Chuyện khủng hoảng nợ công của nước Mỹ
Ngày 01/02, nợ công của Mỹ đã vượt mức 30 nghìn tỷ USD. Việc Quốc hội Mỹ nâng trần nợ không còn là điều mới mẻ. Vấn đề nằm ở chỗ, chỉ trong vài tháng gần đây, khoản nợ đã tăng thêm nửa nghìn tỷ USD. Nợ công của Mỹ đã vượt quá cả GDP. Đối với bất kỳ quốc gia nào, khi chính phủ nợ, toàn bộ nền kinh tế sẽ phải gồng mình trả nợ.Vào tháng 11/2021, khi nợ công quốc gia của Mỹ dao động quanh mức giới hạn là 28,5 nghìn tỷ USD, Bộ trưởng Tài chính (và cựu Chủ tịch Fed) Janet Yellen đã cảnh báo Quốc hội:
“Mặc dù tôi rất tin tưởng rằng bộ Tài chính sẽ có thể tài trợ cho chính phủ Mỹ đến hết ngày 15/12 và hoàn thành việc đầu tư vào Quỹ Tín thác đường cao tốc, nhưng bộ Tài chính có thể sẽ không còn đủ nguồn lực để tiếp tục tài trợ cho các hoạt động của chính phủ Mỹ sau ngày này".
1) Mỹ nâng trần nợ - một điều đã trở thành bình thường
Trước viễn cảnh chính phủ Mỹ sẽ không thể thanh toán các hóa đơn của mình, như dự đoán, các nhà lãnh đạo Quốc hội đã thống nhất nâng trần nợ thêm 2,5 nghìn tỷ USD - lên khoảng 31 nghìn tỷ USD.
Vào ngày 01/02, nợ quốc gia Mỹ chính thức vượt qua mức 30 nghìn tỷ USD. Các chính trị gia chuyên nghiệp, như ông Mitch McConnell, đã mạnh mẽ trách cứ các đảng viên Dân chủ trước Thượng viện về mức tăng nợ.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Quốc hội Mỹ phải nâng trần nợ. Trên thực tế, kể từ năm 1960, Quốc hội đã nâng, mở rộng hoặc sửa đổi trần nợ 78 lần tính đến trước năm 2021, bao gồm năm 2019 - khi Quốc hội bỏ phiếu đình chỉ giới hạn nợ trong 2 năm. Có thể thấy, việc tăng mức trần nợ là một điều rất bình thường.
2) Nợ chính phủ - gánh nặng của toàn bộ nền kinh tế
Vấn đề nằm ở chỗ, chỉ trong vài tháng, khoản nợ đã tăng thêm nửa nghìn tỷ USD. Và tốc độ tăng nợ sẽ chỉ có thể tăng lên trong tương lai. Không có số lùi cho xu hướng này. Thảm họa mà chính phủ này gây ra cho người dân Mỹ hiện nay là chưa từng có.
Có thể hình dung vấn đề này như sau: Bạn đi vay và bạn phải trả khoản vay bằng thu nhập của bạn trong tương lai. Có một thứ gọi là “giá trị thực”. Bạn đi làm. Bạn chế tạo ô tô. Bạn sửa chữa hệ thống ống nước. Bạn tạo ra một cái bẫy chuột tốt hơn… Bạn tạo ra giá trị. Giá trị đó là của cải thực sự.
Sau đó, bạn có thể đổi giá trị đó lấy một số giá trị khác như thức ăn, chỗ ở và những thứ khác. (Ghi chú bên lề: Để đơn giản hóa việc trao đổi giá trị này, lịch sử đã phát triển một cơ chế gọi là tiền tệ).
Nhưng đây là vấn đề:
Nếu lượng tài sản cá nhân của bạn không đủ để trả cho hàng hóa và dịch vụ (giá trị của người khác) mà bạn cần, thì bạn phải đi vay để bù đắp khoản chênh lệch. Và khoản chênh lệch đó trở thành một khoản thuế đánh vào giá trị tương lai mà bạn chưa tạo ra.
Khi mức tăng trưởng giá trị vượt quá chi tiêu, nó tạo ra của cải. Của cải đem lại sự thịnh vượng. Khi sự thịnh vượng tăng lên, bạn có thể rời khỏi căn hộ đang ở và mua một ngôi nhà đẹp ở vùng ngoại ô. Bạn có đủ khả năng mua một chiếc ô tô mới (và đổ đầy xăng vào chiếc xe đó). Bạn có đồ ăn bày trên bàn và có khả năng trả tiền học cho con mình.
Nhưng khi chi tiêu vượt quá mức tăng trưởng của giá trị mà bạn tạo ra, nó sẽ tạo ra nợ. Một mối đe dọa cho sự giàu có trong tương lai. Điểm mấu chốt: Nơi nào có nợ, nơi đó không có sự thịnh vượng.
Khi bạn có 70.000 USD nợ và chỉ có 50.000 USD thu nhập, bạn không tạo ra của cải. Và bạn phải xoay sở để tồn tại. Bạn sẽ gặp khó khăn.
Nhưng khi chính phủ nợ, tất cả mọi người đều sẽ gặp khó khăn. Bởi vì về cơ bản toàn bộ nền kinh tế sẽ phải trả nợ!
3) Nợ chính phủ đã vượt quá GDP - người Mỹ sẽ phải gồng mình trả nợ
Bằng việc tiếp tục cách làm trong nửa thế kỷ qua, chính phủ Mỹ thực chất đã vay nợ - khoản tiền sẽ được trả bằng thu nhập trong tương lai - và tiêu hết toàn bộ GDP của nước Mỹ.
Vào tháng 1, Cục Phân tích Kinh tế báo cáo rằng nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 6,9% trong quý IV/2021. Chính thức thì, đó là cách tính sơ bộ và còn phải điều chỉnh thêm 2 lần nữa.
Nhưng báo cáo đó chẳng có ý nghĩa gì. GDP thực của Mỹ là âm vì chi tiêu của nước Mỹ nhiều hơn giá trị người Mỹ tạo ra. Người Mỹ sẽ phải làm việc để tạo ra giá trị nhằm trả khoản nợ đó trong nhiều thập kỷ tới.
Tình huống này gây khó cho các nhà đầu tư - khi đồng tiền phải đuổi kịp lạm phát. Khi mức nợ tăng cao và đồng USD tiếp tục mất giá, một chiến lược an toàn sẽ là đầu tư vào các cổ phiếu giá trị (value stocks - cổ phiếu được giao dịch ở mức thấp hơn giá trị thực). Các cổ phiếu chu kỳ, như các cổ phiếu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu, cũng là những nơi đầu tư tốt.
4) Kịch bản nước Mỹ vỡ nợ
Hãy thử xem xét kịch bản đảng Cộng hòa không nhượng bộ và chấp nhận rủi ro vỡ nợ. Ngay cả khi vỡ nợ thực sự xảy ra, thì đây có thể là một điều rất tốt, và Mỹ có cơ hội chấn chỉnh lại mọi thứ và hướng tới kỷ luật tài khóa.
Một trò chơi cũ rích đang lại bắt đầu từ đầu. Những người ủng hộ chi tiêu lớn trong Quốc hội và nhà nước hành chính của Mỹ đang yêu cầu tăng giới hạn nợ. Đảng Cộng hòa không hài lòng về điều đó. Họ đang yêu cầu một số trách nhiệm tài khóa. Các cuộc đàm phán bắt đầu. Nhưng cuộc chơi là thiếu công bằng, và tại sao? Bởi vì những kẻ xấu trong trò chơi này luôn sở hữu một mối đe dọa trung tâm mà những người tốt không có: viễn cảnh vỡ nợ.
Chắc chắn rồi, và một cách đúng lúc, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Mỹ sẽ vỡ nợ sớm nhất là ngay từ tháng 7 và muộn nhất là vào tháng 9. Đây được coi là lời cảnh báo tuyệt vời thúc giục các đảng viên Cộng hòa hãy thay đổi và ủng hộ việc tăng trần nợ. Và thật đáng buồn là họ có thể sẽ như vậy.
“Nước Mỹ đã thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn kể từ năm 1789, và nếu không làm như vậy sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế và tài chính", bà Janet Yellen nói. “Mọi thành viên có trách nhiệm của Quốc hội phải đồng ý tăng trần nợ.” Bà ấy nói thêm, “Đó là thứ đơn giản không phải để thương lượng”.
Vậy đó, không thể thương lượng. Ý nghĩa của nó là: sẽ không có thay đổi nào trong đường lối của Washington. Mỹ sẽ tiếp tục tăng nợ hàng nghìn tỷ và hàng nghìn tỷ và dựa vào Cục Dự trữ Liên bang để in số tiền cần thiết. Người Mỹ sẽ chi trả theo một trong hai cách: thuế hoặc lạm phát.
Đó là sự khác biệt quan trọng giữa nợ công và nợ tư nhân. Với khoản nợ tư nhân, người vay chi trả bằng tiền của họ. Những người cho vay được hưởng lợi nhưng đó là vì sự thành công của bên đi vay. Nếu bên đi vay không thành công, đó là rủi ro mà mọi người đều gánh chịu.
Với nợ công, người đi vay không cam kết gì. Bên đi vay chi trả bằng tiền của người khác, thứ mà họ có được bằng cách này hay cách khác. Đây chính là lý do tại sao các chính phủ không nên tham gia vào hoạt động vay mượn, và chắc chắn họ không bao giờ nên được phép làm như vậy nếu họ có một máy in tiền dưới tầng hầm được gọi là Ngân hàng Trung ương.
Đây là lý do tại sao tư tưởng truyền thống tự do luôn nhấn mạnh tính tiết kiệm trong chính phủ. Tiết kiệm trong kinh doanh có thể là điều tốt hoặc không, nhưng bất kể thế nào, những người phạm sai lầm đều phải trả giá. Với chính phủ, chính công chúng phải trả giá.
Và chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu đảng Cộng hòa không nhượng bộ, sẽ có đủ loại phản ứng kích động về việc đóng cửa chính phủ. Không thể tránh khỏi, họ sẽ đóng cửa các bộ phận của chính phủ mà công chúng thực sự sử dụng, chẳng hạn như các di tích, công viên quốc gia và dịch vụ hộ chiếu. Tất cả chỉ là một mánh khóe thao túng để khiến các cử tri tác động tới đại diện của họ và yêu cầu họ chấp thuận giới hạn nợ cao hơn và ngân sách cao hơn.
Người Mỹ đã chơi trò chơi này trong nhiều thập kỷ nay. Nó thực sự mệt mỏi.
Hãy thử xem xét kịch bản đảng Cộng hòa không nhượng bộ và chấp nhận rủi ro vỡ nợ. Ngay cả khi vỡ nợ thực sự xảy ra, thì đây có thể là một điều rất tốt, và Mỹ có cơ hội chấn chỉnh lại mọi thứ và hướng tới kỷ luật tài khóa.
Một trò chơi cũ rích đang lại bắt đầu từ đầu. Những người ủng hộ chi tiêu lớn trong Quốc hội và nhà nước hành chính của Mỹ đang yêu cầu tăng giới hạn nợ. Đảng Cộng hòa không hài lòng về điều đó. Họ đang yêu cầu một số trách nhiệm tài khóa. Các cuộc đàm phán bắt đầu. Nhưng cuộc chơi là thiếu công bằng, và tại sao? Bởi vì những kẻ xấu trong trò chơi này luôn sở hữu một mối đe dọa trung tâm mà những người tốt không có: viễn cảnh vỡ nợ.
Chắc chắn rồi, và một cách đúng lúc, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Mỹ sẽ vỡ nợ sớm nhất là ngay từ tháng 7 và muộn nhất là vào tháng 9. Đây được coi là lời cảnh báo tuyệt vời thúc giục các đảng viên Cộng hòa hãy thay đổi và ủng hộ việc tăng trần nợ. Và thật đáng buồn là họ có thể sẽ như vậy.
“Nước Mỹ đã thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn kể từ năm 1789, và nếu không làm như vậy sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế và tài chính", bà Janet Yellen nói. “Mọi thành viên có trách nhiệm của Quốc hội phải đồng ý tăng trần nợ.” Bà ấy nói thêm, “Đó là thứ đơn giản không phải để thương lượng”.
Vậy đó, không thể thương lượng. Ý nghĩa của nó là: sẽ không có thay đổi nào trong đường lối của Washington. Mỹ sẽ tiếp tục tăng nợ hàng nghìn tỷ và hàng nghìn tỷ và dựa vào Cục Dự trữ Liên bang để in số tiền cần thiết. Người Mỹ sẽ chi trả theo một trong hai cách: thuế hoặc lạm phát.
Đó là sự khác biệt quan trọng giữa nợ công và nợ tư nhân. Với khoản nợ tư nhân, người vay chi trả bằng tiền của họ. Những người cho vay được hưởng lợi nhưng đó là vì sự thành công của bên đi vay. Nếu bên đi vay không thành công, đó là rủi ro mà mọi người đều gánh chịu.
Với nợ công, người đi vay không cam kết gì. Bên đi vay chi trả bằng tiền của người khác, thứ mà họ có được bằng cách này hay cách khác. Đây chính là lý do tại sao các chính phủ không nên tham gia vào hoạt động vay mượn, và chắc chắn họ không bao giờ nên được phép làm như vậy nếu họ có một máy in tiền dưới tầng hầm được gọi là Ngân hàng Trung ương.
Đây là lý do tại sao tư tưởng truyền thống tự do luôn nhấn mạnh tính tiết kiệm trong chính phủ. Tiết kiệm trong kinh doanh có thể là điều tốt hoặc không, nhưng bất kể thế nào, những người phạm sai lầm đều phải trả giá. Với chính phủ, chính công chúng phải trả giá.
Và chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu đảng Cộng hòa không nhượng bộ, sẽ có đủ loại phản ứng kích động về việc đóng cửa chính phủ. Không thể tránh khỏi, họ sẽ đóng cửa các bộ phận của chính phủ mà công chúng thực sự sử dụng, chẳng hạn như các di tích, công viên quốc gia và dịch vụ hộ chiếu. Tất cả chỉ là một mánh khóe thao túng để khiến các cử tri tác động tới đại diện của họ và yêu cầu họ chấp thuận giới hạn nợ cao hơn và ngân sách cao hơn.
Người Mỹ đã chơi trò chơi này trong nhiều thập kỷ nay. Nó thực sự mệt mỏi.
Kịch bản đảng Cộng hòa từ chối nhượng bộ
Hãy cùng nghĩ về những điều không tưởng. Đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ. Nhiều tháng trôi qua. Chính phủ đóng cửa. Họ vẫn không nhúc nhích. Không có thỏa thuận ngân sách. Đó là một cuộc đấu về bản lĩnh. Ai có nhiều niềm tin nhất sẽ thắng. Giả sử rằng đảng Cộng hòa bám chắc lấy các nguyên tắc của họ.
Sau đó điều gì xảy ra? Nợ của Mỹ bị hạ bậc. Và hạ bậc một lần nữa. Đột nhiên xuất hiện một khoản phí vỡ nợ như với mọi công cụ nợ khác trên hành tinh này. Tại sao chính phủ Mỹ lại nên là ngoại lệ? Một số người ở Washington nghĩ rằng chính phủ Mỹ nên là ngoại lệ.
Có lẽ đã đến lúc suy nghĩ lại về toàn bộ kịch bản này. Điều gì sẽ xảy ra nếu khoản nợ của Mỹ đi cùng chi phí vỡ nợ? Và điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thực sự vỡ nợ? Đây khó có thể là lần đầu tiên trong lịch sử một chính phủ bị như vậy. Và với cách mà Washington đã thực hiện chính sách tài khóa trong những thập kỷ qua - và chắc chắn là trong hơn ba năm qua - đó là một số phận xứng đáng.
Trái ngược với những truyền thuyết về vỡ nợ, có một truyền thống lâu đời ở Mỹ về việc các tiểu bang không trả được nợ. Nhà kinh tế Murray Rothbard viết:
“Mặc dù phần lớn bị các nhà sử học và công chúng lãng quên, nhưng việc thoái thác nợ công là một phần chắc chắn trong truyền thống Mỹ. Làn sóng thoái thác nợ tiểu bang đầu tiên diễn ra vào những năm 1840, sau những cơn hoảng loạn năm 1837 và 1839. Những cơn hoảng loạn đó là hậu quả của sự bùng nổ lạm phát lớn được thúc đẩy bởi Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ do đảng Whig điều hành. Cưỡi trên làn sóng lạm phát tín dụng, nhiều chính quyền tiểu bang, phần lớn do đảng Whigs điều hành, thổi bùng một lượng nợ khổng lồ, hầu hết số nợ này đổ vào các công trình công cộng lãng phí (gọi một cách hoa mỹ là 'cải tiến nội bộ'), và vào việc thành lập các ngân hàng lạm phát. Dư nợ công của các chính quyền tiểu bang đã tăng từ 26 triệu USD lên 170 triệu USD trong thập niên 1830. Hầu hết các chứng khoán này được tài trợ bởi các nhà đầu tư Anh và Hà Lan…."
“Làn sóng thoái thác nợ lớn tiếp theo của tiểu bang đến với miền Nam sau khi thoát khỏi sự tàn phá của sự chiếm đóng và cuộc Tái thiết của miền Bắc. Tám tiểu bang miền Nam (Alabama, Arkansas, Florida, Louisiana, North Carolina, South Carolina, Tennessee, và Virginia) đã tiến hành, vào cuối những năm 1870 và đầu những năm 1880 dưới các chế độ của đảng Dân chủ, thoái thác khoản nợ mà những người đóng thuế phải gánh chịu từ những chính phủ Cấp tiến Cộng Hòa cơ hội đầy tham nhũng và lãng phí dưới thời kỳ Tái thiết”.
Đối với vỡ nợ của chính phủ liên bang, chúng ta thực sự không có tiền lệ nhưng chúng ta cũng không có tiền lệ về chi tiêu thái quá và nợ nần chồng chất của nước Mỹ ngày nay.
Vì vậy, hãy giả định rằng đảng Cộng hòa có được dũng khí và để rủi ro vỡ nợ xảy ra. Trước hết, đó sẽ là một khoản tiết kiệm lớn trong chi tiêu để trả nợ mà những người nộp thuế ở Mỹ phải gánh chịu ngày nay với mức độ ngày càng cao và không bền vững. Đó là một điều rất tốt. Những người nắm giữ nợ bắt đầu lo lắng khi nợ bị hạ cấp và họ chuyển sang các hình thức công cụ nợ khác hay cổ phiếu hoặc tiền mặt.
Vỡ nợ cũng không phải hệ quả tất yếu. Chính phủ có thể bán tài sản. Và chính phủ Mỹ có rất nhiều tài sản: đất đai (một lượng lớn), các tòa nhà, máy móc, dự trữ của mọi thứ. Chỉ cần đất ở phía Tây là đủ. Và sau đó người Mỹ bắt đầu cắt giảm quy mô của chính phủ, chấm dứt hết cơ quan này đến cơ quan khác. Hết cục này đến cục khác bị cắt khỏi sổ sách. Đây là một điều rất tốt.
Sau đó, chính phủ có thể trang trải nợ của mình. Nhưng hãy giả định rằng không như vậy và vỡ nợ thực sự xảy ra. Chính phủ liên bang sẽ mất tín nhiệm. Tôi nói với bạn: đó sẽ không phải là điều tồi tệ nhất. Thực sự nó có thể là điều tốt nhất. Có thể điều này tiếp diễn trong một thế hệ cho đến khi Washington có thể sắp xếp lại mọi thứ. Đó là con đường chắc chắn dẫn đến kỷ luật tài khóa.
Bạn sẽ làm gì khi con bạn đang học đại học liên tục sử dụng thẻ tín dụng, thứ mà bạn phải chi trả và bạn không còn khả năng chi trả nữa? Lấy thẻ đi. Nó cũng đúng với chính phủ liên bang.
Cuối cùng, tất cả là về niềm tin và lòng dũng cảm. Đảng Cộng hòa cần nhận ra rằng đây là một trường hợp khủng hoảng khẩn cấp, không phải vì khoản nợ tồi tệ, mà là vì quy mô và phạm vi khổng lồ của chính phủ. Thật là bất công. Nó là vi hiến. Đó là một mối đe dọa cho cuộc sống và tự do. Quốc hội chỉ còn lại một quyền lực duy nhất, quyền lực của hầu bao. Đã đến lúc họ nghiêm túc về nó. Bây giờ là chính lúc.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét