Cuộc ‘săn phù thuỷ’ điên cuồng của những con ‘quái vật công nghệ’ Big Tech
Tâm An • 14/01/21 Những con dao dài của các “lãnh chúa công nghệ” Big Tech tiếp tục vung ra với Tổng thống Trump, khi chúng tiến hành cuộc “truy quét” kinh hoàng nhất chưa từng thấy trong lịch sử công nghệ. Đã đến lúc những con quái vật này không còn biết hổ thẹn vì hình thú quái dị của mình, chúng chui ra khỏi đầm lầy và bắt đầu tấn công...Đã đến lúc những con quái vật không còn biết hổ thẹn vì hình thú quái dị của mình, chúng chui ra khỏi đầm lầy và bắt đầu tấn công... (Tổng hợp từ Getty)
Năm 1934, Hitler đã hành quyết các thành viên trong tổ chức SA (Sturmabteilung hay Storm Troopers) để củng cố quyền lực của mình, tuyên bố rằng đó là để ngăn chặn một cuộc đảo chính đã được lên kế hoạch.
Điều tương tự đang diễn ra trong thời đại ngày nay. Sau cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol và nhiều bằng chứng đáng ngờ vào ngày 6 tháng 1, các Lãnh chúa của Thung lũng Silicon đã sử dụng điều này như là “một cái cớ” để bịt miệng những người có quan điểm trái ngược với đảng phái chính trị mà họ đang phục vụ.
Không chỉ các gã khổng lồ truyền thông xã hội hủy tài khoản của Tổng thống Trump, mà Twitter và Facebook đã phát động một cuộc thanh trừng lớn nhắm vào Tổng thống Trump và tất cả cá nhân, nhóm cộng đồng ủng hộ ông Trump.
Sự ngông cuồng của những ‘con quái vật’
Twitter cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (ngày 8/1) rằng: “Sau khi xem xét kỹ lưỡng các tweet gần đây từ tài khoản @realDonaldTrump và bối cảnh xung quanh chúng… chúng tôi đã ngưng vĩnh viễn [tài khoản này] do có nguy cơ tiếp tục kích động bạo lực”.
Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg, cho biết hôm thứ Năm (ngày 7/1): “Những rủi ro khi cho phép Tổng thống tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong giai đoạn này đơn giản là quá lớn. Do đó, chúng tôi đã ngưng tài khoản Facebook và Instagram của ông ấy vô thời hạn và trong ít nhất hai tuần tới, cho đến khi quá trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình hoàn tất”.
Ứng dụng chat Discord tuyên bố xóa vĩnh viễn kênh ủng hộ Trump rất nổi tiếng mang tên “The Donald”.
“Chúng tôi có chính sách không khoan nhượng chống lại sự thù địch và bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào trên nền tảng, hoặc việc sử dụng Discord để hỗ trợ hoặc tổ chức xung quanh chủ nghĩa cực đoan bạo lực”, Discord cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù không có bằng chứng về việc một máy chủ có tên là The Donald được sử dụng để tổ chức các cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1, Discord đã quyết định cấm toàn bộ máy chủ này.
‘Hùa theo” phong trào “cấm Trump” là mạng xã hội Reddit - vốn tự xưng là “tiền phương trên mặt trận Internet”, đã xoá vĩnh viễn diễn đàn những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump ở địa chỉ r/DonaldTrump khỏi nền tảng này. Trước đó, Reddit cũng đã xoá diễn đàn nhóm Trump r/The_Donald với gần 800.000 người theo dõi.
Quyết định đóng cửa r / DonaldTrump của Reddit được đưa ra, ngay sau khi tài khoản của Tổng thống Trump bị cấm trên Facebook, Instagram, Twitter, Twitch, Snapchat và Shopify.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày, một loạt các công ty công nghệ sau đây đã thanh trừng vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump hoặc những tài khoản có liên quan tới ông Trump:
Ứng dụng gian hàng trực tuyến Shopify của Canada tháo bỏ vĩnh viễn 2 cửa hàng bán các sản phẩm thương mại của ông Trump và tập đoàn Trump.
Ứng dụng Snapchat, và dịch vụ chia sẻ video Twitch (một công ty con của Amazon) xóa sổ vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump để ngăn chặn “nguy cơ kích động bạo lực”.
Mạng xã hội Facebook và Instagram khoá tài khoản của Tổng thống Trump vô thời hạn (ít nhất là cho tới sau khi Joe Biden nhậm chức).
Mạng xã hội Twitter xoá vĩnh viễn tài khoản 90 triệu người theo dõi của Tổng thống Trump, xóa vĩnh viễn tài khoản @TeamTrump của chiến dịch tranh cử của ông Trump, xoá vĩnh viễn tài khoản @GaryCoby của Giám đốc Kỹ thuật số của ông Trump, xóa vĩnh viễn tài khoản @thedonalddotwin của một nhóm ủng hộ Trump...
Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Pinterest ngăn chặn các hashtag liên quan tới Tổng thống Trump.
Mạng xã hội chia sẻ video TikTok của Trung Quốc cũng loại bỏ các hashtag như “Đảng Yêu nước” (Patriot Party), “Ngăn chặn Gian lận Bầu cử” (Stop The Steal)...
Thời kỳ kiểm duyệt, trả thù, đấu tố gắt gao của phe Dân chủ cánh tả tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu.
Cuộc "săn phù thuỷ" trắng trợn nhất trong lịch sử
Bằng cách này, toàn bộ thông tin giữa Tổng thống Trump với 75 triệu người Mỹ ủng hộ ông bị Big Tech tự ý cắt đứt theo “tiêu chuẩn đạo đức” của các lãnh chúa công nghệ, dù nó vi phạm hoàn toàn với Tu chánh án thứ nhất của nước Mỹ. Điều vốn làm cho Mỹ tự hào và vĩ đại.
Hành vi này của Big Tech thực sự khiến thế giới “mở mắt”; các con quái vật này thực sự bò ra khỏi đầm lầy và thực hiện cuộc "săn phù thuỷ" trắng trợn nhất trong lịch sử. Các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã lên tiếng phản đối sự kiểm duyệt của các hãng công nghệ lớn đối với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador chỉ trích việc Twitter chặn tài khoản của ông Trump: “Luật ở đâu, quy định ở đâu, quy chuẩn ở đâu? Đây là vấn đề của chính phủ. Đây không phải là vấn đề đối với các công ty tư nhân”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng gọi các lệnh cấm trên mạng xã hội là “có vấn đề”, vì "quyền tự do quan điểm có tầm quan trọng cơ bản".
Nhiều quan chức châu Âu khác cũng liên tiếng phản đối việc Twitter, Facebook cấm tài khoản mạng xã hội của Tổng thống Trump, theo Western Journal.
Nhưng ai quan tâm chứ? Big Tech đang có chỗ dựa vững chắc là chính phủ mới đắc cử tại Mỹ - những người đang nỗ lực phế truất Tổng thống Trump dù ông chỉ còn tại vị (theo luật pháp Mỹ) là 1 tuần nữa. Có vẻ như Tổng thống Trump còn giữ quyền lực của Tổng thống ngày nào, còn có thể giao tiếp trực tiếp với đồng bào của ông và thế giới ngày nào, thì Big Tech cũng như chính quyền đắc cử mới của ông Joe Biden không thể yên tâm ngày ấy.
Nghiền nát Parler bằng sức mạnh độc quyền, loại bỏ hoàn toàn tự do ngôn luận
Công ty truyền thông xã hội Parler - một từ có nghĩa là “lên tiếng” theo tiếng Pháp - đã bị Big Tech “nghiền nát” vào tuần trước. Đây dường như là khởi đầu của một cuộc tấn công văn hóa nhằm bóp nghẹt quyền diễn ngôn công khai của nước Mỹ.
Parler bị các quái vật Big Tech thẳng tay loại bỏ vì không tuân thủ "hệ tư tưởng" chống Trump của họ (Olivier Douliery / AFP qua Getty Images)
Parler là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Twitter và hoạt động gần như tương đồng; các thành viên đăng quan điểm hoặc tin bài của họ, và “những người theo dõi” có thể nhận xét hoặc thêm các bài đăng gốc vào dòng thời gian của riêng họ.
Parler khác với Twitter, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác ở một khía cạnh quan trọng, nó vẫn tuân theo khái niệm ban đầu của phương tiện truyền thông xã hội - bằng cách cho phép mọi người đăng mà không cần kiểm tra thực tế hoặc can thiệp chính trị.
Trong khi Twitter và Facebook đầy tai tiếng với việc kiểm duyệt nền tảng của họ theo thiên hướng cánh tả nặng nề, Parler đã được coi là “Twitter của những người bảo thủ”, dành cho cả hai bên (mặc dù công ty chưa bao giờ tự mô tả như vậy). Nhiều “người có ảnh hưởng” đã công khai chuyển trọng tâm truyền thông xã hội chính của họ sang Parler trong những tháng gần đây, kéo theo những người ủng hộ họ.
Vì thế, các “quái vật” đã ra sức “nghiền nát Parler”. Google, Apple và Amazon đồng loạt hành động để “đuổi” Parler ra khỏi sân chơi. Google - gồm cả dịch vụ Android và các thiết bị khác, và Apple - đã xóa ứng dụng của Parler khỏi các cửa hàng trực tuyến của họ.
Điều đó làm bị thương nhưng không “giết” được Parler, vì khách hàng của họ vẫn có thể truy cập vào trang web của công ty. Sau đó, Amazon - nơi lưu trữ các dịch vụ đám mây của công ty - đã “ra đòn chí mạng” khi thông báo rằng nội dung được cho là "bạo lực" trên trang của Parler đã vi phạm điều khoản dịch vụ và hủy hợp đồng với công ty. Amazon sẽ ngắt kết nối các server của Parler khỏi Internet với lý do Parler không chịu kiểm duyệt nội dung người dùng theo ý Amazon. Việc ngắt kết nối sẽ diễn ra vào ngày 9/1.
CEO của Parler ông John Matze ra thông báo cho biết Parler đang cố gắng đàm phán để “chuyển nhà” ngay lập tức, nhằm không làm gián đoạn kết nối, nhưng cũng có khả năng Parler sẽ phải đóng cửa khoảng một tuần để tìm nhà cung cấp dịch vụ mới, ông chỉ trích Big Tech đang muốn “loại bỏ hoàn toàn quyền tự do ngôn luận khỏi Internet”.
Không chỉ sử dụng quyền lực độc quyền đề nghiền nát Parler, dường như các thế lực trong bóng tối của Mỹ còn muốn ép Parler - hoặc là trở thành "sinh vật đầm lầy", hoặc tổn thất cả tự do dân sự và thậm chí là cả "mạng sống" của mình. Ngày 11/1 (giờ Mỹ), ông Matze nói với Fox News rằng không chỉ quyền tự do dân sự, mà cả cuộc sống của ông cũng đang bị đe dọa.
“Cuộc sống của tôi đang bị đe dọa”, ông Matze nói. “Tôi không thể về nhà tối nay… Đây không chỉ là quyền tự do dân sự của chúng tôi. [Big Tech] có thể đóng cửa một công ty trị giá cả tỷ đô-la, công ty nửa tỷ đô-la chỉ sau một đêm”, ông nói.
CEO Matze nói với Carlson, người dẫn chương trình “Tucker Carlson Tonight” của Fox News, rằng: “Ông không bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra phải không?”
Nhưng ông Matze cho biết các gã khổng lồ công nghệ lớn, gồm Apple, Google và Amazon, đều cấm mạng xã hội Parler vào cùng một ngày “mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo trước nào”.
Ông Matze nói với người dẫn chương trình Carlson rằng khi Google loại bỏ Parler: "Chúng tôi không nhận được thông báo từ Google. Chúng tôi biết từ tin tức trực tuyến trước. Điều này thật là sốc”.
Kể từ khi Google, Apple và Amazon chặn Parler, nhóm của ông Matze đã cố gắng liên hệ với các nhà cung cấp khác, nhưng đều bị từ chối. Ông Matze cho rằng điều này thật “kinh tởm”.
Đương nhiên, sau Parler, nạn nhân tiếp theo sẽ là tất cả các đối thủ công nghệ khác không cùng chung “tư tưởng” với Big Tech.
Parler là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Twitter và hoạt động gần như tương đồng; các thành viên đăng quan điểm hoặc tin bài của họ, và “những người theo dõi” có thể nhận xét hoặc thêm các bài đăng gốc vào dòng thời gian của riêng họ.
Parler khác với Twitter, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác ở một khía cạnh quan trọng, nó vẫn tuân theo khái niệm ban đầu của phương tiện truyền thông xã hội - bằng cách cho phép mọi người đăng mà không cần kiểm tra thực tế hoặc can thiệp chính trị.
Trong khi Twitter và Facebook đầy tai tiếng với việc kiểm duyệt nền tảng của họ theo thiên hướng cánh tả nặng nề, Parler đã được coi là “Twitter của những người bảo thủ”, dành cho cả hai bên (mặc dù công ty chưa bao giờ tự mô tả như vậy). Nhiều “người có ảnh hưởng” đã công khai chuyển trọng tâm truyền thông xã hội chính của họ sang Parler trong những tháng gần đây, kéo theo những người ủng hộ họ.
Vì thế, các “quái vật” đã ra sức “nghiền nát Parler”. Google, Apple và Amazon đồng loạt hành động để “đuổi” Parler ra khỏi sân chơi. Google - gồm cả dịch vụ Android và các thiết bị khác, và Apple - đã xóa ứng dụng của Parler khỏi các cửa hàng trực tuyến của họ.
Điều đó làm bị thương nhưng không “giết” được Parler, vì khách hàng của họ vẫn có thể truy cập vào trang web của công ty. Sau đó, Amazon - nơi lưu trữ các dịch vụ đám mây của công ty - đã “ra đòn chí mạng” khi thông báo rằng nội dung được cho là "bạo lực" trên trang của Parler đã vi phạm điều khoản dịch vụ và hủy hợp đồng với công ty. Amazon sẽ ngắt kết nối các server của Parler khỏi Internet với lý do Parler không chịu kiểm duyệt nội dung người dùng theo ý Amazon. Việc ngắt kết nối sẽ diễn ra vào ngày 9/1.
CEO của Parler ông John Matze ra thông báo cho biết Parler đang cố gắng đàm phán để “chuyển nhà” ngay lập tức, nhằm không làm gián đoạn kết nối, nhưng cũng có khả năng Parler sẽ phải đóng cửa khoảng một tuần để tìm nhà cung cấp dịch vụ mới, ông chỉ trích Big Tech đang muốn “loại bỏ hoàn toàn quyền tự do ngôn luận khỏi Internet”.
Không chỉ sử dụng quyền lực độc quyền đề nghiền nát Parler, dường như các thế lực trong bóng tối của Mỹ còn muốn ép Parler - hoặc là trở thành "sinh vật đầm lầy", hoặc tổn thất cả tự do dân sự và thậm chí là cả "mạng sống" của mình. Ngày 11/1 (giờ Mỹ), ông Matze nói với Fox News rằng không chỉ quyền tự do dân sự, mà cả cuộc sống của ông cũng đang bị đe dọa.
“Cuộc sống của tôi đang bị đe dọa”, ông Matze nói. “Tôi không thể về nhà tối nay… Đây không chỉ là quyền tự do dân sự của chúng tôi. [Big Tech] có thể đóng cửa một công ty trị giá cả tỷ đô-la, công ty nửa tỷ đô-la chỉ sau một đêm”, ông nói.
CEO Matze nói với Carlson, người dẫn chương trình “Tucker Carlson Tonight” của Fox News, rằng: “Ông không bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra phải không?”
Nhưng ông Matze cho biết các gã khổng lồ công nghệ lớn, gồm Apple, Google và Amazon, đều cấm mạng xã hội Parler vào cùng một ngày “mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo trước nào”.
Ông Matze nói với người dẫn chương trình Carlson rằng khi Google loại bỏ Parler: "Chúng tôi không nhận được thông báo từ Google. Chúng tôi biết từ tin tức trực tuyến trước. Điều này thật là sốc”.
Kể từ khi Google, Apple và Amazon chặn Parler, nhóm của ông Matze đã cố gắng liên hệ với các nhà cung cấp khác, nhưng đều bị từ chối. Ông Matze cho rằng điều này thật “kinh tởm”.
Đương nhiên, sau Parler, nạn nhân tiếp theo sẽ là tất cả các đối thủ công nghệ khác không cùng chung “tư tưởng” với Big Tech.
‘Lưỡi dao dài’ của những ‘sát thủ’ công nghệ
Không chỉ ông Donald Trump - vẫn là tổng thống Hoa Kỳ - bị cấm vĩnh viễn khỏi Twitter, và “người thay thế” Parler cũng bị loại bỏ khỏi nền tảng. Big Tech còn muốn đem “con dao đồ tể” của mình chặt đứt “vây cánh” - những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Cuốn sách sắp ra mắt trên Amazon của Thượng nghị sĩ Josh Hawley - vị anh hùng hiếm hoi thuộc đảng Cộng hòa đã tiên phong đứng lên đòi công lý và minh bạch cho cuộc bầu cử - đã bị “hủy bỏ”. Đơn giản vì cuốn sách “Sự bạo tàn của công nghệ lớn” của ông Hawley nguy hiểm hơn nhiều - khi ông chính thức đặt câu hỏi về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu năm 2020, tức là tính hợp pháp của chính quyền Biden.
Twitter chặn vĩnh viễn tướng Flynn. Twitter chặn vĩnh viễn Lin Wood, luật sư nổi tiếng làm việc để vạch trần hành vi gian lận bầu cử. Nguy hiểm hơn, Facebook bắt đầu xóa các nhóm hoặc diễn đàn của những người đã công khai rời bỏ Đảng Dân chủ (nhóm Walk Away, khoảng 500.000 thành viên) vì các vụ bê bối của đảng này.
YouTube thông báo họ sẽ không phát hành các video điều tra gian lận bầu cử nữa và cảnh báo rằng những nhà sản xuất những video như vậy sẽ bị trừng phạt.
Cuộc thanh trừng diễn ra sau khi Michelle Obama kêu gọi họ làm điều đó. Tờ NBC News đưa tin: “Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama kêu gọi các công ty công nghệ cấm vĩnh viễn Tổng thống Trump khỏi nền tảng của họ và đưa ra các chính sách để ngăn chặn công nghệ của họ được các nhà lãnh đạo quốc gia sử dụng để tiếp sức cho sự nổi dậy”.
Con gái của Tổng thống Trump là Tiffany Trump đã đăng một bình luận về việc cha cô bị cấm trên Twitter: "Có chuyện gì đã xảy ra với tự do ngôn luận vậy?".
Trong khi bài phát biểu của Tổng thống Trump là để kêu gọi công lý và bảo vệ sự toàn vẹn của cuộc bầu cử, cánh tả lại “kết tội” là “kêu gọi nổi loạn”. Ông Trump đã nói:
“Chúng tôi đến để yêu cầu Quốc hội làm điều đúng đắn và chỉ tính những đại cử tri đã được dự kiến hợp pháp. Tôi biết rằng mọi người ở đây sẽ sớm diễu hành đến tòa nhà Quốc hội để tiếng nói của các bạn được lắng nghe một cách hòa bình và yêu nước. Hôm nay chúng ta sẽ xem liệu các thành viên đảng Cộng hòa có đứng vững vì sự toàn vẹn của cuộc bầu cử của chúng ta hay không, liệu họ có đứng vững vì đất nước của chúng ta hay không. Đất nước chúng ta đã bị bao vây trong một thời gian dài, lâu hơn rất nhiều so với thời gian bốn năm này”.
Khi Cộng đồng Tình báo hoạt động để bao che cho vai trò của chính quyền Trung Quốc trong cuộc gian lận bầu cử này, các tỷ phú công nghệ góp sức bằng cách tước bỏ các “tiếng nói bất đồng” khỏi nền tảng của họ, trong khi các thành viên đảng Dân chủ hàng đầu “nỗ lực quá mức” để loại bỏ Tổng thống Trump.
Nữ nghị sĩ gốc Hồi giáo Ilhan Omar tweet rằng cô ta đang viết các bài báo luận tội tổng thống;
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã tweet "Tổng thống này không được giữ chức vụ một ngày nào nữa".
Trợ lý Chủ tịch Hạ viện Katherine Clark nói rằng nếu Phó tổng thống và Nội các không loại bỏ Tổng thống Trump, thì họ sẽ bỏ phiếu để luận tội ông.
Dân biểu Diana DeGette ủng hộ việc luận tội, và tweet rằng: “Ông ta là một mối nguy hiểm thực sự cho đất nước chúng ta. Ông ta phải bị cách chức ngay lập tức và bị cấm không được giữ chức vụ dân cử nữa”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi còn đi xa hơn nữa. Trong một bức thư gửi tới nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ ngày 8/1, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã hối thúc họ quay trở về Thủ đô Washington để tiếp tục họp bàn về kế hoạch của đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Donald Trump lần thứ hai.
Và trong mọi trường hợp, những người mong muốn “luận tội Tổng thống Trump” được mặc sức thể hiện quan điểm “đúng đắn chính trị” của mình trên các nền tảng truyền thông xã hội. Big Tech đã trở thành “con thú cưng” của cánh tả.
Mua luôn hãng 'kiểm tin độc lập'
Công ty kiểm tin độc lập mà Big Tech dùng không hề độc lập về lợi ích - Họ có thể giúp các lãnh chúa và Trung Quốc lừa dối người Mỹ
Facebook gắn nhãn tin sai dựa vào dịch vụ của công ty Lead Stories. Facebook coi đây là nguồn kiểm tin độc lập từ bên thứ ba.
Trong trang web giới thiệu về mình, công ty Lead Stories giới thiệu rằng họ được thành lập từ năm 2015 và hoạt động hoàn toàn dựa trên nguồn vốn tự có, không nhận tài trợ của bất kỳ đối tác nào. Tuy nhiên, kể từ tháng Giêng năm 2019 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, công ty này đã được Facebook trả tiền dịch vụ kiểm tin. Dựa vào kết quả kiểm tin này, Facebook và các Big Tech khác thậm chí đã chặn toàn bộ tiếng nói của các bác sỹ, các nhà khoa học virus về đại dịch này.
Trong tuyên bố trên website của mình, “hãng kiểm tin độc lập bên thứ ba” này còn lớn tiếng khẳng định dù Facebook trả tiền cho dịch vụ của họ, Facebook không đưa ra bất kỳ yêu cầu hay tác động nào tới công việc “kiểm tin” mà Lead Stories làm.
Và kể từ tháng Tư năm 2020, hãng này cũng nhận tiền của ông lớn công nghệ Trung Quốc Bytedance (cha đẻ của Tik Tok) để kiểm tin cho hãng này.
Làm sao một công ty nhỏ bé có thể “độc lập” nếu doanh thu của họ phụ thuộc vào Big Tech và Trung Quốc?
Trong quản trị, đây là “mâu thuẫn lợi ích”, khi cùng ràng buộc về lợi ích thì có nghĩa Lead Stories không còn độc lập nữa. Sự độc lập chỉ là cờ hiệu của họ mà thôi. Trong lịch sử kinh tế, rất nhiều vụ phá sản của các hãng lớn (điển hình như Enron của Mỹ năm 2001) cũng bắt nguồn từ việc các hãng xếp hạng độc lập không còn độc lập vì nhận tiền của doanh nghiệp cho dịch vụ tư vấn. Tức là nhận tiền để nâng xếp hạng lừa dối nhà đầu tư Mỹ.
Trong tình huống này, Lead Stories cũng tương tự, họ đã nhận tiền của các lãnh chúa công nghệ Mỹ và Trung Quốc để tạo ra sản phẩm fact-check không hề độc lập. Vì lợi ích của mình, họ có thể nói dối người Mỹ.
‘Tự cắt cổ mình’?
Tuy nhiên, những “tay đồ tể” Big Tech được cho là đang “tự cắt cổ mình”. Tính đến ngày 12/1, giá trị thị trường của Facebook tụt giảm 60 tỷ USD vì cổ phiếu lao dốc trong 2 ngày qua, theo Daily Mail.(Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)
Gần đây, nhiều tập đoàn đã quyết định dừng quảng cáo trên Facebook vì những thông tin, video bạo lực lan truyền trên mạng xã hội này. Các hãng lớn đã từ bỏ Facebook bao gồm: Starbuck, Ford, Pepsi, Unilever, Adidas, Coca-Cola, HP, Lululemon, Clorox và Verizon. Doanh thu quảng cáo của Facebook năm 2020 là hơn 70 tỷ USD.
Mọi người đang từ bỏ Twitter hàng loạt. Dưới đây là hình ảnh thu nhỏ từ công cụ tìm kiếm Google về biểu đồ giá cổ phiếu của Twitter:
“Vào cuối phiên giao dịch ngày 8/1 - giảm 1,61%; và ngay sau khi thông tin về lệnh cấm tài khoản ông Trump được đưa ra - giảm gần gấp ba lần, mất 3,77% ở thị trường nước ngoài và thị trường sau giờ đóng cửa - trong khi hầu hết cổ phiếu của các công ty truyền thông xã hội không đi xuống cũng như không có xu hướng giảm".
Nghiêm trọng hơn, đến hôm thứ Hai (ngày 11/1) vừa qua, cổ phiếu Twitter đã giảm 12%. Sự sụt giảm giá cổ phiếu đã xóa sổ 5 tỷ USD vốn hóa thị trường của Twitter.
Liệu có phải đòn tấn công Tổng thống Trump điên cuồng của Big Tech lại chính là "đòn tự sát" của những con quái vật này?
‘Chiếc khiên luật pháp’ có đỡ nỗi sự tấn công ngông cuồng của những ‘con quái vật?
Bất kỳ ai hả hê, lên tiếng bênh vực động thái bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của Big Tech đối với Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, thì từ nay họ không còn một chút tư cách nào để lên án chuyện đàn áp tự do ngôn luận nữa.
Trong khi vào mùa hè năm ngoái, truyền thông “lăng xê” bức ảnh “nổi tiếng” được chụp tại Điện Capitol của bà Nancy Pelosi và một số thành viên đảng Dân chủ - đang quỳ gối để bày tỏ sự kính trọng với những kẻ bạo loạn "Black Lives Matter" ở Quận Columbia. Vậy tại sao hôm nay, có vẻ như cùng một vấn đề xuất hiện, họ lại hô vang "Sói đến"?
Vâng, những gì bạn “được cho biết” luôn là “Sói đến, Sói đến!” - rằng Tổng thống Trump là kẻ nói dối, là kẻ phản bội, là kẻ thù đáng ghét, là kẻ phân biệt chủng tộc, bạo chúa, kẻ phản diện đầu tiên của nước Mỹ...
Màn quỳ gối lố bịch của các nghị viên Dân chủ nhằm “phô diễn" tinh thần đoàn kết với người gốc Phi đã phản tác dụng, khi bị chính cộng đồng người da đen lên án. (Getty)
Trớ trêu thay khi chúng ta phải chứng kiến các loại bạo lực và thao túng thông tin mà rất nhiều chính trị gia đảng Dân chủ đã nhắm mắt làm ngơ. Không còn chỗ trống trong đời sống chính trị của nước Mỹ, cho những cuộc thảo luận và tranh luận có lý trí, thiện chí về sự khác biệt; chỉ có sự thù ghét và vấn đề bạo lực.
Gần đây, các quan chức EU và Anh đã đặt ra câu hỏi mới về quy định của các Lãnh chúa công nghệ sau khi một số nền tảng mạng xã hội lớn cấm tài khoản của Tổng thống Donald Trump. Những công ty này đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao trong vài năm qua, với một số nhà hoạch định chính sách cảnh giác về vai trò của họ đối với tiến trình chính trị. Khi chính quyền Biden được cho là sẽ tiếp quản vào tuần tới, EU hy vọng họ có thể làm việc với Mỹ về vấn đề này.
Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của Liên minh châu Âu, cho biết trong một bài báo trên Politico hôm Chủ nhật (ngày 10/1): “Việc một giám đốc điều hành có thể ‘tắt míc’ của Tổng thống Mỹ mà không sợ bất kỳ ước chế pháp lý nào là điều khó hiểu. Nó không chỉ khẳng định sức mạnh của những nền tảng này mà còn thể hiện những điểm yếu sâu sắc - trong xã hội của chúng ta - cách mà không gian kỹ thuật số được quản trị và chế tài”.
Google, Apple và Amazon đang vi phạm luật chống tín nhiệm. Nhưng liệu một chính quyền “gian lận” Biden sẽ hành động để chống lại những người ủng hộ lớn của nó?
Parler luôn có thể khởi kiện, và thực sự đã tuyên bố ý định này. Nhưng các bị cáo là những doanh nghiệp giàu có và quyền lực nhất trên thế giới, có đủ ảnh hưởng và tiền bạc để làm phá sản công ty mới nổi này bằng các động thái và thủ đoạn kiện tụng.
Đảng Dân chủ hiện đang kiểm soát hoàn toàn Quốc hội. Những người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện liệu sẽ sẽ tổ chức một phiên điều trần?
Vậy điều gì sẽ khiến Big Tech bị trừng phạt, khi các con “quái vật” này không biết hổ thẹn nhờ thế lực bóng đêm mà nó đã bắt tay? Còn chuyện tẩy chay thì sao? Với vị trí trung tâm của các công ty này, điều đó sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó, Big Tech đã nói rất rõ ràng rằng họ sẵn sàng mất lợi nhuận vì những “lý do lớn hơn”.
Lý do mà Big Tech nói là gì? Chắc chắn đó không phải là vì giá trị Mỹ, tinh thần Mỹ, niềm tự hào Mỹ, đó cũng không phải là vì dân chủ hay nhân quyền. Đó chắc hẳn là vì lợi ích thị trường và tiền bạc, và vì những "động lực sâu kín" từ thế lực bóng đêm đứng sau những con quái vật Big Tech này.
Tâm An
Nguồn tham khảo
https://www.americanthinker.com/articles/2021/01/the_night_of_the_tech_long_knives.html
https://www.theepochtimes.com/parler-is-silenced_3651255.html
https://www.foxnews.com/politics/rep-gaetz-trump-has-no-intention-of-resigning-will-not-leave-the-public-stage-at-all
https://www.theverge.com/2021/1/8/22221579/discord-bans-the-donald-server-reddit-subreddit?fbclid=IwAR17wYiKUmRr5FoWHIlAYg-Oxxun4TjBmhPdiZ8O6Bx18wAHVyEA91m2rr4
https://www.breitbart.com/tech/2021/01/09/reddit-bans-donald-trump-forum/?fbclid=IwAR24RDH9O2Dd98h5AsDWz-gmV5CecvYrJ_t7uPg-ovhCf0tVyScOi_1NE7A
https://www.tmz.com/2021/01/09/trump-banned-social-media-platforms-pinterest-shopify-restricted/?fbclid=IwAR3AgD6hf-xGt9lIqX2Zllx9X4Pd3Y-O1VdiSZ9oAwfz_4pmVuV_dP8tYAI
https://www.axios.com/platforms-social-media-ban-restrict-trump-d9e44f3c-8366-4ba9-a8a1-7f3114f920f1.html?fbclid=IwAR0k1pd26Y6_vwiCwHgAiE1rYnGMgZAYViZ0vice_gbDHBN796uLBlbbTMc
https://nypost.com/2021/01/09/apple-joins-google-in-suspending-parler-from-app-store/
Trớ trêu thay khi chúng ta phải chứng kiến các loại bạo lực và thao túng thông tin mà rất nhiều chính trị gia đảng Dân chủ đã nhắm mắt làm ngơ. Không còn chỗ trống trong đời sống chính trị của nước Mỹ, cho những cuộc thảo luận và tranh luận có lý trí, thiện chí về sự khác biệt; chỉ có sự thù ghét và vấn đề bạo lực.
Gần đây, các quan chức EU và Anh đã đặt ra câu hỏi mới về quy định của các Lãnh chúa công nghệ sau khi một số nền tảng mạng xã hội lớn cấm tài khoản của Tổng thống Donald Trump. Những công ty này đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao trong vài năm qua, với một số nhà hoạch định chính sách cảnh giác về vai trò của họ đối với tiến trình chính trị. Khi chính quyền Biden được cho là sẽ tiếp quản vào tuần tới, EU hy vọng họ có thể làm việc với Mỹ về vấn đề này.
Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của Liên minh châu Âu, cho biết trong một bài báo trên Politico hôm Chủ nhật (ngày 10/1): “Việc một giám đốc điều hành có thể ‘tắt míc’ của Tổng thống Mỹ mà không sợ bất kỳ ước chế pháp lý nào là điều khó hiểu. Nó không chỉ khẳng định sức mạnh của những nền tảng này mà còn thể hiện những điểm yếu sâu sắc - trong xã hội của chúng ta - cách mà không gian kỹ thuật số được quản trị và chế tài”.
Google, Apple và Amazon đang vi phạm luật chống tín nhiệm. Nhưng liệu một chính quyền “gian lận” Biden sẽ hành động để chống lại những người ủng hộ lớn của nó?
Parler luôn có thể khởi kiện, và thực sự đã tuyên bố ý định này. Nhưng các bị cáo là những doanh nghiệp giàu có và quyền lực nhất trên thế giới, có đủ ảnh hưởng và tiền bạc để làm phá sản công ty mới nổi này bằng các động thái và thủ đoạn kiện tụng.
Đảng Dân chủ hiện đang kiểm soát hoàn toàn Quốc hội. Những người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện liệu sẽ sẽ tổ chức một phiên điều trần?
Vậy điều gì sẽ khiến Big Tech bị trừng phạt, khi các con “quái vật” này không biết hổ thẹn nhờ thế lực bóng đêm mà nó đã bắt tay? Còn chuyện tẩy chay thì sao? Với vị trí trung tâm của các công ty này, điều đó sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó, Big Tech đã nói rất rõ ràng rằng họ sẵn sàng mất lợi nhuận vì những “lý do lớn hơn”.
Lý do mà Big Tech nói là gì? Chắc chắn đó không phải là vì giá trị Mỹ, tinh thần Mỹ, niềm tự hào Mỹ, đó cũng không phải là vì dân chủ hay nhân quyền. Đó chắc hẳn là vì lợi ích thị trường và tiền bạc, và vì những "động lực sâu kín" từ thế lực bóng đêm đứng sau những con quái vật Big Tech này.
Tâm An
Nguồn tham khảo
https://www.americanthinker.com/articles/2021/01/the_night_of_the_tech_long_knives.html
https://www.theepochtimes.com/parler-is-silenced_3651255.html
https://www.foxnews.com/politics/rep-gaetz-trump-has-no-intention-of-resigning-will-not-leave-the-public-stage-at-all
https://www.theverge.com/2021/1/8/22221579/discord-bans-the-donald-server-reddit-subreddit?fbclid=IwAR17wYiKUmRr5FoWHIlAYg-Oxxun4TjBmhPdiZ8O6Bx18wAHVyEA91m2rr4
https://www.breitbart.com/tech/2021/01/09/reddit-bans-donald-trump-forum/?fbclid=IwAR24RDH9O2Dd98h5AsDWz-gmV5CecvYrJ_t7uPg-ovhCf0tVyScOi_1NE7A
https://www.tmz.com/2021/01/09/trump-banned-social-media-platforms-pinterest-shopify-restricted/?fbclid=IwAR3AgD6hf-xGt9lIqX2Zllx9X4Pd3Y-O1VdiSZ9oAwfz_4pmVuV_dP8tYAI
https://www.axios.com/platforms-social-media-ban-restrict-trump-d9e44f3c-8366-4ba9-a8a1-7f3114f920f1.html?fbclid=IwAR0k1pd26Y6_vwiCwHgAiE1rYnGMgZAYViZ0vice_gbDHBN796uLBlbbTMc
https://nypost.com/2021/01/09/apple-joins-google-in-suspending-parler-from-app-store/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét