Người phanh phui vụ ăn chặn tiền của người tâm thần kể chuyện ‘phá án’
“Tôi tiếp cận người bán thịt ở chợ chuyên cung cấp thịt cho bà Phương thì người này cho biết mỗi ngày bán cho bà Phương 5kg thịt lợn với giá 55.000 đồng/kg. Trong khi đó, tôi thấy giá công khai tại bảng bếp ăn là thịt giá 78.000 đồng/kg nên nghi ngờ…”, chị Đàm Lan Anh người đưa vụ “ăn chặn” tiền của người tâm thần tại Nghệ An kể lại.
Chị Đàm Lan Anh và những người tâm thần
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An
Trong cuộc tiếp xúc với phóng viên Thanh Niên Online sáng nay, 5.11, chị Đàm Lan Anh, 34 tuổi, ở TP.Vinh, người đã phát hiện, tìm bằng chứng và tố cáo vụ “ăn chặn” tiền của người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, kể về quá trình phanh phui sự việc kể trên.
– Chị biết đến Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần và người già, người không nơi nương tựa này từ khi nào?
Chị Đàm Lan Anh: Năm 2012, qua bạn bè, tôi đến trung tâm này và thấy cuộc sống họ rất khổ. Lúc đó họ đang sống ở khu nhà cũ kỹ, chật chội, bẩn thỉu. Sau đó, chúng tôi thường góp tiền lại, lâu lâu mua thực phẩm rồi nấu chín, mang lên đây tặng họ. Lúc đó, chúng tôi không biết chế độ ăn hàng ngày của họ thế nào và bị bớt xén ra sao.
– Chị phát hiện ra chế độ ăn, tiền quần áo của họ bị ăn chặn từ khi nào?
Chị Đàm Lan Anh: Sau một số lần lên làm từ thiện tại đây, năm 2014, tôi tiếp xúc với một số người tâm thần và nghe họ nói rằng cuộc sống của họ rất khổ, chế độ ăn rất thấp, quanh năm mỗi bữa chỉ có 2-3 miếng thịt lợn ba chỉ thái mỏng và canh rau. Theo dõi, tôi cũng thấy họ cứ ngày càng gầy đi nhưng cứ nghĩ có lẽ người tâm thần họ nói bâng quơ vậy chứ không dám nghĩ chế độ của họ đã bị lãnh đạo trung tâm ăn bớt, nên cũng không để ý lắm.
Khoảng giữa tháng 7 vừa rồi, trong chiến dịch “giải cứu” khoai lang cho nông dân Vĩnh Long, tôi lên đây để nấu ăn cho họ. Thấy suất ăn quá nghèo nàn với 2-3 miếng thịt ba chỉ mỏng dính và một bát canh, tô cơm cho mỗi bệnh nhân, tôi khá bất ngờ liền lấy điện thoại chụp lại rồi chia sẻ lên Facebook với mong muốn được mọi người chia sẻ, thông cảm và có thể giúp đỡ họ.
Khoảng giữa tháng 7 vừa rồi, trong chiến dịch “giải cứu” khoai lang cho nông dân Vĩnh Long, tôi lên đây để nấu ăn cho họ. Thấy suất ăn quá nghèo nàn với 2-3 miếng thịt ba chỉ mỏng dính và một bát canh, tô cơm cho mỗi bệnh nhân, tôi khá bất ngờ liền lấy điện thoại chụp lại rồi chia sẻ lên Facebook với mong muốn được mọi người chia sẻ, thông cảm và có thể giúp đỡ họ.
Tôi không ngờ hiệu ứng lại quá lớn khi được rất nhiều người đồng cảm, chia sẻ. Sau đó, tôi tiếp tục lên trung tâm này để tìm hiểu vì sao họ phải ăn uống kham khổ như thế và nghi ngờ chế độ của họ đã bị ăn chặn.
Chị Đàm Lan Anh thăm người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An
– Chị đã tìm hiểu và phát hiện chế độ của họ bị ăn chặn như thế nào?
Chị Đàm Lan Anh: Sau khi nghi vấn chế độ của họ bị ăn chặn có cơ sở, tôi tiếp cận bếp ăn của trung tâm để tìm hiểu. Các nhân viên ở đây cho biết, mỗi ngày họ nhận của bà Phương (bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó giám đốc trung tâm – PV) 5kg thịt lợn ba chỉ và 15 bó rau.
Sau đó, tôi tiếp cận với người bán thịt ở chợ chuyên cung cấp thịt cho bà Phương thì người này cho biết mỗi ngày bán cho bà Phương 5kg thịt lợn với giá 55.000 đồng/kg. Trong khi đó, tôi thấy giá công khai tại bảng bếp ăn là thịt giá 78.000 đồng/kg nên nghi ngờ.
Tại trung tâm, các chế độ ăn theo qui định nhà nước là khác nhau cho người già, người tâm thần nhưng ở đây đều cào bằng theo một khẩu phần ăn với 2-3 miếng thịt, rau và cơm.
Tại trung tâm, các chế độ ăn theo qui định nhà nước là khác nhau cho người già, người tâm thần nhưng ở đây đều cào bằng theo một khẩu phần ăn với 2-3 miếng thịt, rau và cơm.
Nhiều bệnh nhân tâm thần tôi tiếp xúc cho biết, 5 năm qua, hầu như họ không được phát quần áo, dép, chăn màn trong khi nhà nước qui định mỗi năm mỗi người được cấp 4 bộ quần áo, 1 đôi dép, 1 chăn, 1 chiếu, 1 cặp lồng. Các nhân viên ở đây khi tôi hỏi đều trả lời hàng năm họ có ký nhận trợ cấp nói trên do danh sách bà Phương đưa nhưng họ không được trợ cấp. Sau đó, tôi thu thập bằng chứng và để tố cáo.
– Chị đã tố cáo như thế nào?
Chị Đàm Lan Anh: Ngày 30.9, tôi viết tâm thư gửi Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về 7 nội dung sai phạm tại trung tâm này, đồng thời gửi đơn tố cáo đến Sở LĐ-TB-XH. Ba ngày sau thì thanh tra mời tôi đến làm việc, tôi cung cấp bằng chứng cho họ và họ đã vào cuộc.
– Chị có đồng ý với kết luận của thanh tra sở?
Chị Đàm Lan Anh: Tôi đồng ý với những nội dung thanh tra kết luận. Tôi cũng đề nghị ngoài việc phải kỷ luật cách chức lãnh đạo trung tâm này thì cần khởi tố vụ án để điều tra, xử lý nghiêm những người sai phạm nhằm xây dựng trung tâm này tốt hơn, người tâm thần đỡ cùng cực hơn.
– Trong quá trình tìm bằng chứng và tố cáo lãnh đạo trung tâm này, chị có bị áp lực gì không?
– Trong quá trình tìm bằng chứng và tố cáo lãnh đạo trung tâm này, chị có bị áp lực gì không?
Chị Đàm Lan Anh: Sau khi tôi đã gửi đơn tố cáo, lên lại trung tâm này, một số nhân viên và cả lãnh đạo trung tâm tỏ thái độ khó chịu khi gặp tôi, thậm chí họ nói không muốn cho tôi lên đây nữa. Gia đình tôi cũng lo lắng và khuyên tôi dừng lại nhưng tôi vẫn theo đuổi vụ việc đến cùng vì muốn những con người khốn khổ ở đây được đối xử tốt hơn, nhân đạo hơn.
– Đến nay, khi sự việc đã được phanh phui, tâm trạng của chị thế nào?
Chị Đàm Lan Anh: Tôi mừng vì sau khi tôi gửi đơn, thư, lãnh đạo tỉnh, Sở LĐ-TB-XH đã vào cuộc rất nhanh, làm việc khá khách quan và đã sớm kết luận vụ việc. Đến nay, công sức của mình bỏ ra đã có ý nghĩa khi đưa ra ánh sáng những khuất tất tồi tệ diễn ra từ nhiều năm nay tại trung tâm này.
Chị Đàm Lan Anh
Trả lời Thanh Niên Online ngày 3.11, ông Nguyễn Xuân Phú, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An cho rằng, hàng năm, do nguồn tài chính được phân bổ cho trung tâm rất ít trong khi nhu cầu chi thường xuyên lại nhiều nên ông đã phải “giật gấu vá vai”, lạm chi vào tiền cấp chế độ mua sắm quần áo, tư trang cho người tâm thần và người già được nuôi dưỡng tại đây để trả các khoản chi phát sinh ngoài sự toán.Sáng nay 5.11, trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Nguyễn Đăng Dương, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Nghệ An cho rằng, hàng năm, ngoài tiền lương và bảo hiểm, các trung tâm trực thuộc sở, trong đó có Trung tâm Bảo trợ xã hội đều được cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm theo mức nhà nước qui định.“Khó khăn thì khó khăn chung, anh phải liệu cơm gắp mắm cho đủ chứ lấy từ khoản trợ cấp cho người tâm thần và các đối tượng khác được nuôi dưỡng ở đây để bù vào khoản chi của đơn vị là sai hoàn toàn”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng cho biết, theo qui định, đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tâm thần được hưởng 170% tiền lương.
THEO THANH NIÊN
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/nguoi-phanh-phui-vu-an-chan-tien-cua-nguoi-tam-than-ke-chuyen-pha-an-630317.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét