Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

Lưu Bá Ôn: Nhân dân thức tỉnh, bạo chính diệt vong

Lưu Bá Ôn: Nhân dân thức tỉnh, bạo chính diệt vong
Lưu Bá Ôn là quân sư khai quốc của nhà Minh, và là một nhà tiên tri nổi tiếng. Ngoài ra, ông cũng là một bậc thầy về truyện ngụ ngôn. Cuốn sách "Uất ly tử" của ông kể gần 180 truyện ngụ ngôn. Người ta nói rằng “nếu các thế hệ tương lai trên thế giới sử dụng những lời này, thì chắc chắn sẽ trở thành nền văn minh thịnh vượng”.

Những tư tưởng trong "Uất ly tử" rất rộng và sâu sắc, tài tình khéo léo trong quan niệm, sâu sắc về ý nghĩa, sảng khoái và mới mẻ. Dưới đây xin chia sẻ một câu chuyện có tên "Thuật sử" trong "Uất ly tử".

Ở nước Sở, có một người đàn ông kiếm sống bằng nghề nuôi khỉ, người ta gọi ông là Thư Công. Vào mỗi buổi sáng, ông ta giao việc cho bầy khỉ trong sân, nhờ những con khỉ già dẫn bầy khỉ lên núi hái quả, và thu về một phần mười số quả để nuôi mình. Nếu con khỉ nào không giao đủ, Thư Công sẽ đánh nó dữ dội bằng roi. Bầy khỉ đều sợ bị đánh đập, ngược đãi, nên đã phục tùng, không một con nào dám chống cự.

Thực phẩm hữu cơ là thứ quý nhất cho sức khỏe

Bài này hay. Thực phẩm hữu cơ là liều thuốc tuyệt vời để chúng ta có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, chúng mang lại cho chúng ta sức sống mạnh mẽ và khả năng chống lại bệnh tật. Các loại rau vô cơ dùng hóa chất và thuốc trừ sâu mà chúng ta ăn hàng ngày thực sự có hại cần hạn chế sử dụng. Từ lâu tôi thường ngạc nhiên hỏi bố mẹ, ông bà tại sao thời những năm 1960 và 1970 nhà ta để thực phẩm trong lồng bàn 2-3 ngày giữa trời nắng nóng mà thực phẩm không hỏng ? Tôi được giải thích là tại vì ngày xưa không khí sạch chứ không bẩn và đầy vi trùng như bây giờ.  Chính vi trùng đã ăn thực phẩm và làm thực phẩm thiu thối. Đọc bài này mới biết "táo hữu cơ của Kimura đã bị cắt làm đôi và để trong hai năm mà không thối rữa, chỉ teo lại và ngày càng nhỏ dần khi chúng héo. Và cuối cùng chúng đã biến thành những quả khô có màu đỏ nhạt và mùi thơm dịu”. Hóa ra người xưa không cần đến tủ lạnh vì thực phẩm để lâu đâu có hỏng. Ngày nay phải sống trong môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, quan hệ xã hội... xuống cấp tới mức thảm hại, hàng ngày lại phải ăn đủ thức thực phẩm bẩn thỉu (dù toàn mua trong siêu thị nhưng chẳng tin được chất lượng như quảng cáo), tôi thường nghĩ: "Bao giờ cho đến ngày xưa ?".
Thực phẩm hữu cơ là thứ quý nhất cho sức khỏe
Chuyên gia dinh dưỡng người Nhật Tomoko Wakasugi không chỉ sống thọ mà còn chưa từng đi khám bác sĩ. Bây giờ ở tuổi 80, bà có một mái tóc khỏe mạnh và một hàm răng chắc khỏe, và bà có thể đi thuyết trình khắp Nhật Bản. Wakasugi tự trồng rau quanh năm và không ăn các sản phẩm vô cơ được trồng bằng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Bà nói với khán giả của mình rằng nếu họ không đặt trái cây và rau hữu cơ vào tủ lạnh, ngay cả sau khi chúng bị khô héo và chuyển sang màu vàng, chúng cũng không dễ bị phân hủy. 

Đa số người Mỹ nghĩ đất nước đang đi sai hướng

Đa số người Mỹ nghĩ đất nước đang đi sai hướng
02/07/2022 Một loạt các cuộc thăm dò mới cho thấy rằng đa số người Mỹ ở cả hai đảng khác nhau đều không hài lòng với tình trạng hiện tại của đất nước mình. 
Hiện 92% đảng viên Cộng hòa và 78% đảng viên Dân chủ không hài lòng với tình hình của nước Mỹ. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc họp trực tuyến với các thống đốc ngày 1.7. Ảnh REUTERS

Putin chờ phương Tây kiệt quệ ở chiến trường Ukraine

Khâm phục chiến lược lâu dài và bình tĩnh của ông Putin. Tôi tin chắc về lâu dài Nga sẽ giành chiến thắng. Chiến tranh chỉ khổ cho nhân dân Ukraine chứ nhân dân Nga ít bị ảnh hưởng. Chiến tranh Nga - Ukraine cũng làm các nước phương Tây điêu đứng, xã hội phương Tây từng bước sẽ đi đến khủng hoảng nghiêm trọng nếu cuộc chiến kéo dài. Hàng loạt nước NATO đang bao vây nước Nga, đang không ngừng tìm cách phá hoại và tiêu diệt nước Nga. Đã bao giờ nước Nga bị mấy nước con con như Litva sỉ nhục như bây giờ chưa ? Chúng dám làm thế vì có sự hậu thuẫn, thúc giục của Mỹ đứng sau. Nếu Nga không cứng rắn với ít nhất 1 trong số những nước đó (hiện nay là Ukraine) để làm những cái đầu nóng và tham lam ở phương Tây nguội lại, thì nước Nga sẽ tan rã thành nhiều nước nhỏ như Liên Bang Xô Viết năm 1991. 
Ông Putin có thể chờ phương Tây kiệt quệ ở chiến trường Ukraine
2/7/2022 Thay vì sớm kết thúc chiến sự ở Ukraine, ông Putin dường như muốn kéo dài giao tranh, chờ đợi thời điểm phương Tây mệt mỏi với Kiev. Matthew Sussex, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết tính toán quân sự của ông Putin rất đơn giản: tiếp tục kiểm soát thêm lãnh thổ và phá hủy cơ sở hạ tầng, đè bẹp sức kháng cự của Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự cuộc họp của Ủy ban giám sát Nga ở Moskva hôm 20/4. Ảnh: AFP.

78% người Nga ủng hộ chiến dịch Ukraine của Putin

78% người Nga ủng hộ chiến dịch Ukraine và ủng hộ ông Putin
01/07/2022 Khoảng 78% người dân Nga được hỏi cho biết họ ủng hộ các quyết định của Tổng thống Vladimir Putin, tăng đáng kể so với mốc 70,4% khi chiến dịch quân sự ở Ukraine mới nổ ra. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images
Interfax hôm nay (1/7) dẫn kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Toàn Nga (VCIOM) thực hiện, cho biết, khoảng 78% công dân Nga thể hiện sự tán thành với các hoạt động của Tổng thống Vladimir Putin, tăng từ mức 70,4% vào thời điểm chiến sự Ukraine mới nổ ra.

Cách gái Tây gài bẫy các ông chú "thèm phở"

Cách gái Tây gài bẫy các ông chú "thèm phở"
Dưới đây là một số trò lừa đảo tương đối phổ biến ở Tây, nạn nhân đa số là nam giới he he. Sau thời gian giãn cách, anh chị em đi du lịch nên lưu ý.

- Trong quán bar sẽ có một cô Tây cute ra bàn làm quen, hỏi thăm, cười giả lả với các anh. Một lúc sau cô hơi say, đi đái, rồi ra bàn mắt la mày lém khoe chiến tích là vừa nhặt được 1 chiếc đồng hồ Rolex hay Longines trong toilet. Mấy anh ồ à hay thế, và cô ấy bảo là đồng hồ nam nên có khi em bán rẻ cho anh, chỉ 400-500 Euro, tiền tươi là OK. Thực tế nó chỉ là loại giả. Đồng hồ fake này có giá ngoài chợ khoảng 20-40 Euro.

Vì sao chúng ta không thể cạnh tranh nổi Trung Quốc?

Vì sao chúng ta không thể cạnh tranh nổi Trung Quốc?
Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã và đang tiếp tục thừa nhận sản xuất ở Trung Quốc bị suy giảm và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi đất nước này đã và vẫn đang diễn ra. Dù vậy, Việt Nam hay bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực đều chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc để trở thành điểm đến của dòng FDI đổ vào sản xuất.

Do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính sách 'zero Covid' tiếp tục được Trung Quốc theo đuổi, cùng với việc xung đột địa chính trị của chính quyền Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới leo thang, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang dần dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của dòng vốn này nhờ lợi thế vị trí địa lý và sự tương đồng về chính trị, xã hội.

Hà Nội lãi hàng chục tỉ đồng thu phí đỗ xe lòng đường

Trong khi Sài Gòn thua lỗ thì Hà Nội lãi to. Tại sao ?
Hà Nội lãi hàng chục tỉ đồng thu phí đỗ xe lòng đường
01-07-2022 - (NLĐO)- Năm 2021, không tính các quận huyện, riêng Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thu hơn 46 tỉ đồng tiền thu phí đỗ xe dưới lòng đường.

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cung cấp thông tin tại cuộc họp báo

Cho thuê mặt đường đậu xe vẫn lỗ nặng – vì sao?

Cho thuê mặt đường đậu xe vẫn lỗ nặng – vì sao?
01/07/2022 VOA Tiếng Việt - 
Những bất cập trong cách vận hành, quản lý là nguyên nhân chính khiến việc cho đậu xe có thu phí trên lòng đường bị lỗ nặng, một nhà quan sát từ trong nước nói với VOA và cho rằng ông nghi ngờ ‘có tình trạnh khai khống chi phí để kiếm chác’. 

Sau hơn một năm triển khai cho đậu xe có thu phí trên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, mới đây công ty được giao quản lý cho biết họ chỉ thu được khoảng hơn 2 tỷ đồng, trong khi chi phí bỏ ra là 10 tỉ đồng. Do đó, họ chịu khoản lỗ 8 tỷ đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu chỗ đậu xe nên cho phép đậu xe có thu phí trên lòng đường (Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ)

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Châu Âu hướng tới gỡ ‘phong tỏa’ cho Kaliningrad

Hướng tới gỡ ‘phong tỏa’ cho Kaliningrad, châu Âu muốn tránh đối đầu với Nga
30/06/2022 (VTC News) - Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tới một thỏa thuận về vấn đề Kaliningrad nhằm giảm bớt căng thẳng với Nga. Reuters dẫn nguồn tin riêng cho biết, hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Nga tới vùng lãnh thổ Kaliningrad đi qua Litva có thể sẽ bình thường trở lại trong vài ngày tới. Động thái nới lỏng được thực hiện sau hơn 1 tuần gián đoạn sau khi Vilnius cấm quá cảnh đường sắt đối với một số loại hàng hóa.

Phần lớn hàng hóa từ Nga chuyển đến Kaliningrad đều thông qua hệ thống đường sắt chạy qua Belarus và Litva. (Ảnh: West Observer)

Kinh tế thế giới sẽ ra sao từ lập trường “diều hâu” của Fed?

Fed tăng mạnh lãi suất thì các nước khác cũng phải tăng theo. Chiến tranh lãi suất sẽ dẫn tới chiến tranh thu hút đầu tư và chiến tranh tỷ giá. Hậu quả là hầu như chắc chắn kinh tế thế giới sẽ rơi vào trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái như đã diễn ra trong các thập niên 1970 và 1980. VN có hơn 40 năm được sống trong thời đại thế giới hòa bình nhưng không biết tận dụng để vươn lên thành giầu mà chỉ thích làm thuê cho tư bản nước ngoài và bán tài nguyên. Nay chiến tranh quân sự, chiến tranh kinh tế và đại dịch liên tiếp xảy ra thì nguy cơ trở về với cái máng lợn xưa kia lớn lắm.
Kinh tế thế giới sẽ đón nhận gì từ lập trường “diều hâu” của Fed?
Khánh Ly (TTXVN/Vietnam+) 30/06/2022 - Fed tăng mạnh lãi suất sẽ ảnh hưởng phần nào đến các tài sản có độ rủi ro cao trên thị trường, cũng như làm gia tăng mức độ “phân mảnh” trên thị trường trái phiếu chính phủ châu Âu.
Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Vì sao Nga từ bỏ đảo Rắn ?

Tin dưới đây hơi lạ, nhưng có thể hiểu được. Theo tôi, đảo Rắn nằm trong tầm bắn của hệ thống pháo phản lực HIMARS được Mỹ và phương Tây cung cấp cho Ukraine nên để đảm bảo an toàn cho lính Nga và đồng thời cũng không muốn mang tiếng chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, lãnh đạo Nga chấp nhận bỏ đảo này. Nhìn hòn đảo bé tý thế này thì có thể thấy ý nghĩa quân sự không đáng bao nhiêu và bất cứ lúc nào cần, Nga đều có thể chiếm lại được.
Nga từ bỏ đảo Rắn, Ukraine giành thắng lợi chiến lược lớn?
30-06-2022 - (NLĐO) - Lực lượng Nga đã từ bỏ tiền đồn chiến lược ở đảo Rắn trên biển Đen hôm 30-6. Đây được xem là thắng lợi lớn đối với Ukraine. Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ quyết định rút khỏi đảo Rắn như một "cử chỉ thiện chí" nhằm chứng tỏ Moscow không cản trở nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc mở hành lang nhân đạo cho phép vận chuyển ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Nga cho biết thêm quân đội Ukraine vẫn chưa dỡ bỏ thủy lôi ngăn tàu bè rời khỏi các cảng ở biển Đen. 

Đảo Rắn. Ảnh: Wikimedia
Tuy nhiên, Ukraine tuyên bố đã "đánh đuổi lực lượng Nga sau một trận pháo kích và đợt tấn công lớn vào tối 29-6". Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, thông báo trên mạng xã hội Twitter: "Không còn quân đội Nga trên đảo Rắn nữa. Lực lượng vũ trang của chúng ta đã làm một điều tuyệt vời".

Bộ Công an bác bỏ tin các GSTS Long và Tuấn tự tử

Đọc tin này thấy 2 điều chua xót. Một là cả hai ông Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Quang Tuấn đều là giáo sư tiến sĩ, là đỉnh cao của trí tuệ; bây giờ nếu hai ông đều tự tử thì quá đau xót và nhục nhã cho giới khoa học, nhưng đồng thời cũng thương các ông vì tôi tin các ông đã từng là những nhà khoa học thực sự. Ngược lại, người sống hay chết tôi không quan tâm là PGS.TS Chu Ngọc Anh thì vẫn sống nhăn răng và không hề có tin đồn tự tử. Ông này tôi tin là kiến thức rởm, còn bằng thật hay rởm thì tôi không biết. Hai là sao ở VN tin đồn lắm thế, toàn những tin giật gân, nhất là tin đồn về Trung ương lại sắp họp để kỷ luật và bắt các quan chức tham nhũng trong nhiều đại án. Trường hợp hai ông Long và Tuấn thì Bộ Công an vừa lên tiếng bác bỏ, còn những trường hợp khác thì sao ? Tin đồn nhiều chứng tỏ thông tin không minh bạch và xã hội bất an. Nhà nước nên có các giải pháp minh bạch, công khai thông tin và tăng cường sự giám sát của người dân để loại bỏ các tin đồn.
Bộ Công an bác bỏ tin cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tự tử
30/06/2022 Lãnh đạo Cục C03 khẳng định: Thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Quang Tuấn đã tử vong trong trại giam là hoàn toàn không chính xác, không có việc bị can tự tử.
Lực lượng chức năng tới trụ sở Bộ Y tế thực hiện việc khám xét nơi làm việc của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiều tối 7/6. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tư cách ứng viên của Ukraine - một trò chơi nguy hiểm

Tư cách ứng viên của Ukraine - một trò chơi địa chính trị nguy hiểm
Với tư cách là một quốc gia ứng viên, có thể nói Ukraine đang ngồi trong phòng chờ, chờ đợi và hy vọng 'rơi vào vòng tay của Liên minh Châu Âu (EU)'. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng EU đã ra quyết định sai lầm, thổi bùng ngọn lửa chiến tranh lạnh với Nga và có thể kích động Moscow trả đũa.

Hội đồng châu Âu hiện đã chấp thuận tư cách ứng viên của Ukraine và Moldova trong tiến trình trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, hoan nghênh việc trao tặng tư cách ứng viên, đã mô tả đây là “một thời khắc lịch sử và duy nhất” trong mối quan hệ của đất nước ông với 27 thành viên của EU, đồng thời khẳng định rằng “tương lai của Ukraine sẽ gắn liền với EU".

CUỘC CHIẾN GIỮA NGA VÀ UKRAINE, NATO...

Lãnh đạo Ukraine ngu dốt hoặc là nội gián của Mỹ và NATO để phá hoại Ukraine và chống Nga thì dân chết, đất mất...
CUỘC CHIẾN GIỮA NGA VÀ UKRAINE, NATO - CUỘC CHƠI LỢI ÍCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN!
Hội nghị G7 vừa kết thúc tại nước Đức. Tại hội nghị, các thành viên chủ yếu bàn về tình hình Ukraine và Nga. Làm sao để người Nga phải chịu tổn thất nặng nề, cả về kinh tế và quân sự, trong bối cảnh Nga đang giành nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường.
Quân đội Nga đã kiểm soát gần như toàn bộ Dobass, Kherson, Mariupol và cả biển Azov, biển đen và cảng chiến lược Odessa... 
Kể từ khi bị NATO cấm vận, đồng Rúp Nga tăng gần một nửa giá trị so với trước cuộc chiến. Xăng dầu, khí đốt mang lại siêu lợi nhuận cho Nga. Người Nga không những không khốn đốn mà còn phất lên trông thấy. G7 bí thế phải cầu cạnh Trung Quốc, hy vọng Trung Quốc sẽ khuyên Nga lui binh khỏi Ukraine.

Chuyện Khánh Ly về hát ở Việt Nam

Chuyện Khánh Ly về hát ở Việt Nam
Tôi không thích các ca sĩ hải ngoại. Băng đĩa video của họ đôi khi tình cờ tôi có xem một số đoạn nhưng hoàn toàn không có hứng.
Đã có vài lần bạn tôi rủ tôi đi xem ca sĩ hải ngoại hát ở Mỹ hay ở Pháp nhưng ngồi trong rạp tôi chỉ nghe được chừng nửa tiếng là ngủ gật. Có lẽ trong đầu tôi đã có ấn tượng xấu về họ, là luôn cho rằng họ hát vì tiền chứ không vì nghệ thuật nên diễn không có hồn, không thu hút được tôi.

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI CHÙA?

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI CHÙA?
Đối với tôi, chùa VN bây giờ nên được gọi là chùa Cộng sản chứ không còn là chùa Phật. Ngày xưa ở VN, tôi chỉ gọi chùa Quán Sứ ở Hà Nội là chùa Cộng sản nhưng ngày nay thì người ta đã cộng sản hóa gần như tất cả các chùa. Chùa nào cũng chỉ chăm chăm tới việc kiếm tiền. Tượng phật và bài trí y như bên Tàu. Sư thì thích chuyện chính trị, quan tâm việc đời hơn việc Phật, mê rượu thịt và gái hơn tụng kinh và rèn đức...
Đôi khi tôi cũng đến chùa nhưng chỉ là vãng cảnh vì đất nước mình quá thiếu không gian bình yên để thư giãn. Đến chùa nhưng tôi không vào chùa mà chỉ tham quan không gian bên ngoài. Do đó tôi cũng không cầu khấn gì.

Xe buýt 3 tiếng bò được 20 km, ai đi ?

Ở nước ngoài, gia đình tôi thường có cả xe đạp và ô tô, đi lại rất thuận lợi vì dân cư ít, phố xá vắng vẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn thích đi xe buýt hơn vì xe buýt rất tiện nghi và an toàn, thời gian đi, đến đều chính xác tới từng phút, ngồi trên xe rất nhàn và êm, chẳng phải lo nghĩ gì, cứ việc giở truyện ra đọc trong khi xe buýt chạy. Thêm nữa, đi mua lương thực thực phẩm hay vận chuyển đồ đạc, chất bao nhiêu lên buýt, lái xe cũng không phàn nàn gì, thậm chí khuân giúp đỡ mình. Bố trí các bến để chuyển xe bên đó rất hợp lý chứ không quá xa như ở ta... Về VN sống, tôi mang theo thói quen đi buýt, nhưng phải thừa nhận xe buýt VN quá tệ hại, có thể kể ra hàng trăm thứ bất tiện và khó chịu khi đi xe buýt, từ chất lượng đường xá, quy định cứng nhắc của công ty, giờ xuất bến và lịch trình trong ngày, xe dột ướt hết người khi mưa... đến bỏ bến, bỏ chuyến. Nhưng tệ hại nhất là thái độ vô văn hóa của đa số lái xe với hành khách, làm cho hành khách cảm thấy ngồi trên xe mà không khác gì ngồi trong nhà tù. Có mấy bác già cùng đi tập thể thao buổi sáng bằng xe buýt với tôi bảo 80% nhân viên xe buýt là bọn mất dạy. Tôi thì không nghĩ tỷ lệ cao như thế, nhưng ở Hà Nội tính chung chắc không dưới 60%. Riêng đối với tuyến số 45 hàng ngày tôi đi thì gần như 100% nhân viên là loại mất dạy. Thích thì chúng dừng xe cho khách lên mà không thích thì chúng bỏ bến chạy luôn, thích thì dừng đúng bến mà không thích thì dừng cách bến một đoạn cho khách cuống cuồng đuổi theo. Lên xe thì chúng mắng khách xa xả mỗi khi thấy có gì không vừa ý. Đang đi thì dừng xe 5-10-15 phút xuống xếp hàng mua đồ ăn sáng, suất cơm trưa cơm tối hay gì đó là bình thường, mặc kệ khách ngồi chờ trên xe. Phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, dừng xe đột ngột, mở cửa chửi người đi xe máy dưới lòng đường... thôi thì đủ cả. Sáng nay sau khi bị buýt 45 bỏ bến chạy thằng không cho lên xe, một chị bảo tôi khiếu kiện chúng nó cũng không được gì vì ngày xưa chúng còn biết sợ, chứ bây giờ công ty xe buýt thiếu nhân viên nên không dám sa thải chúng nên chúng chẳng còn khái niệm sợ nữa. Nói xong, chị ngậm ngùi kể chuyện ngày xưa tốt hơn bây giờ như thế nào và đất nước này đã bao giờ thảm hại được như bây giờ. Nhân viên xe 45 mất dạy như thế, nhưng loa trên xe thường xuyên nhắc hành khách: "Hãy cùng chúng tôi (từ là cùng với hãng xe buýt) xây dựng văn hóa xe buýt". Đúng là gái đĩ dạy chuyện giữ gìn trinh tiết. Buýt 45 của công ty TNHH Bắc Hà. Đã vài lần tôi gọi vào số điện thoại đường dây nóng của công ty, thì tổng đài bảo cước gọi 1000 hay 2000 đồng / phút. Nhân viên trực chẳng thấy đâu, hoặc có mặt thì trả lời loanh quanh để bao biện cho lái xe và công ty. Gọi vào số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông Vận tải thì hình như cước không phải là 2000 đồng / phút mà tới 3000 đồng / phút, cũng chẳng có nhân viên nào trực cả. Tốn tiền mà chẳng được gì nên chắc hành khách đành nhắm mắt xuôi tay, coi như đã dùng dịch vụ công thì phải chấp nhận như thế.
Vận động dân “Nào ta cùng buýt”, nhưng 3 tiếng bò được 20 km, ai đi?
ĐÀO TUẤN 29/06/2022 Năm 2013, ông Tất Thành Cang, khi đó đương chức Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đã nói đến cái mốc 2020 để chấm dứt trợ giá xe buýt. Giờ, 2022, mỗi năm vẫn ngàn tỉ trợ giá. Và vừa xong, phải kêu gọi dân đi xe buýt, vì ế quá.
Cũng có lần đồng chí giám đốc Sở đi xe buýt, để rồi phải đi xuống lòng đường vì không có lối cho người đi bộ. Ảnh: Báo Giao thông

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Bị ép vỡ nợ, Nga có thể kiện phương Tây?

Nga vỡ nợ cái gì ? Nga đang đầy tủ ngoại tệ, nợ trong nước và nợ nước ngoài thì bé xíu, chả là cái gì so với ở của chính phủ các nước phương Tây. Chỉ có bọn phương Tây đểu ngăn không cho Nga trả nợ nên mới sinh ra cái gọi là "vỡ nợ". Thực tế bây giờ chẳng có tổ chức chính thức nào có quyền tuyên bố Nga vỡ nợ cả. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã khẳng định việc gọi Nga vỡ nợ là "một trò hề". Với doanh thu hàng tỉ USD mỗi tuần từ hoạt động xuất khẩu năng lượng bất chấp xung đột Nga-Ukraine, Bộ trưởng Siluanov tuyên bố quốc gia của ông thừa khả năng tài chính để thanh toán nợ. Nga bao nhiêu năm ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bị phương Tây hành hạ đủ trò, thêm chuyện này có khi tức nước vỡ bờ, ngừng xuất khẩu dầu, khí và các nguyên liệu đầu vào khác sang phương Tây thì phương Tây không chết thì cũng nửa sống nửa chết. Thế giới vẫn đang đoàn kết hợp tác với Nga, vui vẻ mua hàng Nga, thì Nga sợ cái gì ? 
Bị ép vỡ nợ, Nga có thể kiện phương Tây?
28/06/2022 VOV.VN - Điện Kremlin ngày 27/6 khẳng định bất cứ tuyên bố nào về việc Nga vỡ nợ đều là “bất hợp pháp” vì quốc gia này có đủ ngoại tệ và đang cố gắng thanh toán các khoản nợ. Các chuyên gia tài chính cho rằng, các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của Nga sẽ là những chịu thiệt hại nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của phương Tây và họ có thể quay sang kiện chính phủ Mỹ - quốc gia ngăn cản việc thanh toán bằng đồng USD. Moscow từng cảnh báo rằng, nỗ lực đẩy Nga vào tình cảnh vỡ nợ sẽ chỉ làm suy giảm uy tín của hệ thống tài chính của phươg Tây.

Tỷ giá đồng nội tệ Nga so với USD đã lên cao nhất trong vòng 7 năm qua (Ảnh: AP).
Bloomberg ngày 27/6 đưa tin, lần đầu tiên trong một thế kỷ, Nga đã bị coi là vỡ nợ trái phiếu chính phủ bằng đồng ngoại tệ do các biện pháp trừng phạt ngày càng khắc nghiệt hơn của phương Tây khiến nước này mất khả năng trả nợ. Theo hãng tin này, đến ngày 26/6 Nga đã không trả được khoản lãi cố định trị giá khoảng 100 triệu USD và tình huống này có thể xem như một vụ vỡ nợ.

Kế bắt Nga bán dầu ko lãi của phương Tây có khả thi?

Kế sách "lạ" bắt Nga bán dầu không lãi của phương Tây có khả thi?
28/06/2022 Mỹ và các đồng minh châu Âu đang tìm cách áp "giá trần" với dầu mỏ Nga, trong bối cảnh các biện pháp cấm dầu Nga không mang lại hiệu quả như kì vọng mà còn khiến lạm phát leo thang ở phương Tây.
Phương Tây tìm cách áp đặt trần giá dầu Nga. Ảnh: Getty Images
Hãng tin Bloomberg hôm nay (28/6) cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đang thương lượng với các đồng minh ở châu Âu về việc áp đặt các biện pháp áp "giá trần" với dầu mỏ Nga, bước đi mà Washington mô tả là có thể duy trì nguồn cung dầu toàn cầu nhưng hạn chế doanh thu của Nga.

Vì sao Mỹ - NATO không thể để Nga thắng ở Ukraine?

Vì sao Mỹ - NATO không thể để Nga thắng ở Ukraine?
28/06/2022 TPO - Các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp tại Madrid vào ngày 28/6. Đây là lúc phương Tây phải tính đến hậu quả nếu Ukraine thất bại trong cuộc xung đột với Nga. 
Chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ là đòn giáng mạnh lên liên minh quân sự Đại Tây Dương, làm suy yếu đáng kể vị thế lâu dài của Mỹ ở khu vực Âu – Á.

Một lính Ukraine vác tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất trong cuộc diễu binh năm 2018. (Ảnh: Sky News)

“Quyền lực sắc bén”, vũ khí mới đáng sợ của ĐCS Trung Quốc

“Quyền lực sắc bén”, vũ khí và sức mạnh mới đáng sợ của ĐCS Trung Quốc
Ngoài quyền lực cứng và quyền lực mềm, Trung Quốc còn sở hữu một thứ quyền lực có thể xuyên thủng và thâm nhập vào mọi “môi trường chính trị, truyền thông và xã hội của các quốc gia mục tiêu, nhằm thao túng chính trị và đôi khi làm xói mòn thể chế chính trị của họ”. Thậm chí, nó có tác động đáng kể đến chủ quyền của một quốc gia đối địch, tựa như một cái chết bởi hàng ngàn vết dao. Đối với cả Trung Quốc và Nga, việc sử dụng quyền lực sắc bén, bao gồm sự kết hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm, đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao - đặc biệt là ở châu Phi, lục địa phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Trong lĩnh vực địa chính trị, danh từ "quyền lực" đồng nghĩa với các hành động xâm lược, bao gồm sức mạnh quân sự và các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt. Đây được gọi là quyền lực cứng (hard power).

GS Nguyễn Mạnh Tường- 'Niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam'

Nguyễn Mạnh Tường là một luật sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Năm 23 tuổi (1932) ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp. Theo tôi, GS Tường là một trong những thiên tài hiếm có trong lịch sử VN, nhưng đồng thời ông cũng bị chế độ đọa đầy cực khổ không thể tưởng tượng nổi. Các bạn nên xem cuốn Un Excommunié (Một người bị rút phép thông công) của ông viết về những điều trải nghiệm đen tối trong những năm ông đã sống và viết kể từ sau 1945. Vào những năm 1953-1956, miền Bắc Việt Nam tiến hành Cải cách ruộng đất. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể: "Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự. Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn (của Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm). Tôi như thành một người "phạm pháp quả tang", bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi"... Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.
GS-TS-Luật sư Nguyễn Mạnh Tường- 'Niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam'
27/06/2022 (PLO)- Cuốn sách 'Niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam' cung cấp tư liệu về GS-TS-Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, người Việt Nam đã dành được hai bằng Tiến sĩ quốc gia của Chính phủ Pháp.
Bìa cuốn sách. Ảnh: VT
Niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam là tựa đề cuốn sách của tác giả Kiều Mai Sơn. Theo tác giả, Nguyễn Mạnh Tường là cái tên được nhắc đến là niềm tự hòa của nền giáo dục Việt - Pháp những năm ba mươi của thế kỷ XX.

Mỗi container sang Mỹ "đốt" 400 triệu đồng vì xăng dầu

Mỗi container thuỷ sản sang Mỹ "đốt" 400 triệu đồng vì xăng dầu
27/06/2022 "Chuỗi đông lạnh chi phí vận chuyển đang rất lớn, cụ thể một container 40 feet xuất sang Mỹ chi phí logistics hơn 400 triệu đồng (dao động 410-440 triệu đồng)", ông Nam nói.

Xuất khẩu thuỷ sản hiện gặp khó do giá xăng dầu và chi phí logistics tăng mạnh (ảnh minh hoạ VASEP).

Du lịch trong nước đắt hơn du lịch nước ngoài

Du lịch nội địa bây giờ đúng là đắt đỏ. Lo ngại dịch Covid có thể tái phát mạnh ở trong nước và các nước láng giềng nên hè năm nay nhà tôi dự kiến không đi nước ngoài mà sẽ đi du lịch xuyên Việt trong nước khoảng 3 tuần bằng ô tô. Đã ấn định như thế nên tôi chủ quan không tìm hiểu tình hình. Bây giờ sát ngày khởi hành, tính toán lại mới thấy chi phí cho chuyến đi ở thời điểm này quá lớn và bất hợp lý, nhất là tiền xăng tăng vọt do giá tăng cao bất thường. 100 km mất khoảng 9-10 lít, 33 nghìn đ/lít, bằng 330 nghìn; đi khoảng 4000 km mất 13 triệu đồng. Bên cạnh đó, các chi phí khác cũng đều tăng... Ngoài ra, trời quá nóng nực, sức khỏe cả nhà đều kém, sợ rằng dọc đường ốm mệt phải quay về thì phí công đi. Trong khi đó báo đưa tin các bãi biển và khu du lịch đông nghịt người... cũng đáng lo ngại. Chán quá, đành dời chuyến đi sang dịp Tết mát mẻ vậy. Nhưng chuyển hướng đi du lịch nước ngoài bây giờ thì không kịp. Đúng là chưa bao giờ tôi gặp trường hợp này. Đành đi du lịch các vùng biển phía Bắc cho gần vậy.
Khách đi du lịch trong nước chịu phí cao hơn du lịch nước ngoài
Vân Phong 27/06/2022 (KTSG Online) – Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều khách đi du lịch trong nước phải chịu mức phí cao hơn so với du lịch nước ngoài, theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Người dân và du khách trải nghiệm dịch vụ xe đạp chia sẻ công cộng tại thành phố Huế. Ảnh: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cung cấp

Công ty Đức Minh bán test kit chênh lệch giá trên 100%

Điểm lại một trong các vụ bê bối test kit có thể sẽ được thảo luận lại. Ai đứng sau Công ty Đức Minh nhập kit test Covid-19 vì vụ này còn ‘khủng’ hơn Việt Á. Theo Tổng cục Hải quan, 2 năm 2020-2021, tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Đức Minh là 4.381 tỷ đồng, trong đó, test Covid-19 có giá trị nhập khẩu lên đên 3.437 tỷ đồng; lượng nhập khủng còn hơn Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt. Kit test Đức Minh đã bán cho các cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa, các công ty trên toàn quốc. Giá nhập khẩu từ 106.000-150.000 đồng/test, bán cho các đơn vị y tế với giá từ 250.000-395.000 đồng/test, mức giá chênh lệnh trên 100% liệu có phải là "hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để trục lợi" ?
Công ty Đức Minh bán kit xét nghiệm COVID-19 chênh lệch giá trên 100%
Hạnh Nguyễn (Vietnam+) 11/02/2022 
Trong bối cảnh COVID-19 tác động tiêu cực mọi mặt lên đời sống-xã hội, doanh nghiệp y tế Đức Minh đã nhập kit xét nghiệm trong với kim ngạch 3.437 tỷ đồng và bán ra với mức giá chênh lệnh trên 100%.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 nhanh với hành khách bay nội địa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

“Thất vong thất tử”

“Thất vong thất tử”
Cuối thời Tây Hán, ở quận Bột Hải, huyện Cao Thành có một chàng thư sinh nghèo tên là Bào Tuyên, tự Tử Đô. Bào Tuyên tuy xuất thân hàn vi nhưng luôn giữ tấm lòng ngay thẳng, chính trực, được người đời hết mực ngợi khen.
1) Thân hàn vi, tâm như ngọc khiết
Một ngày, Bào Tuyên lên đường đến kinh thành thì gặp một người trẻ tuổi nọ. Người này đang đi bỗng đột nhiên ngồi thụp xuống đất, hai tay ôm ngực, miệng rên rỉ: “Ôi chao, đau chết mất, đau chết mất!”.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Chém du khách, nhà hàng bị phạt 21 triệu đồng

Người Việt nhiều khi chém tiền nhau quá dã man. Tôi cũng nhiều lần bị chém vì không hỏi giá trước hoặc không thể hỏi trước. Cách đây 2 tuần, xe ô tô của tôi bị bó phanh. Tôi ghé cửa hàng rửa xe cạnh nhà nhờ sửa giúp. Họ vào tháo lốp, làm mấy phút là xong, sau đó bảo tôi mang xe ra gara của ho (tên là Thợ Huế, ở ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công, Hà Nội) để họ thay dầu mới cho an toàn. Thực tế tôi cũng không biết họ có thay dầu không, nhưng họ bảo có và tính hóa đơn 2,16 triệu đồng, quá đắt. Loại sửa này không thể hỏi tiền trước vì tiền thường phát sinh trong quá trình làm khá nhiều.
Lấy đắt du khách 600 nghìn cho 3 suất mì xào: Phạt nhà hàng 21 triệu đồng
Quán hải sản trên đường Trần Phú (TP. Nha Trang) bị xử phạt 21 triệu đồng sau khi du khách phản ánh phải trả 600.000 đồng cho 3 suất mì xào, mỗi suất có nhiều mì, nhiều rau nhưng chỉ có “4 - 5 miếng thịt bò vừa khô, vừa dai”.

Sáng 25/6, ông Phan Thanh Liêm - Phó Chủ tịch TP. Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, quán hải sản Ngọc Phú (ở phường Vĩnh Nguyên) bị phạt 21 triệu đồng vì niêm yết giá không rõ ràng và chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Phận nữ cửu vạn ở chợ đêm Bình Điền

Phận nữ cửu vạn ở chợ đêm Bình Điền
20/06/2022, Đêm ở chợ đầu mối Bình Điền là đêm của những bước chân vội vã, của những cánh tay áo quệt vội mồ hôi, đêm của những người phụ nữ làm nghề cửu vạn. Có đến khu chợ này vào lúc giữa khuya mới cảm nhận hết cảnh sống thâu đêm với nỗi nhọc nhằn của những người bốc vác thuê, vắt sức kiếm 20.000 đồng/lượt kéo xe.
Con dốc kéo xe trơn trượt và đầy hiểm nguy.
Tiếng gọi nửa đêm về sáng
11 giờ đêm, nhịp sống tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP. Hồ Chí Minh) mới bắt đầu sôi động. Một thế giới bán buôn, trao đổi hàng hóa và cửu vạn. Từ xa cổng chợ, mùi tanh của tôm, cá xộc thẳng vào mũi, ám trên quần áo cùng với cái lạnh quyện nhau tạo nên không khí đặc trưng của một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất TP. Hồ Chí Minh.

Dính bẫy "việc nhẹ lương cao", nhiều người tự tử

Xấu hổ và nhục nhã. Sao người Việt bây giờ lại thấp kém thua xa các nước láng giềng như thế này ? Còn nhớ chỉ cách đây nửa thế kỷ, người Việt còn coi dân cư ở các nước láng giềng như những bộ tộc người dân tộc thiểu số kém phát triển, thậm chí coi như đám man di mọi rợ, còn họ thì mơ ước được như VN, nhất là được như Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông. Vậy mà giờ đây người Việt đang lũ lượt kéo nhau đi làm thuê ở những nước này, hoặc tranh nhau vào làm thuê cho các doanh nghiệp của những nước này đầu tư ở VN, bất chấp tiền lương rẻ mạt và nguy cơ phải nhảy lầu, treo cổ hay mất tích không rõ nguyên nhân. Đừng nói là những người này có trí tuệ hay giáo dục thấp và chỉ họ mới thích "việc nhẹ lương cao". VTV còn có hẳn 1 chương trình được rất đông người xem là "làm giàu không khó", còn các đại gia VN phần lớn là "tay không bắt giặc" nhờ mắc ngoặc với quan chức để làm giầu. Bản thân các quan chức có phải làm gì vất vả đâu, nhưng ai chả có nhà to, nhà ai chả có đủ mọi tiện nghi, trong khi tiền gửi ngân hàng hay đầu tư đâu đó cũng không ít. Những người dân lao động này đã bầu các quan lên làm lãnh đạo, đã trả lương nuôi các quan, thì các quan phải làm gì để đảm bảo cuộc sống bình yên cho họ chứ ?
Dính bẫy "việc nhẹ lương cao" ở Campuchia, nhiều nạn nhân treo cổ tự tử
25/06/2022 - (Dân trí) - Sang Campuchia, người lao động phải làm việc 11 giờ/ngày, bị ngược đãi, đánh đập, mua bán sang tay, muốn về phải nộp tiền chuộc, nhiều người tự tử bằng cách nhảy lầu, treo cổ… 
Theo thống kê của Phòng An ninh đối ngoại, từ tháng 9/2021 đến nay, lực lượng chức năng Campuchia có cung cấp thông tin cho Công an tỉnh Tây Ninh, trong đó nhiều trường hợp người Việt Nam sang Campuchia làm việc đã tự tử bằng cách ...

Tin lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao", nhiều người Việt bất chấp vi phạm pháp luật, vượt biên sang Campuchia (Ảnh: Công an cung cấp).

Chuyện quảng cáo thuốc trên VTV

Chuyện quảng cáo thuốc trên VTV
FB Lê Việt Đức - Tôi rất ghét, thậm chí căm thù bọn diễn viên hàng ngày lên tivi VTV quảng cáo thuốc chữa bệnh hay thực phẩm chức năng. Ghét nhất là cứ đến giờ người dân đang ăn cơm thì chúng kêu la "đau bụng đi ngoài", rồi "đờm ho khó thở" và sau đó thì reo lên "bệnh trĩ của tôi ngon lành rồi” ! Nhiều khi thức ăn vừa vào bụng tôi đã phải nôn ọe ra ngoài khi nghe chúng nói.
Tôi tin chắc chẳng có thằng nào con nào trong số diễn viên đó đã từng dùng các loại thuốc mà chúng quảng cáo siêu tốt như thần dược. Không dùng, không rõ tác dụng nhưng quảng cáo tác dụng lên mây thì không phải là lừa đảo người tiêu dùng và bệnh nhân thì là gì ?

Chuyện Nga, Litva và Mỹ

Chuyện Nga, Litva và Mỹ
Hehe, Litva là một trong vài con vịt suốt ngày to mồm chửi gấu Nga vì cậy có bố Mỹ và mẹ NATO đứng sau bảo vệ. Lần này không chỉ bằng mồm mà còn dám cấm Nga vận chuyển hàng hóa sang Kaliningrag qua lãnh thổ nước mình.

Nhưng mà đụng vào Nga là không xong đâu vịt ơi. Nga đã ngay lập tức lên tiếng sẽ đáp trả thích đáng, nếu cần thì dùng cả vũ lực xem bố mẹ vịt có dám chơi bài ngửa với Nga không ?