Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Phương Tây có thể sẽ ép Ukraine đàm phán với Nga

Tôi cũng cho rằng giải pháp duy nhất để thế giới có hòa bình trở lại và loài người không bị đe dọa tự hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân là Phương Tây và Ukraine phải chấp nhận đàm phán với Nga. Mỹ và các nước phương Tây khác đã và đang tiếp tục bóc lột thế giới quá dã man và tàn ác bằng thứ trật tự dựa trên sức mạnh của chúng, nhưng vì các nước đang phát triển đều quá yếu so với chúng nên đành phải cam chịu. Nhưng người Nga thì không thể. Sức chịu đựng của họ cũng chỉ có giới hạn, hơn nữa, họ có thực lực. Vì thế khi thấy nền an ninh của mình bị đe dọa thì họ phải chiến đấu. Tôi đồng ý với khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 12/2 là "kể cả phương Tây viện trợ quân sự khẩn cấp cho Kiev, điều đó cũng không thể xoay chuyển cục diện xung đột. Chúng chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Sám hối về những gì đã làm là lối thoát duy nhất của phương Tây". Đúng thế, phương Tây cần phải sám hối vì những gì chúng đã làm với nhân loại trong suốt 3-4 thế kỷ qua.
Phương Tây có thể sẽ ép Ukraine đàm phán với Nga
Hãng truyền thông nổi tiếng của Đức, Bild, đưa tin rằng các nước phương Tây có thể đưa ra tối hậu thư để thuyết phục Ukraine tham gia đàm phán với Nga nếu lực lượng quân sự nước này không đạt được thành công đáng kể nào trên chiến trường trong 6 tháng tới. Theo Bild, trường hợp Kyiv không có chiến thắng phản công nào đáng kể trên chiến trường, phương Tây có thể bắt đầu ép Ukraine phải đàm phán với Nga vào mùa thu năm nay.

(Từ trái sang) Tổng thống Romania Klaus Iohannis, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Ý Mario Draghi, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến dự một cuộc họp báo tại Cung điện Mariinsky ở Kyiv, hôm 16/6/2022. (Ảnh: Ludovic Marin/POOL/AFP/Getty Images)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hiểu rằng có thể đã đến lúc Ukraine bắt đầu xem xét đàm phán với Nga trong trường hợp xảy ra bế tắc trên chiến trường Ukraine, trang truyền thông Bild của Đức đưa tin.

Nếu lực lượng vũ trang Ukraine không đẩy được Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bằng các đợt phản công thành công, các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là lựa chọn thực tế duy nhất, ông Marcron và ông Scholz có thể đã nói như vậy với Tổng thống Ukraine Zelenskyy. Tuy nhiên, theo tin tức từ Bild, cả phía Ukraine và các thành viên còn lại đều không chấp nhận cách tiếp cận đó nhấn mạnh rằng Vladimir Putin không quan tâm đến hòa bình.

Khái niệm đàm phán của Nga thực tế là gì? Tổng thống Putin chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng rằng Nga sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine, thay vào đó, ông duy trì câu chuyện của mình rằng Ukraine đã vi phạm các nỗ lực ngoại giao trước khi xâm lược của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga hôm 23/2/2023 vừa qua, TASS, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Galuzin, cho biết: "Nếu phương Tây và Kiev muốn ngồi vào bàn đàm phán, trên hết, họ nên ngừng bắn phá các thành phố của Nga và hạ vũ khí. Sau đó, có thể tổ chức một cuộc thảo luận dựa trên thực tế địa chính trị mới".

Khái niệm "các thành phố của Nga" mà ông Galuzin nhắc tới ám chỉ các thành phố mà Nga đang chiếm đóng ở Ukraine. Đây những địa điểm mà Nga cho rằng lực lượng quân đội nước này tiến quân vào giải phỏng các tỉnh đòi ly khai khỏi nhà nước Ukraine. Phía Nga cũng đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và tuyên bố 4 vùng lãnh thổ của Ukraine sáp nhập vào Nga sau đó.

"Thực tế địa chính trị mới" chính là phía Ukraine và phương Tây chấp thuận mất 4 vùng lãnh thổ này.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng phương Tây không thể hiện bất kỳ sự sẵn sàng nào đối với các sáng kiến ​​hòa bình về tình hình ở Ukraine. Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ra sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Moscow và tuyên bố rằng ông không quan tâm đến việc đối thoại với người đồng cấp Vladimir Putin ở Nga.

https://www.bild.de/bild-plus/politik/ausland/politik-ausland/was-steckt-hinter-dem-geheimplan-von-scholz-und-macron-kriegs-ultimatum-fuer-sel-83032368.bild.html?t_ref=https%3A%2F%2Ft.co%2F
--------------

Ồ ạt viện trợ quân sự, phương Tây ra tối hậu thư với Ukraine?

Thứ Ba, 28/02/2023 - Tờ Bild của Đức hôm 27/2 dẫn một nguồn thạo tin cho hay, trong bối cảnh Mỹ cùng các đồng minh châu Âu ồ ạt cung cấp vũ khí tối tân để tăng động lực cho Ukraine khi chiến sự bước sang năm thứ hai, phương Tây cũng xem xét đến khả năng đưa Kiev ngồi vào bàn đàm phán.

Theo đó, phương Tây có thể đã ra một tối hậu thư với Ukraine, đặt thời hạn rằng phía Kiev cần giành lại các vùng lãnh thổ đang bị Nga kiểm soát vào mùa thu, nếu không phương Tây sẽ gây sức ép buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán.

Bài viết trên tờ Bild có đoạn: "Nếu các cuộc phản công thất bại, Kiev sẽ đứng trước sức ép lớn về việc phải ngồi vào bàn đàm phán với điện Kremlin".

Phương Tây rất có thể đã ra một tối hậu thư với Ukraine. trong bối cảnh ồ ạt viện trợ quân sự nước này. Ảnh: Reuters.

Theo các nguồn thạo tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều công khai kêu gọi các nước viện trợ quân sự giúp Ukraine, để tăng động lực cho các binh sĩ trên chiến trường, buộc Nga trở lại đàm phán. Nhưng phía sau hậu trường, họ được cho là những người khuyên ông Zelensky đưa ra những quyết định "khó khăn nhưng mang tầm chiến lược" vốn chỉ có thể tiến hành trên bàn đàm phán.

Được biết, trong các tuyên bố, phía Nga luôn bày tỏ sẵn sàng trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, nhưng với điều kiện phương Tây phải ngừng viện trợ quân sự cho Kiev và Ukraine phải thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là công nhận các vùng Nga sáp nhập.

Về phía Ukraine, ông Zelensky nhiều lần tái khẳng định chỉ hòa đàm khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận năm 1991, bao gồm 4 vùng mà Moscow mới sáp nhập và bán đảo Crimea.

Trong một diễn biến có liên quan, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này quan ngại khi phương Tây ồ ạt cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Kiev, trong đó có các xe tăng hạng nặng và máy bay chiến đấu. Ông Orban cũng bày tỏ lo ngại về kịch bản một số nước Liên minh châu Âu (EU) có thể gửi quân tới Ukraine trong tương lai.

"Chính phủ Hungary nhất quán quan điểm rằng xung đột Nga - Ukraine cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Mọi biện pháp trừng phạt về năng lượng mà EU áp lên Nga đều khó mang lại hiệu quả, ông Orban nhấn mạnh.

Trước đó, hôm 25/2 (giờ Việt Nam), EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga. Danh sách đen bao gồm 121 cá nhân và pháp nhân, cũng như 96 tổ chức của. Ngoài ra, Hội đồng châu Âu cấm quá cảnh hàng hóa lưỡng dụng đến Nga và cấm nhập khẩu cao su tổng hợp, nhựa đường từ Nga. Hội đồng châu Âu cũng mở rộng danh sách hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga, bổ sung thêm đồ điện tử, thiết bị đặc biệt và phụ tùng.

Giới phân tích nhận định, những hạn chế mới của EU có thể sẽ không tác động nhiều tới nền kinh tế Nga. Thực tế, việc đưa thêm một số ngân hàng vào danh sách trừng phạt có thể tạo sự bất tiện và tăng chi phí chuyển tiền xuyên biên giới. Tuy nhiên, các công ty Nga đã chuẩn bị cho những tình huống như vậy.

https://cand.com.vn/the-gioi-24h/o-at-vien-tro-quan-su-phuong-tay-ra-toi-hau-thu-voi-ukraine--i684938/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét