Cơn sốt bàn ủi con gà
Những chiếc bàn ủi bằng đồng, tích nhiệt từ than củi và có ổ khóa hình gà trống bằng đồng, được sản xuất vào thời Pháp thuộc, nhập khẩu từ mẫu quốc lúc bấy giờ, đang là đối tượng săn lùng của giới buôn đồ cổ. Và đặc biệt là giới buôn kim loại quí hiếm, đây là món hàng khủng.
Những cơn sóng ngầm trong gia đình
Theo một người tên Nhân, hiện sống trên đường Lê Công Kiều, Sài Gòn, là người chuyên môi giới và sưu tầm bàn ủi con gà thời Pháp thuộc:“Thì những lô bàn ủi mà thời Pháp thuộc nó nhập qua, nó đi đường biển hoặc đường bộ, những lô hàng đầu mà có những con gà gật gù để gạt tới gạt lui, gạt con gà tới trước giở cái nắp lên để đổ than vô ủi đồ rồi gạt lui sau để khóa lại, thì những con gà đó nó đúc bằng đồng đen, rất có giá trị. Còn những lô hàng sau này thợ Việt Nam nhái khuôn đúc lại thì không có giá trị gì, nó đổ ra nó bán hàng loạt thì nó không có đồng đen, chỉ có giá trị là đồ cổ chưng chơi thôi, ai mà hên hên mua ve chai được là phát tài luôn!”
Cũng theo ông Nhân, hiện nay, hầu như mọi nơi, từ nam chí Bắc, người ta đang đổ xô đi tìm bàn ủi con gà để mua, có người mua với giá vài trăm ngàn đồng, cũng có người mua với giá vài chục triệu đồng, thậm chí có người mua với giá vài trăm triệu đồng. Nhưng hầu như 99% người đi mua bàn ủi không hiểu biết gì về loại vật dụng này. Không hiếm những người nghe tin đồn bàn ủi này có giá trị cao, đổ tiền ra mua rồi ôm hận vì thua lỗ.
Như trường hợp chủ một tiệm vàng ở thành phố Huế, ông này bỏ ra ba tỉ đồng, thành lập nguyên một đội ngũ đi săn lùng bàn ủi để mua với giá thấp bèo và về bán lại cho ông ta với giá ba chục triệu đồng mỗi chiếc. Kết cục là trong vòng chưa đầy ba tháng, ông đã mua được trên một trăm chiếc bàn ủi con gà nhưng nó chỉ có giá trị tương đương đồng nát, hoàn toàn không có chiếc bàn ủi nào cứu được số vốn mà ông ta đã bỏ ra.
Giải thích lý do thua lỗ của ông chủ tiệm vàng, anh Nhân cho rằng ông quá lanh lẹ trong huyện làm ăn nhưng lại không tìm hiểu kĩ về đối tượng hàng hóa của mình và mua lầm toàn bộ số hàng trên. Bởi vì trong dòng bàn ủi đồng có khóa hình con gà, có đến ba loại dễ nhận biết và có tổng cộng hơn hai mươi loại bàn ủi nhìn na ná nhau. Thậm chí mẫu mã giống y hệt nhau, tính năng và dấu hiệu cũng giống hệt nhau nhưng trên thực tế về mặt chất lượng thì khác nhau cả một trời một vực.
Ví dụ như bàn ủi con gà của Huế sản xuất những năm 1930 sẽ giống y hệt bàn ủi do Pháp sản xuất. Và nếu thử sơ sài, chất lượng, trọng lượng của nó cũng na ná, li lai nhau đến mức khó phân biệt. Trong trường hợp này, nếu như người mua không có kinh nghiệm và chuyên môn, gặp loại bàn ủi do Huế sản xuất mà mua nhầm thì chỉ có đem về để làm kỉ niệm cho vui chứ chẳng buôn bán được gì. Ông chủ tiệm vàng ở Huế rơi vào trường hợp này nên dở khóc dở cười. Đó là chưa nói đến chuyện tranh giành nhau để mua hàng, rồi ngay cả người bán cũng tranh giành nhau trong gia đình, giữa anh em sứt mẻ tình cảm.
Một người tên Thiện ngậm ngùi kể rằng kể từ lúc chiếc bàn ủi con gà có giá trị, cả nhà anh trở nên lộn xộn, anh em mất đoàn kết bởi ai cũng dòm ngó trông chừng chiếc bàn ủi, sợ người khác lấy trộm đi bán. Mãi như thế cho đến lúc kẻ trộm khoắn mất chiếc bàn ủi thì cả nhà xãy ra một trận cãi cọ nảy lửa, thiếu điều đánh nhau, tình cảm hoàn toàn bị mất đi vì chiếc bàn ủi than. Anh thấy buồn vì chuyện này nhưng không có cách nào giải quyết được, mọi tình cảm mong manh hoàn toàn bị phá vỡ bởi một chút tiền bán bàn ủi nếu có.
Hàng giả, hàng nhái bắt đầy rẫy thị trường
Anh Sự, một người được giới mua bán đồ cổ và bàn ủi xếp vào hàng chuyên gia, cho chúng tôi biết: “Trên thực tế thì cái con gà trong cái bàn ủi là một hợp chất đặc biệt, người ta dùng để chế tạo một số vi mạch phi thuyền, vỏ vi thuyền để chống ma sát vì khả năng tích nhiệt của nó rất thấp. Nhưng gần đây có một số cái làm giả, như nug trên bếp gas khoảng ba bốn chục phút nó vẫn không tích nhiệt nhưng thực ra đó là đồ giả. Thậm chí ba, bốn công ty chạy vô mua, đấu giá nhưng rồi thử mới biết là đồ giả. Nhưng đã tốn rất nhiều trong quá trình chạy đua. Hiện tại thị trường bàn ủi con gà rất náo loạn, loạn xạ, hỡm hờ, nhặng xị. Người dân mình cứ nghe có tiền thì lao vào nhưng tôi thấy nên coi lại, vì tôi cũng từng mua, bán lại cho công ty những cái bàn ủi như thế. Nhưng riết rồi tôi cũng thấy nản, mệt! Những cái thu nhập siêu lợi nhuận thì cũng có cái hay của nó nhưng riết hồi nó cũng chộn rộn, tôi thấy mệt, không muốn đụng tới nữa!”
Cũng theo người đàn ông này, sự chộn rộn của thị trường bàn ủi con gà vô hình trung tạo nên một cơn sóng ngầm có thể đánh tan chút lương tâm còn sót lại trong mỗi con người nếu như họ không đủ tỉnh táo. Ngay cả những nông dân chân chất, mộc mạc cũng bị kéo vào cuộc và bị biến thành những con tốt thí của những tay bất lương.
Hiện nay, những tay thuộc vào hàng sư sải làm hàng nhái ở chợ Lớn, Sài Gòn đã bắt đầu sản xuất hàng loạt bàn ủi có tính năng tương tự chiếc bàn ủi con gà thời Pháp, từ trọng lượng con gà cho đến khả năng chịu nhiệt rất cao và tỏa nhiệt một cách nhanh chóng của nó. Những chiếc bàn ủi hàng nhái được bí mật gởi vào nhà nông dân ở các vùng quê, để cho bụi bặm bám vào và đợi những người buôn bàn ủi thiếu kinh nghiệm đến để bán.
Thường thì những chiếc bàn ủi hàng nhái sẽ được hét với giá từ một trăm triệu đồng đến hai trăm triệu đồng và cho thử thoải mái, mỗi lần thử phải trả chi phí cho chủ nhân của nó một trăm ngàn đồng. Chính vì đang khó khăn và tự dưng có khoản tiền quá dễ dãi, thậm chí không biết mình đang tiếp tay cho tội ác mà người nông dân xem đây là món là lộc trời. Có nhiều người, diễn đi diễn lại trò này với người buôn bàn ủi, riết thành quen, khi phát hiện ra mình đang tiếp tay cho kẻ gian lận vẫn không thấy áy náy mà còn xem đây là sự may mắn.
Anh Sự chua chát nói thêm rằng anh cảm thấy hụt hẫng khi nhận ra rằng hưa bao giờ con người lại gian lận và sống giả dối như bây giờ. Có một trường hợp anh đã gặp mà anh không bao giờ quên, cách đây vài tháng, anh vào một vùng quê ở Tuy Phước, Bình Định để tìm mua bàn ủi. Sau khi thử và ngã giá 150 triệu đồng, chủ nhà đồng ý bán. Anh ra ngân hàng rút tiền vào trả. Đến khi nhận bàn ủi, anh thấy hơi lạ nên thử lại lần nữa. Lần thử này anh phát hiện ra người ta đã đổi mất con gà chịu nhiệt trên nắp bàn ủi và thay vào đó một con khác. Mà với người mua bàn ủi, nếu mất con gà chịu nhiệt thì xem như chiếc bàn ủi không có giá trị.
Anh thương lượng để trả lại hiếc bàn ủi và cố gắng thuyết phục nhưng chủ nhà thay vì trả lại tiền cho anh, lại kêu anh em họ hàng đến đe dọa anh. Cuối cùng, năn nỉ hết nước, chủ nhà chấp nhận trả cho anh 50 triệu đồng và nói rằng nếu anh không đồng ý lấy thì mất hẳn số tiền. Nhưng nếu lấy 50 triệu thì phải đưa điện thoại cho họ để họ xóa mọi tập tin ghi âm, phải cho họ kiểm tra trong người thử có máy ghi âm hay không.
Cuối cùng, anh cay đắng cầm lại 50 triệu đồng. Nguyên một tháng trời anh mất ngủ vì chuyện này.
Chuyện cái bàn ủi than có khóa con gà do Pháp sản xuất đang là câu chuyện nóng hổi ở khắp mọi nẻo đường Việt Nam. Và nhiều người buôn bàn ủi cho biết nguồn hàng được họ tập trung để đưa sang Trung Quốc cùng một số nước khác. Lần này, người Trung Quốc không mua cau non hay gỗ huỳnh đàn mà mua bàn ủi. Thêm lần nữa, uộc mua bán của họ làm xáo trộn sự yên bình trong từng góc khuất thôn quê.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Bàn ủi than có ổ khóa hình gà trống bằng đồng, RFA, Nghe bài này
Có những chiếc bàn ủi nằm ngủ quên trong xó phòng, góc kho mấy chục năm nay vì phải nhường chỗ cho bàn ủi điện bỗng dưng trở thành gia bảo, cứu chủ của nó khỏi đói nghèo. Nhưng cũng có lắm chuyện éo le cười ra nước mắt bởi chiếc bàn ủi con gà.Những cơn sóng ngầm trong gia đình
Theo một người tên Nhân, hiện sống trên đường Lê Công Kiều, Sài Gòn, là người chuyên môi giới và sưu tầm bàn ủi con gà thời Pháp thuộc:“Thì những lô bàn ủi mà thời Pháp thuộc nó nhập qua, nó đi đường biển hoặc đường bộ, những lô hàng đầu mà có những con gà gật gù để gạt tới gạt lui, gạt con gà tới trước giở cái nắp lên để đổ than vô ủi đồ rồi gạt lui sau để khóa lại, thì những con gà đó nó đúc bằng đồng đen, rất có giá trị. Còn những lô hàng sau này thợ Việt Nam nhái khuôn đúc lại thì không có giá trị gì, nó đổ ra nó bán hàng loạt thì nó không có đồng đen, chỉ có giá trị là đồ cổ chưng chơi thôi, ai mà hên hên mua ve chai được là phát tài luôn!”
Cũng theo ông Nhân, hiện nay, hầu như mọi nơi, từ nam chí Bắc, người ta đang đổ xô đi tìm bàn ủi con gà để mua, có người mua với giá vài trăm ngàn đồng, cũng có người mua với giá vài chục triệu đồng, thậm chí có người mua với giá vài trăm triệu đồng. Nhưng hầu như 99% người đi mua bàn ủi không hiểu biết gì về loại vật dụng này. Không hiếm những người nghe tin đồn bàn ủi này có giá trị cao, đổ tiền ra mua rồi ôm hận vì thua lỗ.
Như trường hợp chủ một tiệm vàng ở thành phố Huế, ông này bỏ ra ba tỉ đồng, thành lập nguyên một đội ngũ đi săn lùng bàn ủi để mua với giá thấp bèo và về bán lại cho ông ta với giá ba chục triệu đồng mỗi chiếc. Kết cục là trong vòng chưa đầy ba tháng, ông đã mua được trên một trăm chiếc bàn ủi con gà nhưng nó chỉ có giá trị tương đương đồng nát, hoàn toàn không có chiếc bàn ủi nào cứu được số vốn mà ông ta đã bỏ ra.
Giải thích lý do thua lỗ của ông chủ tiệm vàng, anh Nhân cho rằng ông quá lanh lẹ trong huyện làm ăn nhưng lại không tìm hiểu kĩ về đối tượng hàng hóa của mình và mua lầm toàn bộ số hàng trên. Bởi vì trong dòng bàn ủi đồng có khóa hình con gà, có đến ba loại dễ nhận biết và có tổng cộng hơn hai mươi loại bàn ủi nhìn na ná nhau. Thậm chí mẫu mã giống y hệt nhau, tính năng và dấu hiệu cũng giống hệt nhau nhưng trên thực tế về mặt chất lượng thì khác nhau cả một trời một vực.
Bán bàn ủi than hình con gà đời xưa (muaban.net)
Ví dụ như bàn ủi con gà của Huế sản xuất những năm 1930 sẽ giống y hệt bàn ủi do Pháp sản xuất. Và nếu thử sơ sài, chất lượng, trọng lượng của nó cũng na ná, li lai nhau đến mức khó phân biệt. Trong trường hợp này, nếu như người mua không có kinh nghiệm và chuyên môn, gặp loại bàn ủi do Huế sản xuất mà mua nhầm thì chỉ có đem về để làm kỉ niệm cho vui chứ chẳng buôn bán được gì. Ông chủ tiệm vàng ở Huế rơi vào trường hợp này nên dở khóc dở cười. Đó là chưa nói đến chuyện tranh giành nhau để mua hàng, rồi ngay cả người bán cũng tranh giành nhau trong gia đình, giữa anh em sứt mẻ tình cảm.
Một người tên Thiện ngậm ngùi kể rằng kể từ lúc chiếc bàn ủi con gà có giá trị, cả nhà anh trở nên lộn xộn, anh em mất đoàn kết bởi ai cũng dòm ngó trông chừng chiếc bàn ủi, sợ người khác lấy trộm đi bán. Mãi như thế cho đến lúc kẻ trộm khoắn mất chiếc bàn ủi thì cả nhà xãy ra một trận cãi cọ nảy lửa, thiếu điều đánh nhau, tình cảm hoàn toàn bị mất đi vì chiếc bàn ủi than. Anh thấy buồn vì chuyện này nhưng không có cách nào giải quyết được, mọi tình cảm mong manh hoàn toàn bị phá vỡ bởi một chút tiền bán bàn ủi nếu có.
Hàng giả, hàng nhái bắt đầy rẫy thị trường
Anh Sự, một người được giới mua bán đồ cổ và bàn ủi xếp vào hàng chuyên gia, cho chúng tôi biết: “Trên thực tế thì cái con gà trong cái bàn ủi là một hợp chất đặc biệt, người ta dùng để chế tạo một số vi mạch phi thuyền, vỏ vi thuyền để chống ma sát vì khả năng tích nhiệt của nó rất thấp. Nhưng gần đây có một số cái làm giả, như nug trên bếp gas khoảng ba bốn chục phút nó vẫn không tích nhiệt nhưng thực ra đó là đồ giả. Thậm chí ba, bốn công ty chạy vô mua, đấu giá nhưng rồi thử mới biết là đồ giả. Nhưng đã tốn rất nhiều trong quá trình chạy đua. Hiện tại thị trường bàn ủi con gà rất náo loạn, loạn xạ, hỡm hờ, nhặng xị. Người dân mình cứ nghe có tiền thì lao vào nhưng tôi thấy nên coi lại, vì tôi cũng từng mua, bán lại cho công ty những cái bàn ủi như thế. Nhưng riết rồi tôi cũng thấy nản, mệt! Những cái thu nhập siêu lợi nhuận thì cũng có cái hay của nó nhưng riết hồi nó cũng chộn rộn, tôi thấy mệt, không muốn đụng tới nữa!”
Cũng theo người đàn ông này, sự chộn rộn của thị trường bàn ủi con gà vô hình trung tạo nên một cơn sóng ngầm có thể đánh tan chút lương tâm còn sót lại trong mỗi con người nếu như họ không đủ tỉnh táo. Ngay cả những nông dân chân chất, mộc mạc cũng bị kéo vào cuộc và bị biến thành những con tốt thí của những tay bất lương.
Hiện nay, những tay thuộc vào hàng sư sải làm hàng nhái ở chợ Lớn, Sài Gòn đã bắt đầu sản xuất hàng loạt bàn ủi có tính năng tương tự chiếc bàn ủi con gà thời Pháp, từ trọng lượng con gà cho đến khả năng chịu nhiệt rất cao và tỏa nhiệt một cách nhanh chóng của nó. Những chiếc bàn ủi hàng nhái được bí mật gởi vào nhà nông dân ở các vùng quê, để cho bụi bặm bám vào và đợi những người buôn bàn ủi thiếu kinh nghiệm đến để bán.
Thường thì những chiếc bàn ủi hàng nhái sẽ được hét với giá từ một trăm triệu đồng đến hai trăm triệu đồng và cho thử thoải mái, mỗi lần thử phải trả chi phí cho chủ nhân của nó một trăm ngàn đồng. Chính vì đang khó khăn và tự dưng có khoản tiền quá dễ dãi, thậm chí không biết mình đang tiếp tay cho tội ác mà người nông dân xem đây là món là lộc trời. Có nhiều người, diễn đi diễn lại trò này với người buôn bàn ủi, riết thành quen, khi phát hiện ra mình đang tiếp tay cho kẻ gian lận vẫn không thấy áy náy mà còn xem đây là sự may mắn.
Anh Sự chua chát nói thêm rằng anh cảm thấy hụt hẫng khi nhận ra rằng hưa bao giờ con người lại gian lận và sống giả dối như bây giờ. Có một trường hợp anh đã gặp mà anh không bao giờ quên, cách đây vài tháng, anh vào một vùng quê ở Tuy Phước, Bình Định để tìm mua bàn ủi. Sau khi thử và ngã giá 150 triệu đồng, chủ nhà đồng ý bán. Anh ra ngân hàng rút tiền vào trả. Đến khi nhận bàn ủi, anh thấy hơi lạ nên thử lại lần nữa. Lần thử này anh phát hiện ra người ta đã đổi mất con gà chịu nhiệt trên nắp bàn ủi và thay vào đó một con khác. Mà với người mua bàn ủi, nếu mất con gà chịu nhiệt thì xem như chiếc bàn ủi không có giá trị.
Anh thương lượng để trả lại hiếc bàn ủi và cố gắng thuyết phục nhưng chủ nhà thay vì trả lại tiền cho anh, lại kêu anh em họ hàng đến đe dọa anh. Cuối cùng, năn nỉ hết nước, chủ nhà chấp nhận trả cho anh 50 triệu đồng và nói rằng nếu anh không đồng ý lấy thì mất hẳn số tiền. Nhưng nếu lấy 50 triệu thì phải đưa điện thoại cho họ để họ xóa mọi tập tin ghi âm, phải cho họ kiểm tra trong người thử có máy ghi âm hay không.
Cuối cùng, anh cay đắng cầm lại 50 triệu đồng. Nguyên một tháng trời anh mất ngủ vì chuyện này.
Chuyện cái bàn ủi than có khóa con gà do Pháp sản xuất đang là câu chuyện nóng hổi ở khắp mọi nẻo đường Việt Nam. Và nhiều người buôn bàn ủi cho biết nguồn hàng được họ tập trung để đưa sang Trung Quốc cùng một số nước khác. Lần này, người Trung Quốc không mua cau non hay gỗ huỳnh đàn mà mua bàn ủi. Thêm lần nữa, uộc mua bán của họ làm xáo trộn sự yên bình trong từng góc khuất thôn quê.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét