Vụ ngân hàng Barclays của Anh toan tính làm giá lãi
suất liên ngân hàng London, hay còn gọi là lãi suất Libor - công cụ tham
chiếu chi phí cho vay trên toàn thế giới, bị phanh phui đã gây ra xáo
trộn trong ngành ngân hàng.
> Anh quyết phanh phui vụ thao túng lãi suất của các đại gia
> Anh quyết phanh phui vụ thao túng lãi suất của các đại gia
Song vấn đề không chỉ nằm ở sự quản lý yếu kém từ các
công ty tài chính lớn, mà còn dấy lên câu hỏi về mức đáng tin và tính
chính xác của lãi suất cơ bản, vốn được khu vực tư nhân quy định và
không có sự giám sát từ phía chính phủ.
Barclays là một trong những "ngân hàng đại gia" của Anh dính vào bê bối lãi suất. Ảnh: Hydromontage |
Khi một khách hàng gửi tiết
kiệm trong các quỹ, hay thông qua trái phiếu ngắn hạn, các dạng tài sản
thế chấp hoặc vay nợ doanh nghiệp, thì lãi suất nhận hoặc được trả
thường dựa trực tiếp hoặc gián tiếp trên Libor. Lãi suất này là tham
chiếu cho gần một nửa khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh, hơn 70% thị
trường kỳ hạn (thị trường tương lai) tại Mỹ và cho phần lớn thị trường
tín dụng chéo, nơi các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro từ những thay đổi
của lãi suất.
Libor hình thành từ những năm
1980 của thế kỷ trước, khi các ngân hàng bắt đầu cho vay lẫn nhau, với
kỳ vọng trở thành lãi suất bình quân để những ngân hàng lớn có thể vay
từ các đơn vị cùng ngành mà không phải thế chấp. Tuy nhiên, lượng nhà
băng sẵn lòng cho đối thủ vay theo điều kiện như trên ngày càng giảm do
sự đi xuống của nền kinh tế, bao gồm cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu từ năm 2010, cùng với đó
là tín nhiệm của hàng loạt ngân hàng lớn bị hạ trong năm 2012 này.
Nhiều ngân hàng đã chuyển sang
hình thức vay đảm bảo và lựa chọn những đơn vị lớn như Cục dự trữ liên
bang (Mỹ) hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Năm 2008, Thống đốc
Mervyn King của Ngân hàng Anh quốc nói: "Nói kiểu gì cũng có thể hiểu
Libor là lãi suất mà các ngân hàng không cho nhau vay được". Những thay
đổi trên thị trường đã khiến người ta phải đặt câu hỏi trước tính chính
xác của loại điểm quan trọng này.
Đầu tiên là tại sao Libor lại
khác biệt so với các chuẩn điểm lãi suất vay theo đồng đôla Mỹ hay liên
ngân hàng châu Âu (Euribor) đưa ra? Cả hai đều được tính toán dựa trên
câu trả lời của các ngân hàng. Đối với Libor, nhà băng sẽ được hỏi họ
cho rằng lãi suất đi vay của mình là bao nhiêu, trong khi với Euribor,
ngân hàng phải trả lời câu hỏi theo họ lãi suất nào có thể cho các đơn
vị cùng ngành khác vay được.
Tiếp theo, vì sao Libor và các
điểm lãi suất điển hình khác lại không có cùng biên kể từ năm 2008, khi
lãi suất vay có thể mặc định bởi thị trường ngoại hối? Lý thuyết tài
chính lâu nay vẫn được biết đến với tên "ngang giá lãi suất" cho thấy,
sự khác biệt giữa lãi suất tại hai quốc gia sẽ đồng hành với thay đổi
trong tỷ giá giao dịch giữa đồng tiền của hai nhà nước. Theo như lý
thuyết này, cho đến năm 2007, những chênh lệch giữa lãi suất vay và cho
vay của hai loại tiền khác nhau sẽ tính dễ dàng qua tỷ lệ ngoại hối.
Thứ ba, tại sao biến động của
đồng đôla (vốn đặt cho Libor) lại thấp hơn nhiều so với các loại điểm
tín dụng ngắn hạn khác trên thị trường? Giống như cổ phiếu và trái
phiếu, lãi suất ngắn hạn luôn phải chịu những biến động nhất định.
Thêm vào đó, lãi suất có nhiều
mức khiến một số nhà băng đã đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Anh không so với
những bản hợp đồng hoán đổi nợ xấu của họ (những công cụ tài chính
tương tự như bảo hiểm và là một biến pháp để tính toán rủi ro tính dụng
của ngân hàng). Đã từng có thời gian lãi suất các hợp đồng này nới rộng
tại một số ngân hàng (cho thấy nguy cơ tín dụng tăng cao), trong khi
Libor vẫn ổn định (đồng nghĩa với chi phí vay mượn của ngân hàng không
thay đổi).
Khi Ủy ban Giao dịch hàng hóa
tương lai (CFTC), đơn vị giám sát đa dạng thị trường, bắt đầu để mắt tới
lãi suất vào năm 2008, họ phải để ý tới các câu hỏi vì sao số vay nợ
giữa các ngân hàng lại giảm xuống (dựa trên Libor). Luật trao đổi hàng
hóa Mỹ ghi rõ ngăn cấm các hành vi thao túng và báo cáo sai thông tin
nhằm mục đích làm giá sản phẩm, bao gồm cả lãi suất như Libor. Thị
trường vận hành tốt nhất khi các điểm lãi suất được dựa trên những giao
dịch thực tế, và nếu Libor không có mặt trong những thương vụ như vậy,
mọi thứ sẽ bị đẩy khống lên.
Một giải pháp cho vấn đề này là
sử dụng lãi suất khác, ví dụ lãi suất hoán đổi qua đêm (dựa trên giao
dịch thực). Ngoài ra vẫn còn các điểm lãi suất chuẩn khác dựa trên những
hợp đồng ngắn hạn được đảm bảo giữa các ngân hàng và những đơn vị tài
chính khác.
Bê bối của ngân hàng Barclays
cho thấy Libor đang trở nên yếu ớt hơn trong khâu quản lý. Lúc này,
ngành ngân hàng cần phải thay thế Libor bằng một chuẩn khác, dựa trên
các giao dịch thực và dễ kiếm chứng, để phục hồi lại niềm tin của khách
hàng đối với lãi suất vay mượn, vốn luôn cần trung thực và rõ ràng.
Anh Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét