Một năm xung đột Nga - Ukraine: Không có tầm nhìn về hòa bình
FB Adam Morrow • 27/02/23 Chiến trường quốc tế đã trở nên phức tạp hơn và nguy hiểm hơn kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Khi phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Kyiv, những lo ngại về sự leo thang - và có lẽ là nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân - đã tăng lên mà không có dấu hiệu cho thấy tầm nhìn về một giải pháp hòa bình.Các cuộc không kích đã làm rung chuyển cảng Biển Đen chiến lược Odessa của Ukraine vào sáng sớm ngày 03/04/2022. (Ảnh: Getty Images)
Bất chấp sức mạnh kết hợp của phương Tây, dẫn đầu là liên minh đáng gờm NATO, Nga đã xoay sở để chiếm và kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn.
Tuy nhiên, châu Âu đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng cam go, đặc biệt là sau khi các đường ống dẫn khí đốt chiến lược bị phá hủy bởi các thế lực không xác định vào năm ngoái.
Điểm rò rỉ khí đốt từ đường ống Nord Stream 2 dưới biển Baltic, nhìn từ máy bay F-16 của Đan Mạch tại Bornholm, Đan Mạch, 09/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Đan Mạch)
1) Vụ phá hoại đường ống Nord Stream: ‘Không có lằn ranh đỏ’
Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, người ta vẫn chưa biết chính xác - ít nhất là đối với công chúng nói chung - ai là thủ phạm đã phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream. Đây là đường ống vận chuyển khí đốt vô cùng trọng yếu của Nga đến Bắc Âu.
Các đường ống đã bị nổ ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch vào tháng 9/2022, dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên diện rộng, đồng thời gây ra áp lực lạm phát làm chao đảo thị trường toàn cầu.
Chính quyền Thụy Điển và Đan Mạch nhanh chóng kết luận rằng vụ việc này là một hành động phá hoại. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đã đột ngột bị chấm dứt do chính phủ hai nước này lo ngại về "an ninh quốc gia".
Về phần mình, Moscow cáo buộc vụ việc này là một "hành động khủng bố", đồng thời tuyên bố rằng họ có bằng chứng cho thấy người Anh đã nhúng tay vào vụ việc.
Kể từ đó, báo chí phương Tây hầu như bỏ qua chủ đề ai là người chịu trách nhiệm cho hành động phá hoại tốn kém nhất trong lịch sử.
"Làm thế nào một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD - từng đảm bảo an ninh năng lượng của cả châu Âu - lại có thể bị phá hủy trong khi các quốc gia châu Âu không nói gì?" theo chuyên gia chính trị Stanislav Pritchin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, người ta vẫn chưa biết chính xác - ít nhất là đối với công chúng nói chung - ai là thủ phạm đã phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream. Đây là đường ống vận chuyển khí đốt vô cùng trọng yếu của Nga đến Bắc Âu.
Các đường ống đã bị nổ ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch vào tháng 9/2022, dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên diện rộng, đồng thời gây ra áp lực lạm phát làm chao đảo thị trường toàn cầu.
Chính quyền Thụy Điển và Đan Mạch nhanh chóng kết luận rằng vụ việc này là một hành động phá hoại. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đã đột ngột bị chấm dứt do chính phủ hai nước này lo ngại về "an ninh quốc gia".
Về phần mình, Moscow cáo buộc vụ việc này là một "hành động khủng bố", đồng thời tuyên bố rằng họ có bằng chứng cho thấy người Anh đã nhúng tay vào vụ việc.
Kể từ đó, báo chí phương Tây hầu như bỏ qua chủ đề ai là người chịu trách nhiệm cho hành động phá hoại tốn kém nhất trong lịch sử.
"Làm thế nào một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD - từng đảm bảo an ninh năng lượng của cả châu Âu - lại có thể bị phá hủy trong khi các quốc gia châu Âu không nói gì?" theo chuyên gia chính trị Stanislav Pritchin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Đầu tháng 2, nhà báo kỳ cựu Seymour Hersh đã đăng một bài viết trên nền tảng Substack với cáo buộc rằng Mỹ đã gây ra vụ việc này.
Theo ông Hersh, người đã trích dẫn một nguồn tin ẩn danh, chính quyền ông Biden đã chuẩn bị cho chiến dịch phá hoại đường ống Nord Stream trước khi Nga xâm lược Ukraine một năm.
Khi được hỏi về những cáo buộc đáng kinh ngạc này, một quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã dán nhãn bài báo của ông Hersh là "hoàn toàn sai sự thật".
Trong khi Moscow đã yêu cầu điều tra các cáo buộc trong bài báo của ông Hersh, thì các quốc gia phương Tây đã xem nhẹ, hoặc đơn giản là phớt lờ, bài báo này.
Theo ông Stanislav Pritchin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, "chỉ một số ít quốc gia" mới có đủ năng lực để phá hủy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.
"Mỹ vẫn là ứng cử viên có động cơ [phá hoại đường ống Nord Stream] cao nhất. Bài báo của ông Hersh có vẻ ủng hộ giả thuyết này", ông nói.
Theo ông Pritchin, đối với Moscow, việc phá hủy đường ống Nord Stream - và phản ứng lạnh nhạt của phương Tây - là một tín hiệu cho thấy "không có bất kỳ quy tắc nào".
"Điều đó có nghĩa là không có gì phải bàn cãi cả. Không còn bất kỳ lằn ranh đỏ nào nữa”, ông kết luận.
2) 'Leo thang nguy hiểm' ở Transnistria
Lễ kỷ niệm một năm xung đột Nga - Ukraine cũng được đánh dấu bằng những lo ngại ngày càng tăng về xung đột leo thang ở châu Âu. Lo ngại này bao gồm khả năng thành lập một "mặt trận thứ hai" ở Moldova, giáp với Ukraine ở phía tây nam.
Ngày 23/2, Moscow cáo buộc rằng Kyiv đang dự tính tấn công tỉnh Transnistria do Nga quản lý ở phía đông Moldova.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, khu vực nhỏ bé này đã tách khỏi Moldova. Kể từ đó, nó được quản lý bởi Nga và vẫn là nơi đồn trú của khoảng 1.000 quân nhân Nga.
Transnistria là một vùng đất hẹp ở phía cực đông của Moldova và có chung đường biên giới dài hơn 450 km với Ukraine.
Moscow nói rằng Kyiv đang chuẩn bị một cuộc tấn công "cờ giả" trên lãnh thổ Ukraine và họ dự định lấy đó làm cái cớ để tấn công binh lính Nga ở Transnistria.
Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố tái khẳng định sẵn sàng đáp trả "trước hành động khiêu khích sắp xảy ra".
Chính phủ thân phương Tây của Moldova bác bỏ cáo buộc này, hứa sẽ "kịp thời cảnh báo" công chúng "trong trường hợp có mối đe dọa đối với đất nước".
Đầu tháng này, Tổng thống Moldova Maia Sandu, người luôn ấp ủ mong muốn quốc gia của mình gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã cáo buộc Moscow âm mưu đảo chính nhằm gây bất ổn cho chính phủ của bà.
Tuy nhiên, bà Sandu không có bằng chứng để chứng minh cho khẳng định của mình mà cáo buộc này vốn dựa trên thông tin tình báo do các cơ quan an ninh của Ukraine cung cấp.
Theo ông Pritchin, Transnistria bất ngờ nổi lên vì Kyiv và những người ủng hộ phương Tây của họ "đang tìm kiếm những điểm yếu" của Nga.
Ông nói: “Transnistria bị cô lập về mặt địa lý với Nga. Và vì số lượng các lực lượng Nga triển khai trong khu vực tương đối ít, cho nên họ có thể dễ dàng bị nhắm mục tiêu tấn công".
Ông Pritchin tin rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm mở “mặt trận thứ hai” ở Moldova hoặc Transnistria đều sẽ gây rủi ro nghiêm trọng cho an ninh châu Âu.
"Đó sẽ là một sự leo thang cực kỳ nguy hiểm, bởi vì Nga sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả", ông nói.
3) 'Không có cơ hội thảo luận' trong các cuộc đàm phán hạt nhân
Cuộc chiến kéo dài một năm của Nga với Ukraine - và nói rộng ra là với cả phương Tây - cũng đã làm dấy lên những lo ngại về thảm họa hạt nhân.
Hôm 23/2, Nga đã rút khỏi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) với Mỹ, hiệp ước này nhằm giảm kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước.
Quyết định này đã bị giới chức Mỹ lên án, trong khi báo chí phương Tây cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sa đà vào chính sách "bên miệng hố chiến tranh" (brinkmanship).
Mỹ trước đó đã cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước New START khi Moscow từ chối cho phép họ thanh tra các căn cứ vũ khí hạt nhân của mình.
Ông Putin đáp lại bằng cách chỉ ra rằng cả Mỹ và NATO đều coi thất bại của Nga ở Ukraine là một "mục tiêu chiến lược".
"Mỹ và NATO công khai tuyên bố rằng mục tiêu chiến lược của họ là đánh bại Nga. Vậy họ nghĩ rằng họ sẽ được phép kiểm tra các cơ sở vũ khí hạt nhân của chúng tôi sao?", nhà lãnh đạo Nga đặt câu hỏi và gọi yêu cầu của phương Tây là “lố bịch”.
Ông Putin tiếp tục nói rằng các đồng minh NATO đang "tích cực hỗ trợ" Ukraine tấn công các căn cứ không quân chiến lược của Nga, nơi đặt các máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo ông Pritchin, quyết định đình chỉ hiệp ước hạt nhân của ông Putin chứng tỏ rằng Moscow đã "từ bỏ mọi cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán thực chất với phương Tây”.
Tuy nhiên, ông Pritchin nói rằng các khuyến nghị của Nga đã "hoàn toàn bị giới tinh hoa chính trị phương Tây phớt lờ”.
"Moscow cho rằng không có phương tiện thực tế nào để kết nối, hợp tác - hoặc thậm chí tiến hành đối thoại - với phương Tây kể từ đó", ông nói.
"Điều này đặc biệt đúng đối với Hoa Kỳ, quốc gia đã hỗ trợ Kyiv bằng tiền bạc, vũ khí và hỗ trợ chính trị một cách vô điều kiện”, ông tiếp tục.
4) Moscow: Chiến tranh bắt đầu từ năm 2014
Khi giới quan sát phương Tây đánh dấu kỷ niệm cuộc chiến Nga - Ukraine tròn một năm, điều đáng chú ý là cuộc chiến giữa Moscow với Kyiv đã bùng nổ từ năm 2014.
Năm đó chứng kiến sự bùng nổ của "Cách mạng Maidan" ở Ukraine, một cuộc nổi dậy do Washington hậu thuẫn đã lật đổ ông Viktor Yanukovych - Tổng thống thân Nga của nước này khỏi chiếc ghế quyền lực.
Ông Yanukovych nhanh chóng bị thay thế bởi ông Petro Poroshenko thân phương Tây, người bắt đầu quá trình đưa Ukraine gia nhập EU.
Việc chuyển giao quyền lực nhanh chóng, bị Moscow coi là một cuộc "đảo chính", đã châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của quần chúng ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine.
Vùng Donbass nói tiếng Nga, bao gồm các thành phố Donetsk và Luhansk, có mối quan hệ lịch sử và văn hóa với Nga.
Theo các nguồn tin của Nga và Ukraine thân Nga, chính phủ thân phương Tây mới của Kyiv đã phản ứng với cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine bằng cách nã đạn bừa bãi vào khu vực Donbass.
Nghị định thư Minsk, do Pháp và Đức đàm phán, được ký kết vào cuối năm 2014 với mục tiêu bề ngoài là đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên tham chiến.
Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố vào tháng 12/2022 rằng, thỏa thuận Minsk chỉ nhằm mục đích "cho phép Kyiv có thời gian" tự trang bị vũ khí trước một cuộc đụng độ vốn được dự đoán trước với Moscow.
Ông Pritchin nói thêm: “Đối với giới chính trị phương Tây, các cuộc thảo luận Minsk không gì khác hơn là một công cụ để đạt được tham vọng địa chính trị của họ”.
Ông tiếp tục gọi sự hỗ trợ không ngừng của phương Tây dành cho Kyiv là một "tính toán sai lầm chiến lược" đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc.
Ông Pritchin kết luận: “Các mối quan hệ Nga - Trung hiện đang ngày càng trở nên quan trọng vì dường như không có bất kỳ cơ hội nào cho các mối quan hệ mang tính xây dựng với phương Tây”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét