'Tôi chi sai chứ không ăn chặn tiền của người tâm thần’
“Mấy hôm nay, tôi rất buồn, tôi nhận trách nhiệm đã làm sai nhưng tôi khẳng định tôi không hề tư túi trong việc lạm chi vào chế độ của người tâm thần và người già”, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An đã khóc khi trả lời phóng viênThanh Niên Online sáng nay 3.11.
Ông Nguyễn Xuân Phú - Ảnh: Khánh Hoan
Với gương mặt mệt mỏi, ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, đã bật khóc khi được nhắc đến sự quan tâm của dư luận trước những tiêu cực liên quan đến trung tâm này trong mấy ngày qua.
- Thưa ông, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH kết luận trong 5 năm qua, trung tâm đã khai khống suất ăn, cào bằng chế độ ăn của người già neo đơn và người tâm thần theo mức 360.000 đồng/tháng trong khi theo qui định, từ năm 2015 về trước, chế độ ăn của người tâm thần là 450.000 đồng. Ông giải thích gì về việc này?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Không phải chúng tôi cào bằng mà do trung tâm chỉ có 1 bếp ăn nên phải nấu chung cho 2 đối tượng này. Với người tâm thần, mỗi ngày 15.000 đồng tiền ăn, chúng tôi chia ra bữa sáng 3.000 đồng, bữa trưa và tối mỗi bữa 6.000 đồng.
Khi giải trình với đoàn thanh tra, chúng tôi đã giải thích kỹ việc này nhưng không được chấp nhận. Chừng đó tiền cho một bữa ăn bao gồm gạo, thức ăn, củi, gia vị thì làm sao chúng tôi còn bớt được nữa.
Từ năm 2011 đến 2013, một số người do không muốn ăn sáng do trung tâm nấu vì không hợp khẩu vị nên đề nghị chúng tôi trả tiền mặt để họ tự ăn uống, chúng tôi thấy nhu cầu họ chính đáng nên đã chi tiền, có người giám hộ ký nhận. Nhưng thanh tra không chấp nhận vì như thế cũng không đúng qui định.
- Còn 538 triệu đồng tiền mua quần áo, chăn màn, vật dụng cho những người đang được nuôi dưỡng tại đây mà thanh tra kết luận là chưa chi trả từ năm 2011 đến nay, vậy số tiền này đã đi đâu, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Mỗi năm, trung tâm chúng tôi chỉ được cấp một số tiền rất ít để chi cho các hoạt động của trung tâm trong khi nhu cầu lại rất lớn. Hàng năm trung tâm đều làm dự toán cho các khoản chi thường xuyên này, nhưng do hàng năm đều phát sinh các khoản chi ngoài dự toán như trả công tác phí cho anh em đi tập huấn, công tác đột xuất, tiếp khách… nên tôi đã cho anh em lạm chi vào tiền chế độ mua sắm.
Khu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An - Ảnh: Khánh Hoan
Về nguyên tắc chi này là sai mục đích nhưng do quá khó khăn, vì quyền lợi của anh em nên tôi đã làm, việc này tôi đã nhận trách nhiệm với thanh tra.
- Trước khi thanh tra trung tâm, trên Facebook của một người thường đến làm từ thiện tại trung tâm này có đăng tải nhiều hình ảnh người tâm thần đang nuôi dưỡng tại đây ở truồng, bốc ăn bằng tay trong khi suất ăn chỉ có 3 miếng thịt. Hình ảnh này đã gây sốc với nhiều người. Vì sao lại để xảy ra tình trạng này, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Qui trình ở khu nuôi dưỡng người tâm thần là buổi sáng, nhân viên trung tâm sẽ dọn vệ sinh khu vực phòng ở, sau đó nhân viên y tế đến khám, kê đơn, cấp thuốc cho họ uống. Trưa, mang cơm đến phòng cho họ ăn. Buổi chiều công việc lại quay vòng như buổi sáng.
Tuy nhiên, đặc thù của công việc chăm sóc người tâm thần là rất gian nan. Khi lên cơn, họ gào thét, xé hết quần áo, thậm chí đánh cả cán bộ trung tâm bị thương. Bát bằng nhựa cũng bị họ đập vỡ.
Từ đầu năm nay trở về trước, khi khu nhà mới chưa xong, bệnh nhân còn ở khu nhà cũ thì rất bức bí, nước thải không lối thoát nên rất bẩn. Anh em ở đây phải cáng đáng nhiều việc. Khi có người chết, anh em phải tự lo ma chay, chôn cất họ trong khi chế độ mai táng phí lại rất thấp, trước đây chỉ 3 triệu đồng/người. Do chỉ 26 cán bộ, nhân viên nên có lúc anh em không đảm đương hết công việc. Còn suất ăn chỉ có 3 miếng thịt là không đúng vì còn thêm món rau, canh nữa.
Ông Nguyễn Xuân Phú: Không phải chúng tôi cào bằng mà do trung tâm chỉ có 1 bếp ăn nên phải nấu chung cho 2 đối tượng này. Với người tâm thần, mỗi ngày 15.000 đồng tiền ăn, chúng tôi chia ra bữa sáng 3.000 đồng, bữa trưa và tối mỗi bữa 6.000 đồng.
Khi giải trình với đoàn thanh tra, chúng tôi đã giải thích kỹ việc này nhưng không được chấp nhận. Chừng đó tiền cho một bữa ăn bao gồm gạo, thức ăn, củi, gia vị thì làm sao chúng tôi còn bớt được nữa.
Từ năm 2011 đến 2013, một số người do không muốn ăn sáng do trung tâm nấu vì không hợp khẩu vị nên đề nghị chúng tôi trả tiền mặt để họ tự ăn uống, chúng tôi thấy nhu cầu họ chính đáng nên đã chi tiền, có người giám hộ ký nhận. Nhưng thanh tra không chấp nhận vì như thế cũng không đúng qui định.
- Còn 538 triệu đồng tiền mua quần áo, chăn màn, vật dụng cho những người đang được nuôi dưỡng tại đây mà thanh tra kết luận là chưa chi trả từ năm 2011 đến nay, vậy số tiền này đã đi đâu, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Mỗi năm, trung tâm chúng tôi chỉ được cấp một số tiền rất ít để chi cho các hoạt động của trung tâm trong khi nhu cầu lại rất lớn. Hàng năm trung tâm đều làm dự toán cho các khoản chi thường xuyên này, nhưng do hàng năm đều phát sinh các khoản chi ngoài dự toán như trả công tác phí cho anh em đi tập huấn, công tác đột xuất, tiếp khách… nên tôi đã cho anh em lạm chi vào tiền chế độ mua sắm.
Khu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An - Ảnh: Khánh Hoan
Về nguyên tắc chi này là sai mục đích nhưng do quá khó khăn, vì quyền lợi của anh em nên tôi đã làm, việc này tôi đã nhận trách nhiệm với thanh tra.
- Trước khi thanh tra trung tâm, trên Facebook của một người thường đến làm từ thiện tại trung tâm này có đăng tải nhiều hình ảnh người tâm thần đang nuôi dưỡng tại đây ở truồng, bốc ăn bằng tay trong khi suất ăn chỉ có 3 miếng thịt. Hình ảnh này đã gây sốc với nhiều người. Vì sao lại để xảy ra tình trạng này, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Qui trình ở khu nuôi dưỡng người tâm thần là buổi sáng, nhân viên trung tâm sẽ dọn vệ sinh khu vực phòng ở, sau đó nhân viên y tế đến khám, kê đơn, cấp thuốc cho họ uống. Trưa, mang cơm đến phòng cho họ ăn. Buổi chiều công việc lại quay vòng như buổi sáng.
Tuy nhiên, đặc thù của công việc chăm sóc người tâm thần là rất gian nan. Khi lên cơn, họ gào thét, xé hết quần áo, thậm chí đánh cả cán bộ trung tâm bị thương. Bát bằng nhựa cũng bị họ đập vỡ.
Từ đầu năm nay trở về trước, khi khu nhà mới chưa xong, bệnh nhân còn ở khu nhà cũ thì rất bức bí, nước thải không lối thoát nên rất bẩn. Anh em ở đây phải cáng đáng nhiều việc. Khi có người chết, anh em phải tự lo ma chay, chôn cất họ trong khi chế độ mai táng phí lại rất thấp, trước đây chỉ 3 triệu đồng/người. Do chỉ 26 cán bộ, nhân viên nên có lúc anh em không đảm đương hết công việc. Còn suất ăn chỉ có 3 miếng thịt là không đúng vì còn thêm món rau, canh nữa.
- Tâm trạng của ông thế nào khi mấy ngày qua, dư luận rất bức xúc trước sai phạm này của trung tâm?
Ông Nguyễn Xuân Phú: Tôi rất buồn. (Nói đến đây, ông Phú im lặng một lúc rồi bật khóc - PV). Đến nay, sau khi rời lính về quê, tôi đã có gần 40 năm gắn bó với ngành thương binh xã hội, luôn coi những người được nuôi dưỡng tại trung tâm này như người nhà nhưng đến giờ lại rơi vào tình cảnh thế này.
Tôi biết mình đã sai khi chi không đúng qui định nhưng tôi xin khẳng định tôi không hề tư túi một đồng nào. Làm giám đốc hơn 20 năm nay nhưng tôi vẫn sống trong căn nhà xây 45m2, lợp bờ rô xi măng, lợp ngói do bà chị để lại ở xã này. Tôi xin nhận trách nhiệm đã làm sai khi chi không đúng qui định nhưng mong dư luận hiểu và thông cảm cho tính chất, đặc thù công việc của chúng tôi.
Sáng nay 3.11, Sở LĐ-TB-XH Nghệ An đã công bố quyết định tạm đình chỉ chức vụ ông Nguyễn Xuân Phú và một phó giám đốc của trung tâm này để tiếp tục làm rõ vụ việc tiêu cực tại trung tâm này.
Theo ông Nguyễn Đăng Dương, Phó giám đốc Sở, thanh tra đã kết luận từ năm 2011 đến nay, trung tâm này đã sai phạm 779 triệu đồng trong việc chi trả chế độ ăn uống, mua sắm quần áo, chăn màn và các dụng cụ sinh hoạt cho những người đang được nuôi dưỡng tại trung tâm này. Số tiền này đã được truy thu. Hiện trung tâm có 122 người tâm thần, 18 người gia neo đơn.
Khánh Hoan
Li Lan
Phấn
Anh Minh
Thái Duy
No
Lee
Đại Nguyễn
uniuhu
V Đ D
tho binh
Van
lehuuphuoc
hung
Đô
hạnh
Nguyễn Đức Niềm
dũng nguyễn
Khang
NGUYỄN THI KIỀU OANH
nguyenv
Nguyễn Thị Gái
h
phạm văn tường
can
Nguyễn Văn Thao
Thanh van
Thanh Tâm
Lương Ngọc Diệp
Hoàng Văn Điền
Đoàn Thu Vân
Nguyễn Văn Vấn
thanh trọng
ABC
Huy
đặng Quang
Bu Thả
ha ha
Chiến Vũ
Nguyễn
Dan thuong
Hảo
Nguoi doc bao
Cảnh
Chien
Thu
Trình Thị Phụng
Truc Nguyen
Nguyễn Hoàng Dũng
Bikhan
Không Không Biết