Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

LS Đôn và LS Trai tranh luận về “Luật sư chết nhát”

Tranh luận giữa LS Võ An Đôn và LS Ngô Ngọc Trai về chủ đề “Luật sư chết nhát”
FB LS Võ An Đôn 15-11-2015 - Qua sự kiện luật sư Trần Vũ Hải kêu gọi tuần hành thì chúng ta thấy ngay. Sau khi nghe tin luật sư Trần Vũ Hải bị công an phường Xuân La tạm giữ thì đa số luật sư ký tên trong đơn kiến nghị đã tỏ ra run sợ đến “vãi đái” ra quần. Ôi thương cho những đồng nghiệp nhu nhược và chết nhát của tôi !
Bầy cừu. Ảnh: internet
Luật sư được xem là nghề cao quý trong xã hội, đại diện cho tầng lớp tri thức và tinh hoa của một dân tộc, cứ nhìn vào đội ngũ luật sư của một quốc gia thì biết ngay nước đó phát triển hay lạc hậu. Luật sư những nước văn minh thì làm lãnh đạo xã hội, còn luật sư các nước chậm phát triển thì chỉ biết “chạy án” kiếm tiền.
Luật sư đúng nghĩa là người có kiến thức chuyên môn vững, có uy tín và đạo đức nghề nghiệp, có dũng khí đấu tranh cho công lý và lẽ phải. Hiện nay Việt Nam có khoảng 10 ngàn luật sư chính thức và 3 ngàn luật sư tập sự, nhưng thật sự được bao nhiêu luật sư đúng nghĩa ?

Nói về bằng cấp, học vị thì luật sư Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới, nhưng kiến thức thì chỉ được đào tạo và tiếp thu một chiều, nên khi hành nghề hoặc lý luận về một sự vật, hiện tượng cụ thể thì chỉ biết nhận xét đánh giá phiến diện một chiều, giống như con ngựa kéo xe bị che tấm vải hai bên mắt nên chỉ nhìn thấy đường thẳng mà không thấy hai bên đường mình đang đi.

Còn nói về dũng khí đấu tranh thì đa số luật sư Việt Nam thuộc diện nhu nhược, chỉ biết ăn theo, nói leo; không dám đấu tranh cho công lý và lẽ phải, chỉ biết làm sao có lợi cho bản thân và gia đình mình là được.

Qua sự kiện luật sư Trần Vũ Hải kêu gọi tuần hành thì chúng ta thấy ngay. Sau khi nghe tin luật sư Trần Vũ Hải bị công an phường Xuân La tạm giữ thì đa số luật sư ký tên trong đơn kiến nghị đã tỏ ra run sợ đến “vãi đái” ra quần.

Ôi thương cho những đồng nghiệp nhu nhược và chết nhát của tôi !
_____

FB Ngô Ngọc Trai

15-11-2015

Trên facebook của mình luật sư Đôn vừa có một stt chê trách các luật sư không dám ghi danh ủng hộ kiến nghị cũng như không dám xuống đường tuần hành là nhát. Mình thấy cũng nên trao đổi lại đôi điều.

Đầu tiên, mình thấy chê trách thì thật là dễ Đôn ạ, vì mình cũng là người vận động nên mình biết, khi mình vận động mọi người tham gia ghi danh ủng hộ kiến nghị, nhiều người đã từ chối, nhưng thay vì trách họ, mình nghĩ họ cần có thời gian.

Việc tuần hành gửi đơn đã không xảy ra khiến nhiều người thất vọng, thực ra luật sư Đôn và mọi người cũng chỉ nên tiếc nuối một chút thôi, chứ mà nếu thất vọng quá thì điều đó lại cho thấy luật sư Đôn đã thiếu những hiểu biết cần thiết.

Luật sư Đôn ạ, việc tuần hành nếu có đó phải là kết quả của một hành động đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng, tính toán trên mọi phương diện bối cảnh, tuyệt đối tránh một việc làm xốc nổi nôn nóng đem lại hệ quả xấu cho những người tham gia.

Khi mình đưa ra lời thông báo hoãn việc tuần hành gửi đơn, là vì sau khi xét lại thì chưa có được một kế hoạch chắc chắn nên phải dừng lại, thế thôi, đơn giản là làm gì cũng phải cân nhắc tính toán.

Luật sư Đôn có biết rằng ở Hà Nội gửi đơn cho các cơ quan trung ương thì nơi gửi là ở Văn phòng tiếp công dân tại số 1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà Đông, Hà Nội. Chính quyền đã bố trí nơi tiếp nhận đơn thư của những người khiếu kiện ở một nơi xa trung tâm nội thành.

Trong khi dự kiến và mong muốn của các luật sư thì muốn gửi đơn ở Văn phòng quốc hội số 22 Hùng Vương, ở Ba Đình nơi gần các cơ quan của trung ương. Cho nên nếu gửi ở 22 Hùng Vương thì sẽ không ai nhận cả, mà nếu gửi ở số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông thì lại không muốn, và đó là lý do cần phải hoãn lại và tính toán thêm.

Ngoài ra thì việc vận động ghi danh ủng hộ là việc làm dễ dàng nhưng cũng đã phải mất nhiều thời gian mới làm được, vậy thì việc vận động đi gửi đơn là việc làm đòi hỏi sự dấn bước hơn, lại cần thêm nhiều thời gian để vận động hơn.

Luật sư Đôn cần biết những điều đó. Cậu ở bên ngoài chê trách thì thật là dễ, cậu trách mọi người là nhát, như những con cừu, nhưng cậu hãy làm đi thì biết.

Cậu thử vận động xem có bao nhiêu luật sư sẽ tham gia cùng với cậu? Hãy thử đi.

Cậu đã sai khi trách mọi người Đôn ạ, đó không phải là cách của những người cầu thị thành công thực sự. Đó là lối hành xử của những người vô trách nhiệm Đôn ạ.

Cậu trách các luật sư là nhát, vậy cậu có thấy là mấy chục triệu dân Việt mình có nhát không? Vì sao?

Nếu trách luật sư không dám xuống đường thì tại sao không nhìn ra là bao nhiêu triệu dân mình cũng không dám xuống đường?

Mọi người cũng đều có lý do để làm điều đó đấy chứ, cũng như giới luật sư cũng chỉ là để phản đối quy định thủ tục về cấp giấy chứng nhận người bào chữa thôi mà?

Mọi người Việt Nam đều có lý do để xuống đường, vậy tại sao hàng chục triệu người không dám? Luật sư Đôn có nhận ra điều đó không, hãy ngồi một mình tĩnh tâm lại và nhìn sâu vào lại bản thân mình suy nghĩ xem rằng là tại sao nhé và có nguyên nhân vì sao nhé?

Trong bối cảnh như vậy, Đôn ạ, chúng ta ai cũng có những nỗi lo sợ mất mát, là một người vận động mình càng nhận thấy điều đó, không hiểu điều đó việc làm sẽ thất bại.

Bản thân mình bằng những việc làm dễ dàng nhẹ nhàng kéo các luật sư ra khỏi cái tổ kén thờ ơ tránh né mà lâu nay vẫn bao bọc lấy họ, theo thời gian từng bước một mình nghĩ rằng chúng ta sẽ tập dượt cho nhau về những việc cần làm sẽ làm.

Thế rồi sự càn rỡ thiếu suy xét của một số người đã khiến sự việc bung bét, nhiều người nặng lời chê trách, điều này như dội gáo nước lạnh vào ngọn lửa mới nhen nhóm được, khiến cho con ốc lại thụt sâu vào cái vỏ.

Mọi người nôn nóng muốn mọi người như mình, chẳng khác nào đốt cháy giai đoạn, đòi hỏi một việc làm vượt quá những điều kiện trong thực tại, giống như uống nước bằng vòi cứu hỏa, sẽ gây ngộp.

Cho nên gây ra những bước chậm tiến, thoái bộ, không gì lớn hơn là lỗi lầm của những người này.

Chúng ta, những ai mong muốn cho một nền tư pháp tiến bộ và xã hội dân chủ cần thấy rằng, một cuộc tuần hành không thể đem lại ngay kết quả. Mà ngược lại, một cuộc tuần có hệ quả xấu sẽ ngăn trở chúng ta tiến bước.

Và nếu không có cuộc tuần hành lần này, điều đó cũng không ngăn cản chúng ta sẽ có cuộc tuần hành lần sau và chúng ta còn có thể làm nhiều việc khác. Nhưng điều cần thiết là chúng ta cần biết xử lý và tránh những việc làm sai.

Nhiều người do dốt nát trước sự kiện đã dễ dàng buông lời chê trách, gây hoài nghi, ly tán, điều ngày sẽ cản trở chúng ta làm những việc về sau.

