãnh đạo quyền lực của giới tài chính.

Cuối tháng Sáu ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản khai trừ do sai phạm "nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV.

Trên mạng xã hội và trong dư luận Việt Nam trước đó ngày 28/11 nói ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia.

Tuy nhiên, chiều ngày 29/11, cây bút Huy Đức viết trên Facebook rằng ông Hà bị bắt ở Lào.

Thông báo của Bộ Công an Việt Nam không nói ông Hà bị bắt giữ tại địa phương nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46367954

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét