Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Phiếu tín nhiệm sẽ ‘tác động mạnh’ sự nghiệp quan chức?

Ai cũng biết, ông Nguyễn Phú Trọng đang càng ngày càng trở thành “bậc thầy” trong dựng lên các quy định của Đảng và Nhà nước có lợi cho các mục tiêu hoạt động của ông, nhờ đó không những liên tiếp hạ bệ được những đối thủ sừng sỏ, nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đưa được nhiều đối thủ vào lò, mà còn loại bỏ được nhiều người được quy hoạch là "kế vị", "kế nghiệp" cho vị trí Tổng bí thư của ông, để từ đó xây chắc ngôi vị "vô đối", "độc tôn" của ông trong Đảng và trong Chế độ. Việc ông vừa cho ra lò Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm, càng khẳng định ông tự tin sẽ hoàn toàn nắm chắc các kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong những năm tới, theo đó sẽ luôn luôn thuận lợi cho ông và do đó ông vẫn có thể cầm quyền đến hơi thở cuối cùng.
Lấy phiếu tín nhiệm sẽ ‘tác động mạnh’ sự nghiệp quan chức?
17 tháng 2 2023 - Sự nghiệp các quan chức, cán bộ tại Việt Nam dường như sẽ một phần chịu tác động từ Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW ngày 8-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Đáng chú ý, theo trang web Đảng Cộng sản, quy định mới khiến cho việc lấy phiếu tín nhiệm "không còn chỉ là kênh thông tin mang tính chất tham khảo quan trọng như Quy định 262 mà đã trở thành nội dung không thể thiếu trong công tác cán bộ".

Cụ thể, theo quy định 96 mới nhất, những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).

Quy định yêu cầu phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao" "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".

'Không chỉ để tham khảo'

Hôm 17/2, tại một hội nghị, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nói trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn còn nể nang, dĩ hòa vi quý.

"Tới đây trong quá trình thực hiện Quy định số 96-QĐ/TW cần khắc phục triệt để vấn đề này. Nếu thực hiện không nghiêm thì chứng tỏ nghị quyết, quy định của Đảng chưa đi vào cuộc sống", bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Nói với báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng chỉ ra rằng trước đây, kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ để tham khảo chứ không chuyển thành một bước tiếp theo của công tác cán bộ.

"Tuy nhiên, theo quy định mới, kết quả này không phải để tham khảo mà để đánh giá rõ ràng, cẩn thận để sau đó sắp xếp, bố trí lại cán bộ."

Ông Nguyễn Trọng Phúc nói thêm: "Điểm mới thứ hai là trước đây chỉ bỏ phiếu trong diện hẹp, nhưng Quy định 96 của Bộ Chính trị quy định bỏ phiếu diện rộng hơn, cụ thể là trong tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống chính trị, tức là cả cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương cho đến cấp có cơ quan trực thuộc. Như vậy là diện rất rộng."

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64682556

1 nhận xét:

  1. Phe binh va tu phe binh khong con tac dung nua ---lay phieu tin nhiem khong phai la bien phap toi uu, nhung van con tot hon la chung no nhon nhon ,cha thang nao tu nhan minh co khuyet diem .

    Trả lờiXóa