Cho nên chê trách không bằng nghĩ cách. Là một người có trách nhiệm và ý thức về thành công thực sự thì luật sư Đôn và những ai đó hãy nghĩ ra những kế hoạch và phương thức mà mọi người có thể chấp nhận được, hãy đưa ra những giải pháp cho những nguồn lực với đủ đầy những yếu tố hay dở như thực tại.

Thay vì đưa ra được kế sách có khả năng thành công đưa quần chúng đến với thành tựu đích thực, luật sư Đôn và một vài người lại chỉ buông ra lời chê trách, kích động vào tình cảm thiên kiến của mọi người, đó chính xác là lối hành động mỵ dân nguy hại của những kẻ bất tài mà chúng ta cần nên tránh.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/11/16/5826-tranh-luan-giua-ls-vo-an-don-va-ls-ngo-ngoc-trai-ve-chu-de-luat-su-chet-nhat/

2 nhận xét:

  1. Luận đàm
    Trước đây ở VN, và hiện tại ở các nước phát triển, Luật sư là giới trí thức rất được kính trọng, được tôn xưng là Thầy Cãi (Maitre), là do có nền học vấn uyên bác, rất giỏi biện luận, làu thông Luật pháp. Và khi đã đạt được học vị Tiến sĩ Luật (Docteur en Loi) thì là người rất xuất sắc, và có vị trí cao trong Xả hội.
    Còn trong chế độ Xả Hội Ưu việt của nước Vịt Đại Cồ ta, thì Tiến sĩ Luật nhiều như ruồi, mà ngành c/a chiếm số đông. Do đó mới có chuyện cười râm ran trên mạng là một vị TS Luật thiếu...tướng (tài) dẫn luật "...Hai LS bị đánh thương tật dưới tỷ lệ 11% nên không thể truy tố trước Pháp Luật". Tức cười chưa thưa Các Anh Các Chị?
    Bà LS Ngô Bá Thành nói sau năm 1975 là "...nước ta có rất nhiều luật, mà khi đem áp dụng thì đều xài LUẬT RỪNG!" Hay như trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày của VTH nói về vụ án NVGP 1956, có kể là Lê Đức Thọ (BTNV) tuyên bố "...LUẬT LÀ TAO", thì giới Luật sư chỉ còn là con Cờ...Hó kiểng của nhà nước công an trị, vì do được nuôi ăn để làm vì. Đoàn LS chỉ được phép ăn theo, nói leo. Xưa nay chưa từng nghe nói có LS thời đại hcm quang vinh nào cãi trắng án cho dân thường bị chế độ kết án oan, một chế độ có chủ trương lớn là "thà-bắt-lầm-còn-hơn-bỏ-sót" một em nào.!
    Vì vậy, LS Ngô Ngọc Trai "tâm tư" rất đúng, "...Nếu trách luật sư không dám xuống đường thì tại sao không nhìn ra là bao nhiêu triệu dân mình cũng không dám xuống đường?", khi ông dùng lý lẽ biện chứng đập lại LS Võ An Đôn về việc kết án các LS rút tên ra khỏi danh sách tuần hành đưa kiến nghị phản đối c/a là hèn nhát.
    Cố nhà Văn Nguyễn Tuân đã từng nói"...tớ còn sống đến ngày hôm nay là nhờ biết sợ!". Nhưng rồi Ông cũng đã chết!
    Ví thử trong Hội nghị Diên Hồng năm xưa, 200 (cho là vậy) Bô lão - đại diện cho các tầng lớp dân VN - cũng khôn ngoan mà "tâm tư" như thế, thì giờ này không biết rồi các LS của ta tranh cãi nhau bằng tiếng Việt hay tiếng Tầu nữa a!

    Trả lờiXóa
  2. Luật sư Võ An Đôn, tôi kính phục Ông! Ông là một trong số ít LS chân chính, dám đứng lên bảo vệ không công cho người dân lương thiện trong vụ kiện c/a đánh chết người ở NT, do đó mà ông bị đề nghị tước quyền Hành nghề LS. Câu nói đầy khí phách "...Chết cho Công lý là cái chết ngẩng cao đầu! " đã xác định vị trí của Ông trong lòng dân tộc VN. Chúc Ông nhiều sức khỏe và nhiều dũng cảm trong hành trình đi đòi Công lý và sự Công bằng cho người dân thấp-cổ-bé-miệng VN.

    Trả lờiXóa