Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

VinFast thực sự không hề muốn bán xe!

Không biết ô tô điện của Vin ở Mỹ thế nào, nhưng xe buýt điện của Vin ở Hà Nội quá tệ, nhất là thường xuyên hỏng hóc dọc đường.
VinFast thực sự không hề muốn bán xe!
FB Tiến Nguyễn - 21-2-2023 Khi mình post những status về VinFast, chắc hẳn có người tưởng mình ghét Vin! Cố tình moi móc những lỗi để mà ‘hả hê’. Là người Việt ai cũng mong muốn các sản phẩm Việt Nam thành công. Khi mình đi mua một đôi giày, áo quần… hễ thấy là ‘made in Vietnam’ thì mình ưu tiên chọn nó thay vì các nước khác. Cho dù mình biết rằng chủ những hãng áo quần, giày dép đó là người Hàn, Đài Loan. Nhưng dẫu sao cũng là những sản phẩm do bàn tay công nhân Việt làm ra.

Thế nhưng đối với Vin thì càng ngày càng lộ rõ là họ không hề muốn làm công nghệ thực sự.

Mình không muốn nói về các lỗi của sản phẩm Vin. Điều đương nhiên xảy ra ở một hãng mới và càng đương nhiên hơn nữa khi họ không sở hữu bất kỳ một công nghệ riêng nào cả.

Văn hóa lạ hay vô văn hóa ?

Văn hóa lạ hay vô văn hóa ?
Văn hóa lạ
DƯƠNG THANH TÙNG 22/02/2023 "Đầu xuân cuộc rượu chén trà". Qua Tết Nguyên đán đã lâu nhưng nhiều nơi vẫn ồn ã tiếng hô "một hai ba dô" hối thúc nhau trong cuộc rượu bia. Tiếng dô (vô, vào) đặc trưng âm ngữ của người phương Nam đã trở thành “khẩu tửu” tại nhiều cuộc rượu. "Một hai ba dô!" xa lạ với văn hóa (đặc biệt là văn hóa ẩm thực) và thiếu tương đồng về âm ngữ (Bắc, Trung, Nam). "Một hai ba dô", thúc ép nhau cạn ly, cạn chén, còn là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Dù mang âm ngữ đặc trưng phương Nam nhưng tiếng đồng thanh “một hai ba dô” không xuất phát từ các “anh hai” miền Đông hay miền Tây Nam bộ, bởi trong các cuộc “nhậu tàn canh”, bất kể bao nhiêu người cũng chỉ có duy nhất một chiếc ly (cốc, chén theo cách gọi của người miền Bắc). Chiếc ly chuyền quanh mâm nhậu được gọi là “ly xây chừng”. Ly “xây chừng” đến tay ai thì người đó tự rót để uống nên hoàn toàn không có chuyện “một hai ba dô!”.

NĂM NGÀY THỤY SĨ CỦA TÔI

NĂM NGÀY THỤY SĨ CỦA TÔI
Trần Tố Nga - Tôi đi Thụy Sĩ với mục đích đền ơn đáp nghĩa vì đã nhiều năm qua, Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam không những đã gắn bó cùng với Việt Nam mà cũng đã luôn ở bên tôi trong bảy năm tôi đứng kiện các tập đoàn hóa chất Mỹ đã từng cung cấp chất khai quang trong đó có chứa một hàm lượng lớn chất dioxine phá hủy môi trường giết hại con người. 

Tôi đi Thụy Sĩ cũng vì vừa phát hiện ra ba người đã từng cách đây 50 năm, đúng ngày chính thức mở bốn bên Hội nghị Paris sau những đấu tranh gay go, leo lên tận đỉnh cao gần 100 mét của nhà thờ Đức Bà Paris để treo lá cờ Mặt Trận Dân tộc Giải phóng MNVN. Lá cờ MTDTGPMNVN hiện hữu, được báo chí thời bấy giờ nói đến, nhắc đến, được người dân VN cảm phục và báo chí thời bấy giờ nhắc đến, nhưng không ai biết tác giả là ai. Nghĩa cữ anh hùng ấy làm tôi, một cán bộ năm xưa của MT xúc động đến tận cùng , nên tôi khăn gói lên đường đi tìm họ .

Đồng tiền Việt Nam sẽ tiếp tục bị phá giá ?

Đồng tiền Việt Nam sẽ tiếp tục bị phá giá ?
Năm 2022, đồng nội tệ (VND) đã mất giá 8,6% so với USD; dù vậy, đây là mức mất giá "khiêm tốn" so với các đồng nội tệ của nhiều nền kinh tế trong khu vực. Bước sang năm 2023, trước rủi ro từ NHTW Mỹ, bức tường nợ công, tư kỷ lục và thiếu hụt dự trữ ngoại hối tại các NHTW, làn sóng phá huỷ đồng nội tệ được Bloomberg dự báo sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Liệu Việt Nam có bị cuốn vào làn sóng này không?

1) Làn sóng phá giá đồng nội tệ 2023

Một tuần trước, trang Bloomberg nhận định rằng một làn sóng phá huỷ đồng nội tệ đang diễn ra tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Các nền kinh tế buộc phải phá giá đồng nội tệ của họ để nhận gói cứu trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Và một vài trong nhóm các nước nặng nợ nhất thế giới sẽ phải hi sinh đồng nội tệ của mình để nhận được cứu trợ.

Làn sóng phá giá đồng tiền của các nền KT mới nổi

Làn sóng phá giá đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi
20/02/2023 An Huy - Một loạt vụ phá giá tiền tệ trong thời gian gần đây đã cho thấy sức ép lớn đè nặng lên nhiều nền kinh tế mới nổi, khi sức mạnh của đồng USD buộc các quốc gia này phải “đốt” dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ...
Đối với một số nước lâm khủng hoảng nợ, phá giá đồng tiền cũng là một lựa chọn “bất khả kháng” để đổi lấy sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Bốn ân nghĩa trong đời người

Bốn ân nghĩa trong đời người
Ân Nghĩa là ghi nhớ việc người khác làm cho mình, giúp mình khi khó khăn, và do đó trong cuộc sống mỗi chúng ta đều nên luôn làm điều tốt cho người khác. Ai ai cũng đối với nhau bằng ân nghĩa cuộc sống sẽ trở nên ấm áp, bình an. Không gặp được người đã giúp mình để báo ân, cách tốt nhất đó là ghi nhớ ân đó và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, giống như ân nhân đã giúp mình.
Con người có tình, sống trong ân nghĩa, vậy nên tình và nghĩa cấu thành nên nhân cách của con người. Một người sống có tình có nghĩa luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của người khác. Trong cuộc sống, mọi người đối tốt với nhau sẽ tồn tại rất nhiều loại ân nghĩa, tuy nhiên, có 4 loại ân nghĩa mà chúng ta nên khắc ghi và báo đáp:

Chuyện khủng hoảng nợ công của nước Mỹ

Chuyện khủng hoảng nợ công của nước Mỹ
Ngày 01/02, nợ công của Mỹ đã vượt mức 30 nghìn tỷ USD. Việc Quốc hội Mỹ nâng trần nợ không còn là điều mới mẻ. Vấn đề nằm ở chỗ, chỉ trong vài tháng gần đây, khoản nợ đã tăng thêm nửa nghìn tỷ USD. Nợ công của Mỹ đã vượt quá cả GDP. Đối với bất kỳ quốc gia nào, khi chính phủ nợ, toàn bộ nền kinh tế sẽ phải gồng mình trả nợ.

Vào tháng 11/2021, khi nợ công quốc gia của Mỹ dao động quanh mức giới hạn là 28,5 nghìn tỷ USD, Bộ trưởng Tài chính (và cựu Chủ tịch Fed) Janet Yellen đã cảnh báo Quốc hội:

“Mặc dù tôi rất tin tưởng rằng bộ Tài chính sẽ có thể tài trợ cho chính phủ Mỹ đến hết ngày 15/12 và hoàn thành việc đầu tư vào Quỹ Tín thác đường cao tốc, nhưng bộ Tài chính có thể sẽ không còn đủ nguồn lực để tiếp tục tài trợ cho các hoạt động của chính phủ Mỹ sau ngày này".

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Phiếu tín nhiệm sẽ ‘tác động mạnh’ sự nghiệp quan chức?

Ai cũng biết, ông Nguyễn Phú Trọng đang càng ngày càng trở thành “bậc thầy” trong dựng lên các quy định của Đảng và Nhà nước có lợi cho các mục tiêu hoạt động của ông, nhờ đó không những liên tiếp hạ bệ được những đối thủ sừng sỏ, nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đưa được nhiều đối thủ vào lò, mà còn loại bỏ được nhiều người được quy hoạch là "kế vị", "kế nghiệp" cho vị trí Tổng bí thư của ông, để từ đó xây chắc ngôi vị "vô đối", "độc tôn" của ông trong Đảng và trong Chế độ. Việc ông vừa cho ra lò Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm, càng khẳng định ông tự tin sẽ hoàn toàn nắm chắc các kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong những năm tới, theo đó sẽ luôn luôn thuận lợi cho ông và do đó ông vẫn có thể cầm quyền đến hơi thở cuối cùng.
Lấy phiếu tín nhiệm sẽ ‘tác động mạnh’ sự nghiệp quan chức?
17 tháng 2 2023 - Sự nghiệp các quan chức, cán bộ tại Việt Nam dường như sẽ một phần chịu tác động từ Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW ngày 8-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Đáng chú ý, theo trang web Đảng Cộng sản, quy định mới khiến cho việc lấy phiếu tín nhiệm "không còn chỉ là kênh thông tin mang tính chất tham khảo quan trọng như Quy định 262 mà đã trở thành nội dung không thể thiếu trong công tác cán bộ".

Chế độ “toàn trị” báo hiệu thời kỳ đất nước khó khăn

Bài này hay, tôi đồng ý với bác Thọ. Đúng là từ năm 1997 chúng ta càng ngày càng áp đặt ý thức hệ của đảng cộng sản trên tư duy thị trường, trừ giai đoạn ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng. Điều này có nghĩa là coi “tính đảng” quan trọng hơn nhiều so với việc làm ra thành tích phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Từ sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm loạn nền kinh tế năm 2008, Đảng đã trở lại thâm nhập, can thiệp sâu vào tất cả các thể chế khác - lập pháp, tư pháp và hành pháp, hoạch định chính sách cho mọi lĩnh vực hành động. Đảng tăng cường lãnh đạo bằng nghị quyết đối với sự vận hành kinh tế, và Chính phủ chỉ là bộ máy thực thi đơn thuần nằm trong tầm kiểm soát của Đảng. Ông Phúc còn biết đảo ngược thời loạn của Ba Dũng bằng tư tưởng “kiến tạo” tập trung tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi nghiệp và kinh doanh, cởi mở hơn với khuyến khích kinh doanh tạo ra động lực tăng trưởng; nhưng ông Thủ tướng hiện nay thì chẳng biết gì, nên sự can thiệp chỉ huy của Đảng càng lúc càng thêm mạnh mẽ. Đỉnh cao của tính toàn trị là những từ TÔI thường dùng của ông Trọng, ví dụ như trong video dưới đây, ông bảo nếu "tự giác xin nộp lại tiền của đi, thì TÔI miễn xử cho hoặc xử nhẹ đi", tức là ông Trọng quyết định thay cho luật pháp và tòa án. Thế nên quan nào ra tòa cũng xin lỗi bác Trọng, xin bác Trọng "nhân văn" tha thứ... Cách đây 2 tháng, tôi đã viết một bài trên Blog và FB này khẳng định thời đại khủng hoảng của Nguyễn Tấn Dũng đang trở lại. Nền kinh tế Việt Nam đang dựa vào hai động lực trụ cột chủ yếu, một là đầu tư nước ngoài và hai là bất động sản. Hai lĩnh vực kinh tế này và những ngành và lĩnh vực “ăn theo” như tài chính, ngân hàng, công nghệ… chiếm hơn nửa GDP và tập trung phần lớn các nguồn lực quốc gia. Tuy nhiên, cả hai trụ cột này và hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp đều đang bị “lung lay” và có nguy cơ "đại khủng hoảng" trước những tác động các yếu tố trong và ngoài nước, trong đó có việc tái lập mô hình toàn trị. Đất nước đang nguy cấp lắm thay...
Quay lại chế độ chuyên chế “toàn trị” báo hiệu thời kỳ tăng trưởng kinh tế khó khăn
Bài bình luận của ông Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam 2023.02.18

Thách thức cải cách thể chế có nguồn gốc từ việc đặt ý thức hệ lên trên tư duy thị trường thay vì chỉ giới hạn ở “trò chơi quyền lực chính trị cấp cao” của chế độ.

“Trò chơi quyền lực chính trị cấp cao” tác động đến kinh doanh

Thảm họa ‘định hướng XHCN’ của kinh tế Việt Nam

Thảm họa ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ của kinh tế Việt Nam
February 17, 2023 Hiếu Chân/Người Việt - Tháng Giêng, tháng ăn chơi, chưa qua hết mà người dân đã nhận được nhiều tin choáng váng về thành tích làm ăn của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, mà nếu tình hình cứ tiếp tục kéo dài thì không biết đất nước sẽ rơi xuống vực thẳm nào.
Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) – công ty độc quyền về sản xuất, truyền tải và phân phối điện trên cả nước – ước tính sẽ bị lỗ hơn 64,940 tỷ đồng (khoảng $2.75 tỷ) trong năm nay nếu giá bán điện không thay đổi. Khoản lỗ đó, cộng với khoản lỗ 31,000 tỷ đồng năm ngoái khiến cho mức lỗ gộp hai năm 2022-2023 của EVN sẽ vào khoảng 93,000 tỷ đồng (khoảng $3.94 tỷ).

Thợ nữ xăm kể chuyện làm đẹp vùng kín cho đàn ông

Báo "Dân trí" của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thường đưa những tin, bài làm cho người dân hiểu sai, ngộ nhận hay thậm chí ngu đi, chứ không phải làm tăng dân trí. Ví dụ như mỗi lần đăng bài trong loạt bài CHUYỆN NGHỀ, báo này đều khoe "nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 18-25 đã bắt đầu làm việc và tạo ra thu nhập tiền tỷ". Dân ngày càng nghèo đói, mất việc, thất nghiệp khắp nơi, hàng triệu người phải xuất khẩu ra nước ngoài lao động... Người có việc thì chủ yếu làm thuê cho tư bản nước ngoài; lao động cực nhọc nhưng tiền lương không đủ sống... Vậy mà lúc nào "Dân trí" cũng khoe thanh niên 18-25 tuổi vừa làm việc đã nhanh chóng có thu nhập tiền tỷ; đọc thấy báo này vừa khốn nạn, vừa bịp bợm. Đọc bài dưới đây cũng một dạng tởm như thế. Nội dung là ca ngợi nghề xăm. Và để lôi kéo người dân vào xem thì dùng ngay cái tít rất tởm: "Thợ nữ xăm mình kể chuyện làm đẹp vùng kín cho đàn ông". Tôi rất phản đối nghề xăm; vừa kém thẩm mỹ và văn minh, thậm chí là vô văn hóa, vừa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và phong tục tập quán dân tộc. Đa phần người đến xăm là thanh thiếu niên thiếu hiểu biết hoặc người lớn thất tình, thất nghiệp hay thất vọng với cuộc sống. Nhìn thấy những người có hình xăm trên người là tôi đánh giá họ rất thấp, tốt nhất là tránh xa họ. Tôi tin là đến cuối đời, họ sẽ rất ân hận vì đã ngu dốt xăm lên mình. Xã hội có thể không cấm nghề này giống như không cấm sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, nhưng xin đừng quảng cáo tuyên truyền cho nó, ngược lại nên tuyên truyền, vận động để toàn dân xóa bỏ nó, như thế mới là nâng cao dân trí.
Thợ nữ xăm mình kể chuyện làm đẹp vùng kín cho đàn ông
Lời tòa soạn: Sự phát triển của khoa học công nghệ và mạng xã hội hiện mang lại cơ hội nghề nghiệp, công việc mới mẻ, đa dạng. Đặc biệt nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 18-25 đã bắt đầu làm việc và tạo ra thu nhập tiền tỷ. Dân trí thực hiện một loạt bài CHUYỆN NGHỀ, kể về những công việc mới mẻ, thời thượng lẫn những góc khuất của những nghề nghiệp tưởng chừng quen thuộc mà ít người thấu hiểu. Từ chính trải nghiệm của "người trong cuộc", CHUYỆN NGHỀ mong muốn mang lại góc nhìn khách quan, để độc giả khám phá những câu chuyện thú vị, tự vén những bức màn đằng sau ánh hào quang của những người trong nghề.

Vừa qua tết Nguyên đán 2023, Phạm Mai (33 tuổi, ngụ quận 1, TPHCM) đã liên tục bay sang nước ngoài để trực tiếp thực hiện những ca xăm, xỏ khuyên, gắn bi do khách hàng muốn cô trực tiếp thực hiện. Lịch trình bận rộn khiến nữ thợ xăm ít có thời gian nghỉ ngơi. Ấy vậy nhưng Phạm Mai rất vui, hào hứng bởi đó chính là thành quả cho sự phấn đấu không ngừng suốt 11 năm qua của cô.