WB công bố kết quả đánh giá về mô hình trường học mới ở Việt Nam
08/09/2017 Thanh Niên Online - Công bố của WB cho thấy, học sinh của VNEN đã có sự phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc tốt hơn học sinh các trường truyền thống. Đặc biệt, các học sinh VNEN trong nhóm dưới có kết quả tốt hơn hẳn. Đây là một phát hiện quan trọng vì những học sinh này thường đến từ các nhóm chịu thiệt thòi và cũng thường là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách giáo dục.
là có phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn
Điểm thi của môn tiếng Việt và toán cho thấy học sinh của VNEN có sức học bằng hoặc hơn học sinh ở lớp học truyền thống. Điểm số của học sinh VNEN cũng như các trường nhóm kiểm soát tăng lên khi các em lên lớp cao hơn. Tuy nhiên, học sinh VNEN có điểm trung bình cao hơn ở mốc cơ sở của nghiên cứu - 18 tháng sau khi bắt đầu dự án. Khác biệt này được duy trì qua các năm, mặc dù có sự thu hẹp dần lại trong 2 năm sau.Theo báo cáo, phân tích video cho thấy học sinh VNEN được tiếp cận với nhiều con đường học tập khác nhau như thế nào. Các em học sinh có các hoạt động khám phá và thảo luận mang tính sư phạm nổi bật hơn, cũng như có thêm các cơ hội thực hành và giải quyết vấn đề thông qua cả hoạt động cá nhân và tập thể…
Trong nghiên cứu này, các hiệu trưởng được hỏi ý kiến về phát biểu rằng “mô hình nhà trường truyền thống đang vận hành tốt, không cần thay đổi". Khoảng 75% hiệu trưởng các trường VNEN không đồng ý với phát biểu này trong suốt 3 năm khảo sát. Có một phát hiện thú vị là vào năm 2013, có tới 73% hiệu trưởng ở nhóm kiểm soát có cùng quan điểm trên, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 63% trong 2 năm sau đó.
TIN LIÊN QUANMô hình trường học mới đi tiếp hay dừng lại?
Gần đây, mô hình trường học mới VN (VNEN) lại gây chú ý bởi phản ứng từ dư luận xã hội và chính quyền một số địa phương.
Với giáo viên, khi chuyển từ cấp độ niềm tin sang cấp độ hiểu biết, các giáo viên dường như đã nắm bắt khá rõ khái niệm về mô hình, nhưng có thể vẫn còn gặp một số khó khăn trong triển khai thực tế. Nghiên cứu xem xét 4 phát biểu về hoạt động của giáo viên để mô tả đặc điểm của mô hình trường lớp truyền thống: giảng bài hiệu quả, duy trì kỷ luật và trật tự, giáo viên cố gắng để học sinh không mắc lỗi, giải thích lại bài học cho đến khi học sinh hiểu bài.
Theo WB, tất cả cha mẹ học sinh có con học ở trường VNEN hay các trường học nhóm đối chứng đều được hỏi liệu họ có biết VNEN không. Kết quả, chỉ hơn một nửa trong số 6.000 cha mẹ học sinh được hỏi cho rằng họ đã biết về VNEN. Những người này đã được hỏi ý kiến về VNEN và 85% cha mẹ học sinh có ý kiến từ rất tích cực và tích cực về VNEN. 3 lý do hàng đầu họ để đánh giá tốt về VNEN là kết quả học tập xuất sắc, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo tốt hơn.
Một số thách thức cho việc thực hiện VNEN bao gồm sự bảo thủ trong quan điểm truyền thống ở một số giáo viên, trình độ tiếng Việt còn hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số và tình trạng thiếu khả năng ở một số cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ học tập cho con cái.
Tuệ Nguyễn
http://thanhnien.vn/giao-duc/wb-cong-bo-ket-qua-danh-gia-ve-mo-hinh-truong-hoc-moi-o-viet-nam-873721.html
WB đánh giá trên cơ sở nào, dữ liệu ai cung cấp, thế nên đừng vội tin. Bài báo này phải chăng viết theo đơn đặt hàng hay cũng chỉ là con rối bị người ta giật dây?
Trả lờiXóaKa ka ka, nghe bảo "3 lý do hàng đầu họ để đánh giá tốt về VNEN là kết quả học tập xuất sắc, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo tốt hơn" mà không nhịn được cười. Xin ai đó đừng dối trá lừa bịp nữa!
Trả lờiXóa