Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Tại sao Nhật Bản là quốc gia sạch nhất thế giới

Nước Nhật rất giầu nhưng học sinh Nhật Bản thường xuyên dọn dẹp lớp học. Việt Nam rất nghèo nhưng bố mẹ trả tiền thuê người quét dọn lớp học cho con cái có thêm thời gian nhồi nhét nhiều kiến thức vô bổ.
Nhật Bản trở thành quốc gia sạch bậc nhất thế giới
Những lí do như không khí trong lành, đường phố không một vẩn rác, nhà vệ sinh thân thiện, các cửa hàng tiện lợi chu đáo để nước Nhật Bản trở thành quốc gia sạch bậc nhất thế giới làm được nhiều người ngưỡng mộ thích thú.

Các học sinh Nhật Bản đang dọn dẹp lớp học
Nhật Bản là quốc gia biển với khí hậu ôn đới hải dương, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều. Mưa rửa trôi bụi bẩn và làm không khí trở nên trong lành, mát mẻ. Nhật Bản có một hệ thống thoát nước hiện đại nhằm bảo đảm cho thành phố luôn sẵn sàng cho những thay đổi thời tiết. Điều này giải thích vì sao các thành phố Nhật Bản luôn có vẻ tươi mới và sạch sẽ. Tuy nhiên, nhân tố chính cho quang cảnh xanh-sạch-đẹp là con người Nhật Bản. Với nổi tiếng chỉn chu và có trách nhiệm, người dân Nhật Bản đã có những hành động thiết thực để giữ gìn cảnh quang chung.

1. Không vứt rác bừa bãi

Nếu đến các thành phố Nhật thì hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao nơi đây ít thùng rác công cộng mà đường phố lại sạch sẽ như vậy? Đó là do văn hóa tự chịu trách nhiệm được giáo dục từ rất sớm trong dân tộc Nhật Bản. Từ cấp 1, các bạn nhỏ Nhật Bản được dạy những bài học về tinh thần trách nhiệm mỗi người và cách sắp xếp mọi thứ xung quanh được gọn gàng sạch sẽ.


Người Nhật quan niệm rằng, mọi vấn đề của bản thân phải do bản thân giải quyết, và vì thế, không bao giờ để người khác phải phiền hà về những hành động của mình. Đó là lí do vì sao người Nhật cầm rác về nhà chứ nhất định không vứt rác bừa bãi. Người Nhật cũng rõ ràng trong hành động của mình, hiếm khi bạn thấy một người Nhật vừa đi vừa ăn uống hay làm việc riêng. Đó là lí do đường phố Nhật Bản cần rất ít thùng giác công cộng mà vẫn sạch sẽ tinh tươm.

2. Luôn có ý thức trong các hoạt động cộng đồng


Công trường xây dựng luôn được bao lại cẩn thận

Ở các nước đang phát triển, chúng ta đã quen với hình ảnh những khu vực xây dựng bụi mù trời hay những chiếc xa tải vương vãi đất cát trên đường phố. Ở Nhật Bản, chuyện này không được phép xảy ra.

Các công trường xây dựng được bao lại. Cát bụi hay tiếng ồn được hạn chế tối đa. Công nhân xây dựng hay các xe tải chở vật liệu đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc về môi trường, tránh việc ảnh hưởng đến dân cư và địa thế xung quanh.


Các xe bồn sạch bóng lưu thông trên đường phố

Tại các lễ hội công cộng, luôn có thùng rác, nhà vệ sinh cùng bồn nước. Nhân viên quản lý sẽ liên tục hướng dẫn và nhắc nhở người tham gia nhằm đảm bảo cảnh quan lễ hội. Tại nhà ga, luôn có đội ngũ nhân viên thường trực dọn dẹp các toa tàu sau mỗi lần tàu về bến cuối. Đây là lí do hệ thống phương tiện công cộng của Nhật Bản được đánh giá rất cao. Y như mới, đó là cảm nhận của những du khách thập phương lần đầu sử dụng loại hình dịch vụ này, mặc dù có thể những toa tàu này đã được sử dụng gần chục năm.


Một người công nhân vệ sinh Nhật dọn dẹp tại nhà ga.

3. Luôn phân loại và tái chế rác thải

Bạn sẽ bị phạt từ vài trăm Yen đến đi tù vài tháng nếu không phân loại rác thải! Khi nói đến rác thải sinh hoạt, mỗi gia đình Nhật phải phân loại rác của mình thành 2 (nhiều nơi 3) loại khác nhau và đặt chúng vào đúng nơi quy định. Mỗi khu vực dân cư sẽ có những địa điểm thu gom rác đặt cố định với camera giám sát. Nếu phát hiện bạn chưa phân loại rác và tái phạm nhiều lần là bạn sẽ bị phạt nặng đấy!


Người dân luôn ý thức phân loại rác

Tại Nhật Bản có nhiều tổ chức thiện nguyện làm công tác hướng dẫn phân loại rác và thu dọn vệ sinh. Họ đều là những tình nguyện viên muốn đóng góp công sức và thời gian của mình cho đất nước. Họ nhiệt tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi được yêu cầu.

4. Các hoạt động giữ gìn vệ sinh tập thể

Nếu các em nhỏ Nhật Bản có những bài học về tinh thần trách nhiệm và một môn học bắt buộc tên là "Kĩ năng lao động" thì người lớn có những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh một cách định kì. Thường là một thời điểm cụ thể trong tuần, các gia đình trong khu phố sẽ cùng nhau thu gom rác, lau rửa biển hiệu hay cắt cỏ. Những hoạt động này vừa giúp gắn chặt tình cảm láng giềng vừa là hành động thiết thực nhằm giữ gìn vệ sinh khu phố.


Mọi người cùng nhau dọn dẹp khu phố.

5. Ý thức cá nhân gắn liền với hình ảnh dân tộc

Nhật Bản không có một bộ luật vệ sinh môi trường nghiêm khắc như Singapo, nhưng bù lại người dân Nhật có một tinh thần dân tộc rất cao. Người Nhật cho rằng mỗi người dân là hình ảnh đại diện cho một quốc gia, và vì thế, mọi hành động cá nhân phải đóng góp vào việc xây dựng và phát huy hình ảnh đó.


Người dân Nhật luôn tự hào về cảnh quan thành phố của mình

Ở Nhật Bản, vứt rác bừa bãi hay để mọi thứ bừa bội không phải là một sự vô ý mà là một sự xấu hổ. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích tối đa công dân của mình luôn sạch sẽ và gọn gàng hết mức cố thể. Từ chính sách phát triển đến văn hóa đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một hình ảnh Nhật Bản chỉn chu và có trách nhiệm. Có lẽ đây là lí do quan trọng khiến đất nước mặt trời mọc trở thành tiêu điểm về cảnh quan đô thị và là điểm đến yêu thích của du khách thập phương.

http://kenh14.vn/5-li-do-de-nhat-ban-tro-thanh-quoc-gia-sach-bac-nhat-the-gioi-va-duoc-nhieu-nguoi-nguong-mo-20180316223507909.chn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét