Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Những kẻ cơ hội trong vụ ông Phùng Xuân Nhạ (???)

Một bài viết chạy "án dư luận" cho ông Nhạ. Tuy nhiên, trong phần bình luận, gần như 100% các ý kiến không tán thành.
Những kẻ cơ hội trong vụ việc liên quan đến ông Phùng Xuân Nhạ
26.02.2018, Vừa qua, giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng cùng một ekip – có sự chuẩn bị từ trước – đã công kích, hạ thấp tuy tín của Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Vụ việc này, không đơn giản chỉ mang mục đích làm “trong sạch hóa” hệ thống giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học nước nhà, mà đằng sau đó còn ẩn chứa những “mưu đồ chính trị” mà một số kẻ cơ hội đã khéo léo khai thác.

Giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng
Đối với chuyện tự đạo văn mà ekip của ông Dũng vin vào để tấn công ông Nhạ: Theo thông lệ, một số tạp chí kinh tế và các ngành khoa học xã hội khác trên thế giới có cho phép tác giả sử dụng lại bài báo của mình – mặc dù đã đăng ở nơi khác. Chẳng hạn, American Economic Review hay Economic Bulletin – hai tạp chí kinh tế vào loại uy tín hàng đầu đều có chính sách như vậy. 

Tuy nhiên, điều kiện và quy định cụ thể như thế nào thì lại tùy thuộc theo từng tạp chí. Do đó, nếu Tạp chí Journal of Economics and Business của Đại học Quốc gia Hà Nội mà Bộ trưởng Nhạ đã đăng bài trước khi xuất bản trên Asian Social Sciences cũng có chính sách tương tự thì chưa thể khẳng định là ông này “cố tình” đạo văn (của mình) được.

Thứ nữa, trong bài báo mà Bộ trưởng Nhạ gửi đăng trên Tạp chí Asian Social Science, đoạn giống nguyên xi của người khác mà ông Dũng cùng ekip phát hiện ra, thực chất chỉ chiếm khoảng 1% tổng số chữ của toàn bộ bài báo – rất nhỏ, và nằm ở một phần không quá quan trọng là Literature Review – tức điểm lại và tóm tắt qua một số nghiên cứu có liên quan mà tác giả lấy làm tư liệu tham khảo. Sự giống nhau đó, có được tính là đạo văn hay không còn tùy thuộc vào quy định của từng tạp chí – vốn không giống nhau và cũng thường xuyên thay đổi. Lỗi trên, xem ra thuộc về “con người” do “ẩu” nhiều hơn, và thực sự cũng không nên phóng đại như một trọng tội không thể tha thứ. Thứ nữa, ông Dũng cũng không nên áp dụng các tiêu chí một cách máy móc trong điều kiện của Việt Nam, vì để trả phí cho những phần mềm giúp kiểm tra đạo văn như Turnitin ở đây không phải dễ (nhiều khi không hẳn do thiếu tiền, mà là vì thiếu phương tiện thanh toán).

Về chất lượng bài báo hay trình độ tiếng Anh của tác giả thì có lẽ chúng ta, nhất là những ai ngoài ngành, không nên bàn tới, vì đó là công việc của hội đồng bình duyệt (peer-review). Có nhiều tạp chí trong lĩnh vực khoa học xã hội hàng đầu thế giới, nhất là ở Anh và Mỹ, mà không nhiều người Việt Nam có đủ khả năng ngoại ngữ để đăng mà không cần thuê người hiệu đính (editor) chuyên nghiệp (thường là người bản ngữ). Ngay cả GS Nguyễn Tiến Dũng – dù sinh sống và giảng dạy ở nước ngoài nhiều năm, có hàng trăm công bố khoa học – nhưng liệu có dám “vỗ ngực” tự xưng đã đạt trình độ tiếng Anh ngang bằng hạy thậm chí tốt hơn cả người bản ngữ? Một số nước châu Á có nền học thuật phát triển và thành tích công bố khoa học tốt nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều là mảnh đất màu mỡ của các công ty (editing company) chuyên nghiệp, giúp chỉnh sửa hàng trăm ngàn bài báo mỗi năm trước khi được xuất bản. Như vậy trong vụ việc này, phải chăng ông Dũng cùng các cộng sự đã không được khách quan và quá duy ý chí?

Tuy nhiên, đó chưa phải vấn đề chính, mà đáng trách hơn là những kẻ cơ hội và hành vi tát nước theo mưa trong vụ việc này.

Giáo dục, cùng với y tế, vốn là hai lĩnh vực mà các nước nghèo hay đang phát triển như Việt Nam còn gặp rất nhiều vấn nạn cần khắc phục, vì vậy cũng chịu nhiều điều tiếng và sức ép khủng khiếp từ phía dư luận, không phải chỉ riêng ông Nhạ, hay mấy năm trước là bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Trên thực tế, ở vào hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam thì ai làm bộ trưởng giáo dục (hay y tế) cũng vậy mà thôi, vì lỗi là ở cả hệ thống chứ không thuộc về riêng bất cứ cá nhân nào. Chúng ta đã từng chứng kiến dư luận kỳ vọng quá nhiều, để rồi gào lên đòi ông Nguyễn Thiện Nhân phải ra đi như thế nào, sau đó là ông Phạm Vũ Luân, và bây giờ là ông Nhạ. Phải chăng, điều đó cũng ứng với văn hóa “chỉ trích”, thích chửi, cần được chửi trên xứ sở này.


Ông luật sư Trần Vũ Hải ngày càng trở nên hoang tưởng kể từ vụ bị an ninh quận Tây Hồ mời làm việc cách đây mấy năm

Ông GS Dũng cùng những người soạn thảo bức tâm thư trong bản báo cáo 10 trang kia đã cực kỳ “khéo léo”, khi kích thích được đúng “cái nọc” của đám đông vốn hay lên đồng. Điểm khôn lỏi nhất ở đây chính là chiêu cố ý “gắp lửa bỏ tay người” khi sử dụng từ “đạo văn” để nói về ông Nhạ, kể cả việc ông này thực chất chỉ đang “đạo văn của chính mình”. Đám đông, phần lớn đều a dua, hời hợt, thiếu kiến thức nền lẫn chiều sâu để có thể phân biệt, cho nên rất dễ bị “dắt mũi”, chưa cần tìm hiểu kỹ đã lại nhao lên chửi và ném gạch. Tiêu biểu nhất về hành vi cơ hội có lẽ vẫn là ông luật sư hoang tưởng Trần Vũ Hải và tay nhà báo “bút máu” Osin Huy Đức – vốn bị tước thẻ do thiếu lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, những kẻ vốn cũng chẳng hơn gì ông Nhạ về nền tảng khoa học, nhưng lại đang liên tục công kích, kích động đám đông tẩy chay ông – họ lấy tư cách gì, hay chỉ dựa vào đôi chút ảnh hưởng trên cõi mạng Facebook?

Càng lúc Osin Huy Đức càng bộc lộ mình là một “bút máu”

Ngẫm lại mới thấy ông giáo sư toán học vốn rất có uy tín trong giới kia thật đáng thương vì sự hèn mọn, ích kỷ và khôn vặt, … dẫu cho đã được nuôi dưỡng và hưởng hoa thơm trái ngọt của “dân chủ tự do” trong những mảnh đất cực kỳ văn minh. Biết sao được khi ông rời Việt Nam khi còn quá trẻ (mới 16,17 tuổi), chỉ sống trong môi trường sạch sẽ, đủ đầy và ngồi trên “tháp ngà” quá lâu. Để hạ thấp uy tín của một ông Bộ trưởng, nhất thiết phải đánh vào tư duy chính trị cùng những chính sách vĩ mô gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước của ông ta, chứ đâu cần thiết phải mổ xẻ, soi mói tiểu tiết từng câu từng chữ từ những bài viết của mấy năm về trước – mà ngay cả tác giả có khi cũng chẳng nhớ là mình đã viết. Làm vậy, dẫu không sai song cũng chẳng có gì đáng tự hào. Ít ra, khi chỉ trích người khác, anh cũng phải cho thấy mình có cái tâm trong sáng và tầm vóc vượt hơn hẳn họ. Nhưng hành vi công kích theo kiểu cảm tính nhằm thỏa mãn cái tôi như trên chỉ cho thấy một cái tâm rất tối và một cái tầm thật thấp.

Những hành vi sai trái rồi cũng có lúc sẽ bị xử phạt, hay bị chính tòa án lương tâm xét xử. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phóng đại quy mô của “lỗi lầm” vốn chưa phải là quá đáng cho những ai ít hiểu biết hùa theo chửi bới thì cũng chẳng ra gì. Chưa kể, nhiều khi hành vi đó còn là biểu hiện của đấu đá, phe nhóm, chứ thực chất cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho sự phát triển của xã hội, ở một đất nước mà nhìn đâu cũng thấy vấn đề.
HẢI ĐĂNG
http://butdanh.net/nhung-ke-co-hoi-trong-vu-viec-lien-quan-den-ong-phung-xuan-nha.html

Tran Manh Hung · 
Sao cái gì tụi này cũng phải chen chính trị vào vậy ? Một thằng cha gian xảo và dốt nát như vậy làm sao xứng Bộ trưởng GD ?
ThíchPhản hồi813 giờ
Tran Manh Hung · 
Tôi nghĩ ông Nhạ mà vẫn cố bám lấy cái chức Bộ trưởng thì chứng tỏ mặt quá dày và không biết nhục. Một loạt thứ trưởng cấp dưới của Ông sắp tới cũng sẽ bị phanh phui đạo văn và gian dối.
ThíchPhản hồi313 giờ
Nam Trung Do
Đạo văn = ăn cắp = no diploma = gian dối -> ông Nhạ không xứng đáng làm công dân chứ đừng nói là lãnh đạo
ThíchPhản hồi111 giờ
Hải Vũ · 
Làm việc tại Nam Định
Sư nói sư phải vãi nói vãi hay.nhưng cỡ bà tiến ông nhạ giỏi thì ai cũng công nhận.
ThíchPhản hồi110 giờ
Bach Nguyen · 
Kẻ viết bài bao này toàn chỉ trích chê bai người khác, không biết trình độ của hắn dến cỡ nào? Đúng là văn nô!
ThíchPhản hồi310 giờ
Hoa Vo · 
Ông Nhạ là GS, TS nghành ngôn ngừ học lói ngọng!?
ThíchPhản hồi310 giờ
Nguyen Dang Hung · 
Không thấy danh tính cương vị minh bạch của tác giả bài báo? Hãy ra ánh sáng để cộng đồng nhận diện trước khi trao đổi về học thuật! Nếu không có chính danh thì chả ai bàn thảo làm gì cho mất thì giờ!
ThíchPhản hồi59 giờ
Minh Duc Ngo · 
Một kẻ cơ hội viết bài chỉ trích những người khác là cơ hội. Hay vãi!
ThíchPhản hồi29 giờ
Tau Luon · 
Làm việc tại Hanoi University of Science
Hay
ThíchPhản hồi18 giờ
Nguyễn Thắm · 
Làm việc tại Hà Nội
Dừng nại, nắng nghe nhân dân, cứ nghe đâu đâu đổ vạ cho bộ trưởng nhạ lói ngọng. Có ai nà bội trưởng bội dáo dục lói ngọng bao dờ đâu. Toàn bọn phản động bịa đặt da
ThíchPhản hồi38 giờ
Quốc Sỉ Lại · 
Đ/c NẮNG NGHE nên tự từ chức nêú còn liêm sỉ . Dùng bút nô như Huỳnh đức thơ của Đà Nẵng để gỡ tội thật đê tiện cho một bộ trưởng .






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét