Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

ẢNH VUI MÙA DỊCH CORONA

ẢNH VUI MÙA DỊCH CORONA
Cháu nhà tôi vẽ không đẹp lắm, dưới đây là tranh cháu vẽ nhân cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống dịch cúm Tàu của nhà trường. Cô giáo hơi giận dắt cháu lên gặp hiệu trưởng. Hiệu trưởng gọi cho tôi có vẻ rất giận. Lúc tôi chạy đến, qua giải thích của cháu thì cháu vẽ cái bồn rửa tay, nhắc nhở các bạn thường xuyên rửa tay hơn trong dịch cúm. Cô giáo và thầy hiệu trưởng đều rất xấu hổ vì đã có ý nghĩ khác. Thầy cô đã xin lỗi cháu rồi. Vì thế từ nãy đến giờ vị nào có ý nghĩ khác như thế thì cmt lời xin lỗi vào đây, tôi sẽ gửi lời đến cháu. Bố của cháu...

Bình luận
: Cháu vẽ phác họa 2 bàn tay đưa vào chiếc chậu rửa trong nhà vệ sinh, nếu là dân thành phố chắc ngày nào cũng nhìn thấy một vài lần... Bức họa rất trung thực... Thế mà người lớn lại nghĩ xiên xẹo méo mó, cho là cháu vẽ bậy.

Nghĩa đồng bào và bài viết cay độc

Nghĩa đồng bào và bài viết cay độc
21/03/2020 Diễm Thi (VNTB) – Người Việt là giống nòi kỳ lạ, có thể chà đạp lên nhau mà sống vào thời bình nhưng khi nguy biến lại đoàn kết một lòng.

Nghĩa đồng bào là cái nặng nợ, tình ơn giữa những người cùng giống nòi, quốc tịch. Khái quát giống nòi không gì hay hơn bằng câu ca dao: bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng. Trong đại dịch Vũ Hán vừa qua, điều có thể nhận thấy rõ nhất là tình đoàn kết sẻ chia. Nhưng đâu đó vẫn nổi lên những câu chuyện phiền muộn.

Người Việt về nước trốn dịch: có tính già hoá non?

Người Việt về nước trốn dịch: có tính già hoá non?
Diễm Thi - Người Việt từ nước ngoài đổ về nước trốn dịch khi các quốc gia châu Âu đang trở thành tâm dịch cúm Vũ Hán và lần lượt đóng cửa biên giới ở khắp nơi.

Một nữ tiếp viên ẵm cháu bé hai tuổi từ Đức về Việt Nam trốn dịch với bà chỉ mới cách đây một tuần lễ đã đốn tim cả cộng đồng mạng. Mẹ của bé 2 tháng tuổi phải dứt vú mẹ lúc ấy có lẽ cũng đã không ngờ chưa đầy một tuần lễ sau, các nhà hàng, quán bar, chợ búa đều phải đóng cửa, người người phải giữ khoảng cách để chống lây lan dịch bệnh. (1)

Bức ảnh Tập ngồi một mình ở Vũ Hán nói lên điều gì?

Bức ảnh ông Tập Cận Bình ngồi một mình ở Vũ Hán nói lên điều gì?
Ngày 10/3, ông Tập Cận Bình thị sát Vũ Hán, một bức ảnh hiếm hoi “ngồi một mình” được lan truyền trên mạng. Có người cho rằng ông bị dịch bệnh làm cho tâm lực tiều tụy, cũng có người nói là do đấu đá quyền lực gây ra. Khi Đài Á Châu Tự do đăng bức ảnh này đã cho biết rằng ông Tập Cận Bình sợ bị lây nhiễm nên khi nói chuyện với người dân đã giữ khoảng cách. Tuy nhiên, ở một góc chụp khác, bức ảnh do người dân chộp được khoảnh khắc ông Tập ngồi một mình lại khiến cho cư dân mạng có nhiều cách hiểu khác nhau.Ngày 10/3, ông Tập Cận Bình thị sát Vũ Hán, một bức ảnh hiếm hoi “ngồi một mình” được lan truyền trên mạng. (Ảnh cắt từ video)

COVID-19 - Nước Ý đã quá chủ quan!

Nước Ý đã quá chủ quan!
Chỉ trong vòng 4 tuần, số ca tử vong tại Ý đã tăng hơn 486 lần và đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nước có số người chết vì COVID-19 nhiều nhất thế giới, trong khi số ca nhiễm chỉ bằng một nửa. Theo bác sĩ Paolucci, trong khi nhân viên y tế phải làm việc đầy mệt mỏi hơn 12 tiếng mỗi ca để giúp các bệnh nhân sống sót, họ còn rất dằn vặt đau xót khi nhìn thấy bệnh nhân chết đi mà không có người thân thích bên cạnh, nhằm ngăn lây nhiễm virus.

Số người chết vì dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc và Ý
những ngày gần đây Dữ liệu: DUY LINH - Đồ họa: T.ĐẠT
Cập nhật dịch COVID-19 ngày 21-3: Thế giới đã có hơn 11.000 người chết, tăng sốc ở Ý và Tây Ban Nha. Số liệu được cập nhật lúc rạng sáng 20-3 (giờ VN) cho thấy tổng số người chết tại Ý đã tăng lên 3.405 người sau ca tử vong đầu tiên vào ngày 21-2. Trung bình cứ khoảng 13 phút có 1 người chết vì COVID-19 ở Ý.

Virus corona: Bao giờ có vaccine hay thuốc điều trị?

Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
James Gallagher - Virus corona đang lây lan khắp thế giới nhưng chưa có một loại thuốc nào có thể giết chúng hoặc một loại vaccine nào có thể giúp bảo vệ con người khỏi việc lây nhiễm chúng. Vậy chúng ta còn bao xa mới có được loại thuốc cứu mạng này? Bao giờ sẽ có vaccine corona?

Nghiên cứu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
Có khoảng 20 loại vaccine đang được phát triển. Một loại vừa được thử nghiệm trên người, bỏ qua cả khâu thử nghiệm thông thường trên động vật, để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả của nó. Các nhà khoa học khác đang ở giai đoạn nghiên cứu trên động vật và hi vọng sẽ có kết quả thử nghiệm trên người vào cuối năm nay.

Thế giới cần một thống soái lãnh đạo chống Corona

Trong cuộc chiến chống Corona, loài người tìm đâu một thống soái?
03/21/20 Tác giả: Yuval Harari; Biên dịch: Nhã Nhi
Trong giai đoạn dịch bệnh Ebola vào năm 2014, nước Mỹ đã đóng vai trò như một người lãnh đạo đúng nghĩa. Mỹ cũng thể hiện tương tự trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khi tập hợp các quốc gia lại để ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng những năm gần đây, Mỹ đã từ bỏ vai trò của một lãnh đạo toàn cầu. Chính quyền Mỹ cắt giảm viện trợ cho các tổ chức đa quốc gia như Tổ chức Y tế Thế giới, và làm rõ với toàn thế giới rằng, Mỹ không muốn kết bạn thực sự với bất kỳ ai, tất cả đều dựa trên lợi ích. Khi dịch bệnh virus corona xảy ra, Mỹ chỉ đứng bên lề và cho tới nay vẫn chưa có ý định nắm vai trò lãnh đạo. Thậm chí tồi tệ hơn, sự bài ngoại, chủ nghĩa cô lập và mất niềm tin đang định hình hầu hết các tổ chức đa quốc gia. 

Nhiều người đổ lỗi, nguyên nhân của đại dịch corona lần này là do toàn cầu hoá, và rằng cách duy nhất để có thể phòng ngừa các bệnh dịch khác trong tương lai là phải đi ngược lại xu thế này: xây dựng các bức tường biên giới, hạn chế đi lại, buôn bán giữa các nước. Tuy nhiên, nếu cách ly ngắn hạn đẩy lùi bệnh dịch hiệu quả thì về lâu dài, sự cô lập sẽ dẫn tới sụp đổ kinh tế chứ không hề làm tăng khả năng miễn dịch của một quốc gia. Thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Lý do dịch bệnh ở Châu Âu vượt cả Trung Quốc

Lý do dịch bệnh ở Châu Âu vượt cả Trung Quốc
Dù Trung Quốc là nơi khởi nguồn dịch bệnh nhưng nước này đã rất nhanh chóng kiểm soát dịch lây lan. Châu Âu đã có vài tuần để chuẩn bị đến giờ dịch bùng phát mạnh hơn, vượt cả Trung Quốc. Vậy lý do chính là gì? Cần phải áp dụng nghiêm khắc quy định tạo khoảng cách xã hội ngay trong tuần đầu tiên kể từ lúc xuất hiện lây nhiễm cộng đồng. Một khi nó đã bùng nổ, việc kiểm soát là vô cùng khó khăn. Chìa khoá là đừng để đi quá giới hạn đó, mà phần lớn châu Âu giờ đã 'toang', New York cũng thế.

Những cột mốc đáng lo cứ lần lượt xuất hiện. Thứ tư 18-3, châu Âu ghi nhận số ca nhiễm và tử vong do virus corona nhiều hơn Trung Quốc. Thứ năm 19-3, một mình nước Ý vượt qua Trung Quốc về số ca tử vong...

Thế giới phản ứng chính sách chậm do đánh giá sai virus

Theo đánh giá của tôi, trong giai đoạn vừa qua và sắp tới, tổng cầu đã và sẽ tiếp tục xuống thấp nhưng không quá lớn đến mức làm suy sụp nền kinh tế vì người dân vẫn phải chi tiêu để đảm bảo cuộc sống bình thường; thậm chí họ còn mua sắm nhiều hơn để tích trữ. Nguy cơ lớn hơn là tổng cung giảm mạnh do thiếu các đầu vào nhập khẩu, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn và những dự báo tương lai vừa bi quan, vừa không rõ ràng. Vì thế về ngắn hạn, chưa cần triển khai mạnh mẽ các gói kích thích tài khóa như nhiều chính phủ mới làm, mà thay vào đó, chỉ nên thực hiện chính sách tăng chi tiêu chính phủ để tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ người dân chống lại các hậu quả của dịch bệnh. Tương tự, chính sách tiền tệ mở rộng vội vã cũng sẽ chỉ có tác dụng hạn chế; lượng tiền đưa ra nhiều sẽ không có tác dụng đáng kể; ngược lại nó có nguy cơ gây hậu quả tiêu cực. Dự báo tỷ lệ lạm phát tới đây sẽ tăng nhanh. Không thể dùng chính sách tài chính tiền tệ mở rộng để xóa bỏ hậu quả của chính sách đóng cửa biên giới, cách ly các khu vực, ngừng các chuyến bay, đóng cửa các nhà máy do có người bị nhiễm virus được... Tuy nhiên, về dài hạn tôi ủng hộ mở rộng chính sách tài chính tiền tệ để phục hồi cả tổng cung lẫn tổng cầu, nhưng cần nhấn mạnh các chính sách kinh tế nhắm vào tổng cung, nhất là tạo thuận lợi về thể chế cho việc khôi phục các chuỗi cung ứng. Tương lai rất không rõ ràng, chưa thể dự đoán được thời điểm dịch kết thúc, nên lúc này chưa phải là thời điểm ồ ạt thực hiện các chính sách dài hạn.
Chính phủ các nước phản ứng chính sách chậm do đánh giá sai quy mô rủi ro từ Trung Quốc
Trà Nguyễn và Thủy Tiên • 14:17, 20/03/20• Cơn bão suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua mang đến những cảnh báo và bài học cho phần còn lại của thế giới, khi mà các quốc gia từ Đức cho đến Hoa Kỳ đều đang phải đối mặt với khả năng cũng bị suy thoái theo... Hầu hết các nhà kinh tế học, các hội đồng tư vấn đều đánh giá quá lạc quan trong khi mọi chuyện tồi tệ hơn dự báo. Các chính phủ, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã lãng phí thời gian và không có phản ứng chính sách đủ sớm. 

Toàn cảnh cửa hàng Hugo Boss đã đóng cửa tại đường Serrano, Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 19/3/2020. Là một phần của các biện pháp chống lại sự mở rộng của virus, Chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày. (Ảnh của Carlos Alvarez/Getty Images)

Đúng, em là virus “ĐCSTQ”, quê em ở Vũ Hán

Đúng, em là virus “ĐCSTQ”, quê em ở Vũ Hán
Có một điều chúng tôi chắc chắn: chúng tôi muốn minh bạch. Cộng đồng quốc tế có đủ thẩm quyền và sức mạnh để yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ràng với toàn thế giới về điều gì đã xảy ra ở các trung tâm nghiên cứu Vũ Hán, cách họ xử lý các virus và thử nghiệm trên động vật, và họ làm gì với chúng. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, và bệnh tật đang cho chúng ta thấy sức nặng của từ này. Chúng ta không cáo buộc Trung Quốc về bất kỳ âm mưu nào. Nhưng chúng ta cần phải biết sự thật. Mọi người trên thế giới muốn biết, và những người bị kìm nén ở Trung Quốc cũng muốn biết. 
Vũ Hán (ảnh: 云中君 / wikimedia).
Tác giả người Ý Marco Respinti viết trên Bitter Winter ngày 17/3 kể về 2 học giả Trung Quốc từng có nhận định rằng virus viêm phổi Vũ Hán xuất phát từ những con dơi được nhốt trong hai trung tâm nghiên cứu của Vũ Hán. Bài của 2 học giả Trung Quốc lập tức bị kiểm duyệt. Marco Respinti cho rằng ĐCSTQ cần phải giải thích với thế giới về những gì chính xác đã xảy ra ở đó…

42% người Mỹ nói TQ phải đền bù thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra

42% người Mỹ được hỏi nói Trung Quốc phải đền bù thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra
Lục Du - Một cuộc khảo sát của Rasumssen cho kết quả, một lượng lớn người Mỹ cho rằng chính phủ Trung Quốc phải đền bù tổn thất do virus Vũ Hán gây ra cho thế giới, bởi vì họ đã ém thông tin về loại virus gây chết người kéo theo hệ lụy nCoV lây lan khắp nơi. 42% người Mỹ được Rasumssen hỏi nói rằng Trung Quốc nên đền bù cho thế giới một khoản tài chính do họ đã để virus Vũ Hán lây lan cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó 36% không cho rằng cần phải làm như vậy, 22% còn lại không bày tỏ ý kiến.Tổng thống Donald Trump đang nói về các biện pháp phòng chống virus Vũ Hán tại Nhà Trắng vào ngày 16/3/2020 (ảnh: Nhà Trắng / Twitter).

Dịch Covid-19 đã làm lộ ra nhiều vụ ngoại tình

Đọc tiêu đề bài này mình lại liên tưởng tới ngài Phó chủ tịch Hội đồng lú lẫn Trung ương...
Thị trấn bị cách ly vì người đàn ông đi ngoại tình
Cả thị trấn phải cách ly vì người đàn ông đi ngoại tình mang virus corona về. Dịch bệnh Covid-19 đã làm lộ ra nhiều vụ ngoại tình, khi một số người nhiễm bệnh phải thừa nhận rằng chính họ đã đến vùng dịch để gặp gỡ nhân tình của mình khiến không chỉ gia đình mà cả cộng đồng phải khổ.
Một người đàn ông đi trên con phố Via della
Conciliazione của thủ đô Rome, Italy. Ảnh: Reuters.
Selva, một thị trấn nhỏ với 2.500 dân ở Argentina, đang bị phong toả, sau khi một người đàn ông 27 tuổi ở đây trở về nhà sau khi gặp người tình của anh ở Cordoba, theo Newsweek. Người phụ nữ này cách đây vài tuần đã đến Tây Ban Nha, và thậm chí còn chia sẻ với người tình rằng cô có dấu hiệu nhiễm Covid-19. Tuy nhiên họ vẫn có những phút giây thân mật và sau khi trở về nhà, người đàn ông còn tham gia một bữa tiệc với 20 người bạn.

Bức ảnh đau lòng: Cụ già trong siêu thị trống rỗng

Sống lâu ở Âu Mỹ nên tôi biết dân bản xứ ở đây luôn luôn có ý thức nhường nhịn và quan tâm tới người khác. Ví dụ khi trong siêu thị bán 5 euro / quả dưa hấu bất kể quả dưa nặng 3kg hay 10 kg, thì người mua sẽ căn cứ gia đình mình ăn hết bao nhiêu để chọn quả to vừa tầm, có thể là quả 3 kg, chứ không chọn quả to nhất. Khi mua 1 kg táo hay cam, được khoảng 5 quả, thì họ sẽ chọn 2 quả ngon, 2 quả trung bình và một quả xấu, vì họ muốn để lại nhiều quả ngon cho những người mua sau và cũng để giúp người bán hàng, nhất là nông dân, bán được những quả xấu. Khi vào rừng hái nấm hay nhặt hạt dẻ, họ chỉ lấy vừa phải, dành chỗ còn lại cho những người đến sau dù không biết bao giờ mới có người sau đến lấy... Tiếc rằng văn hóa đó đang bị mai một vì làn sóng người nhập cư ồ ạt từ các vùng nghèo và văn hóa thấp.
Bức ảnh đau lòng: Cụ già trong siêu thị trống rỗng
Bức ảnh đau lòng: Cụ già kiểm tra danh sách mua hàng giữa những kệ hàng trống trơn. Nhìn qua tưởng chừng không có gì đặc biệt, nhưng bức ảnh khiến nhiều người “sốc” và tự ngẫm lại chính mình. 
"Bức ảnh khiến những người Anh ích kỷ 
phải xấu hổ" (ảnh chụp màn hình Daily Mail).
Ảnh: Facebook/ Helena Ellis.
 Cô Helena Ellis, DJ sinh sống tại Sydney chia sẻ khi đi mua đồ, cô nhìn thấy một ông lão “ít nhất 84 tuổi”. “Giỏ hàng của ông lão trống không và ông ấy nhìn chằm chằm vào quầy bánh mỳ cũng trống không. Trái tim tôi tan nát”.

‘Thế giới trả giá đắt vì Trung Quốc giấu dịch’

‘Thế giới trả giá đắt vì Trung Quốc giấu dịch’
Tổng thống Trump tuyên bố ‘Thế giới trả giá đắt vì Trung Quốc giấu dịch’. Tuyên bố này của ông đã gây bão với đối thủ. Ông lại nối dài căng thẳng với Trung Quốc khi đổ lỗi cho Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: TNS)
"Thế giới đang phải trả một cái giá rất lớn cho những gì họ đã làm", ông Trump nói trong cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng, cáo buộc Trung Quốc che đậy sự bùng phát của dịch Covid-19 giai đoạn đầu. "Nếu nhiều người biết trước về nó, chúng ta đã có thể ngăn chặn được dịch bệnh ngay khi nó xuất phát từ Trung Quốc", ông nhấn mạnh trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 19/3.

Nhân loại chiến thắng đại dịch Covid-19 bằng cách nào?

Sức mạnh nào sẽ giúp nhân loại chiến thắng đại dịch Covid-19? 
Theo nhà nghiên cứu sử học lừng danh Yuval Noah Harari, các biện pháp đóng cửa biên giới hay phong tỏa đất nước chỉ là điều kiện cần để nhân loại đẩy lùi bệnh dịch. Nhưng còn điều quan trọng hơn là gì? Theo bài viết trên tờ Times, Yuval Harari chỉ ra rằng tri thức, tầm hiểu biết và niềm tin toàn cầu là những vũ khí lợi hại nhất giúp các quốc gia cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, còn phong tỏa đất nước, cách ly hay cô lập chỉ là biện pháp nhất thời, có thể gây ra hệ luỵ khôn lường cho nền kinh tế thế giới.

Covid-19 cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trên thế giới.
Bài học từ lịch sử
Không ít người đổ lỗi thảm họa Covid-19 cho toàn cầu hoá, nhưng từ khi nhân loại còn chưa kết nối chặt chẽ với nhau, đã xuất hiện những đại dịch giết chết cả trăm triệu người. Thế kỷ 14, nhân loại chưa có máy bay, tàu thuyền, nhưng dịch hạch vẫn càn quét từ Đông Á sang Tây Âu trong hơn một thập kỷ, giết chết từ 75 triệu đến 200 triệu người, hơn một phần tư dân số lục địa Á - Âu thời ấy.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

HỮU LOAN – GƯƠNG MẶT ĐẼO TỪ ĐÁ

Hữu Loan bảo chúng nó thù bài thơ “Màu tím hoa sim” của ông lắm, thù nhất là từ khi Phạm Duy phổ nhạc. Chúng nó bảo bài thơ kích động bi kịch cá nhân trong kháng chiến. Vợ người lính chết đuối ở hậu phương lãng nhách, có gì mà làm thơ khóc. Tưởng là đi du kích bị địch giết hóa ra sảy chân chết đuối… Bao cô du kích anh hùng xông vào đồn giặc hi sinh sao không viết, lại đi khoe vợ mình bị chết đuối là sao? Tiểu tư sản, vớ vẩn, thi ca gì tủn mủm hạ đẳng thế, làm mất nhuệ khí anh bộ đội Cụ Hồ… Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 – 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Sau khi phong trào Nhân văn Giai phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó bị quản thúc tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà ở tỉnh Thanh Hóa.
HỮU LOAN – GƯƠNG MẶT ĐẼO TỪ ĐÁ 
fb Trần Mạnh Hảo - Năm 2005 tôi về quê, ghé qua thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng) huyện Nga Sơn, Thanh Hóa thăm nhà thơ Hữu Loan. Râu tóc ông bạc phơ, cười nói hết ga, nói không hề biết kiêng nể ai, không hề sợ hãi dù tôi cười bảo: bác à, cháu là công an ngầm đấy, không sợ bị bắt à?
Ông cười phá lên. Mày là công an à, ông càng chửi tợn, cho mày ghi âm đấy, bí thư huyện ủy về tao còn chửi cha thằng nào mang chủ nghĩa chó chết về làm hại quê hương và dân tộc tao …
Bác có tin cháu thuộc thơ bác không ? Không, Trần Mạnh Hảo là công an làm sao thuộc thơ ? Cái mặt mày không thể làm chó săn được con ạ !

Con thi, cha chấm!

Con thi, cha chấm!
Lao động 19/03/2020 - Ông Trịnh Đình Dương - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, lại làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức, còn người ứng tuyển và đậu vào vị trí viên chức duy nhất của đơn vị là ông Trịnh Tiến Dũng (SN 1990), con trai ruột ông Trịnh Đình Dương. Con trai của ông giám đốc dự tuyển và ông giám đốc cũng là Chủ tịch hội đồng, thi tuyển kiểu này có muốn rớt cũng không được.

Vụ việc này khiến dư luận phản ứng, bởi vì cha tuyển con, biến việc công thành việc tư, cha truyền con nối. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa giao cho Thanh tra sở phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ của sở thẩm định lại quy trình xét tuyển được cho là chưa khách quan này.

Trung tướng Phạm Hồng Cư: Bình tĩnh và kiên định

Lưu bài này vì viết về bố anh bạn thân của mình. 
Trung tướng Phạm Hồng Cư: Bình tĩnh và kiên định
17/03/2020 - Trung tướng Phạm Hồng Cư có mười năm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1986-1995). Mười năm ấy, tôi chưa về Tổng cục, mới vào lính và đương nhiên không thể biết nhiều về ông. Vậy mà chỉ vài năm sau, cho đến bây giờ, đã hơn hai mươi năm, lại có được may mắn nhiều lần làm việc với ông, hỏi chuyện ông, viết về ông. Thật là có duyên với vị tướng mà tôi hằng kính trọng.

Trung tướng Phạm Hồng Cư.
Tôi thường gọi ông là bác. Từ cuộc trò chuyện, phỏng vấn đầu tiên cuối năm 1997 cho một phim tài liệu về Điện Biên Phủ khi tôi còn ở Truyền hình Quân đội nhân dân đã rất ấn tượng về ông. Chúng tôi chuẩn bị câu hỏi và có dự kiến phần trả lời. Thật ngạc nhiên, vị tướng xem xét rồi quyết định thay đổi cả phần câu hỏi. Còn phần trả lời đương nhiên rất sâu sắc vì ông từng làm Phó Chính ủy Trung đoàn Bắc Bắc, Đại đoàn 308 tham gia các chiến dịch Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Cơn bão Coronavirus thổi tung những che chắn!

Trời đã sinh ra Tập, sao lại còn đẻ ra Trump ?Lại thêm siêu vi khuẩn Coronavirus xuất hiện đúng lúc. Đúng là "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" cho Tập và ĐCSTQ!
Cơn bão Coronavirus thổi tung những che chắn!
Nguyễn tường Tuấn - Cả thế giới như ngồi trong những ngôi nhà bị bão đánh bay mất mái và mọi người nhìn thấy trăng, sao trên đầu. Nhờ đó mà hôm nay dân Mỹ mới biết ít nhất từ 80% đến 90% những thuốc men, dụng cụ y khoa, khẩu trang mình dùng đến từ Trung cộng.
Cực kỳ nguy hiểm! Người Mỹ không sợ thiếu quần áo đẹp, giày dép, túi xách hợp thời trang, vì những thứ này nhà nào cũng có, hoặc thậm chí dư thừa. Nhịn ăn diện không chết ai! Nhưng thuốc men y tế lại là vấn đề khác! Tổng thống Donald Trump đã nêu ra hiểm hoạ này từ năm 2018, ông kêu gọi các công ty Mỹ đem hãng xưởng về Hoa Kỳ.

Tại sao Ấn Độ là nước Dân chủ mà vẫn nghèo?

Đọc để biết thêm về Ấn Độ. Phân tích khá nghèo nàn nên không đủ sức thuyết phục.
Tại sao Ấn Độ là nước Dân chủ mà vẫn nghèo?
Ấn Độ là 1 ví dụ điển hình để anh em dư luận viên dùng để đả kích nền dân chủ (DC), họ thường đưa ra câu hỏi: Tại sao Ấn Độ dân chủ mà vẫn nghèo? Qua đó, họ phủ định tầm quan trọng của thế chế đối với sự phát triển quốc gia. Đối trọng của Ấn Độ hay được họ đưa ra chính là TQ, 1 người hàng xóm có nhiều điểm tương đồng. Vậy nền DC ở Ấn Độ thực sự ra sao và tại sao DC lại vẫn nghèo?

Ấn Độ là 1 nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, đa tôn giáo, đa đẳng cấp hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, Ấn Độ không có ngôn ngữ dân tộc. Hiến pháp Ấn công nhận 15 ngôn ngữ, nhưng người Ấn có đến 22 ngàn phương ngữ khác nhau. Vì sự đa dạng nói trên mà không có 1 nhóm dân nào đủ thế lực để thu gom quyền lực thống lĩnh cả nước. Đó là sự khác biệt căn bản với TQ và VN khi người Hán, người Kinh chiếm đa số, tự cho mình cái quyền đồng hóa các dân tộc khác. Do đó, dân chủ là lựa chọn tất yếu của Ấn Độ (dân chủ vì không thể có nhóm nào độc tài!). Vì sự tất yếu đó nên người dân Ấn cũng không có cảm tình với độc tài, như 1 thói quen.

“Văn hóa khẩu trang” phương Tây thời COVID-19

“Văn hóa khẩu trang” phương Tây khác với Việt Nam thể hiện khi có COVID-19
Trong vòng bốn ngày trở lại đây, liên tiếp các trường hợp dương tính mới, từ ca 54 đến 60, đều đến - đi từ các quốc gia châu Âu đang bùng phát COVID-19. Việc bàn tán xôn xao nhiều có lẽ là vì sao giữa mùa dịch người Việt thì hầu như ai cũng đeo khẩu trang ở nơi công cộng còn người Tây thì rất ít hoặc không đeo.

Người dân được phát khẩu trang miễn phí. Ảnh: Phạm An
Ngay khi nghe tin tức về các ca nhiễm mới nhất, các ca nguy cơ là người nước ngoài đã và đang đi khắp nơi, cộng với hình ảnh người nước ngoài nhởn nhơ trên phố với “gương mặt trần”, nhiều người dân phải thốt lên: “Phải chi họ chịu đeo khẩu trang, có lẽ tình hình tốt hơn rồi!”.

Nữ họa sỹ Ý lên tiếng về sự lưu manh của Trung Cộng

Nữ họa sỹ người Ý lên tiếng về sự lưu manh của Trung Cộng
Sau khi cư dân mạng lên tiếng phản đối Đại sứ quán Trung Cộng tại Ý về việc đăng tải bức tranh có đường lưỡi bò, nữ họa sỹ người Ý Aurora Cantone, đã chính thức lên tiếng về việc bức tranh bị chỉnh sửa nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh.

Bức tranh nguyên gốc mà nữ họa sỹ người Ý đã vẽ theo cô giải thích trên trang Instagram đây là tác phẩm tạo ra để bày tỏ lòng thành trước sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Trung Quốc đối với phía Ý trong việc chống lại đại dịch do virus Vũ Hán gây ra. Đây cũng là món quà mà nữ họa sỹ Aurora Cantone dành tặng đội ngũ y tế cũng như những cá nhân đóng góp cho xã hội trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Campuchia dừng các làm thủy điện trên sông Mêkong

Tin vui và quá bất ngờ. Mình cứ nghĩ Campuchia tham lam và theo Tầu thì sẽ quyết tâm làm thủy điện trên sông Mê Kông, trong khi Lào dù sao cũng thương cảm người dân đồng bằng sông Cửu Long nên sẽ hạn chế lòng tham. Không ngờ thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại. Lào đã triển khai quá nhiều dự án thủy điện trong khi Campuchia dừng tất cả các dự án. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang rất nguy cấp nên rất cần cám ơn nhân dân Campuchia trong việc này.
CAMPUCHIA DỪNG CÁC KẾ HOẠCH THUỶ ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG
Phạm Nghĩa (Theo Reuters) - (NLĐO) – Campuchia sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới và tạo năng lượng từ than, khí đốt tự nhiên cùng năng lượng mặt trời. Reuters dẫn lời một quan chức năng lượng cấp cao Campuchia cho biết như trên hôm 18-3. Quyết định này có nghĩa là Lào sẽ trở thành quốc gia duy nhất tại lưu vực hạ lưu sông Mekong lên kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Mekong. Trong vòng 6 tháng qua, Lào đã xây thêm 2 con đập trên dòng chảy chính của sông Mekong.

Campuchia tạm dừng các kế hoạch ở 
đập sông Mekong. Ảnh: Khmer Times
Tổng Giám đốc năng lượng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia, Victor Jona, nói với Reuters rằng Phnom Penh đang theo dõi một nghiên cứu do nhà tư vấn Nhật Bản thực hiện, trong đó khuyến nghị Campuchia tìm kiếm năng lượng ở nơi khác.

TQ và sếp WHO phải chịu trách nhiệm về đại dịch Vũ Hán

Chính xác:
Trung Quốc và người đứng đầu WHO phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán 
(中国和世卫组织负责人需要承认武汉大流行性肺炎的重大责任)
Đáng lẽ cần phải tập trung vào các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu, thì Tedros lại đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc giải quyết ổ dịch. Tedros đã sử dụng nền tảng của WHO để bảo vệ Chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Ví dụ, từ khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 cho đến khi phong tỏa Vũ Hán và thậm chí cho đến tận hôm nay, Trung Quốc đã không trung thực về nguồn gốc và mức độ lây nhiễm của virus corona. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước (11/3) cuối cùng đã tuyên bố dịch viêm phổi Vũ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc là đại dịch. Giờ đây, với hơn 200.000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu và hơn 8.000 ca tử vong, câu hỏi đặt ra là tại sao WHO phải mất quá nhiều thời gian mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ các nước đã sớm nhận ra.

Ý ĐÃ ĐỐI KHÁNG & GIẬN DỮ

Nghĩ cũng thương các dân tộc hiền lành như dân tộc Ý. Tôi đã đến Ý gần chục lần, thấy họ sống đơn giản, vô tư như nông dân, đang yên đang lành đột nhiên bị virus từ TQ lan đến tàn phá dữ dội đến mức không sao thoát được. Do đó cần phải lên án những cá nhân, những quốc gia hành xử thiếu trách nhiệm gây tai họa cho các nước khác.
Ý ĐÃ ĐỐI KHÁNG & GIẬN DỮ
fb Trần Hên - Tập Cận Bình và đảng cộng sản hãy chuẩn bị sẵn đi, sau cơn đại dịch này thì sẽ là cơn giận dữ của thế giới. Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tung tin đồn và những tuyên truyền dối trá, về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác. Ông cho biết các vật tư y tế hoàn toàn là do các nước này tự bỏ tiền ra mua.Trong hình ảnh có thể có: 11 người, văn bản
Hiện tại Ý là quốc gia Châu Âu chịu ảnh hưởng của dịch virus Corona Vũ Hán nghiêm trọng nhất. Nghị sĩ Maurizio Gasparri cũng chỉ trích ĐCSTQ đã gây nguy hại cho toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng nhất, mà chính quyền nước này còn thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng, khiến các quốc gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế.

TQ nổi đóa vì không thể "bịt" được mồm Trump

Việc đặt tên là "virus Trung Quốc" cũng rất bình thường vì trước đây đã có rất nhiều loại bệnh hay việc tồi tệ được đặt tên theo địa danh phát sinh. Trong kinh tế cũng vậy. Ví dụ thập kỷ 1970 Hà Lan đã để xảy ra khủng hoảng kinh tế khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên. Sau đó các nhà kinh tế đã xây dựng một lý thuyết và đặt tên cho loại khủng hoảng này là "Dutch disease", tức "Căn bệnh Hà Lan". Lý thuyết này là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi một nước đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan đôi khi cũng được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài dẫn tới sự suy giảm của nguồn lực trong nước và khủng hoảng kinh tế. Không hiểu tại sao TQ lại mất thời gian phản ứng quá mạnh với việc gọi tên như vậy vì đây chỉ là ông Trump và cộng sự gọi, còn Tổ chức y tế thế giới và các nước đều gọi là SARS-CoV-2, thì mặc kệ Trump.
Trung Quốc nổi đóa vì không thể "bịt" được mồm Trump
Mặc cho Bắc Kinh nổi đóa, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cứ thoải mái dùng cụm từ “virus Trung Quốc” khi đề cập đến dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang lây lan toàn cầu. 
"Khẩu chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc chưa dừng lại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 18/3 nói rằng không có gì sai khi ông gọi virus corona mới gây viêm phổi cấp Covid-19 là "virus Trung Quốc". "Có một số diễn biến trong cuộc chiến của chúng tôi nhằm chống lại virus Trung Quốc", ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Đáp lại câu hỏi vì sao ông liên tục sử dụng cụm từ này bất chấp những chỉ trích cho rằng nó thể hiện sự kỳ thị, ông Trump nói: “Không, nó không hề kỳ thị chút nào. Rõ ràng nó (virus corona mới) bắt nguồn từ Trung Quốc”. Chủ nhân Nhà Trắng nói thêm: “Tôi rất yêu mến con người ở đất nước này (Trung Quốc), nhưng quý vị biết đó, có thời điểm Trung Quốc tìm cách nói rằng nó là do quân đội Mỹ mang đến. Điều đó là không thể. Nó sẽ không bao giờ xảy ra khi tôi là tổng thống. Virus này bắt nguồn từ Trung Quốc. Không phải tôi nghĩ, mà là tôi biết”.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Trump lý giải cực chất khi gọi 'virus Trung Quốc'

Trump lý giải cực chất khi gọi 'virus Trung Quốc'
Mới đây ông Trump đã khiến TQ nổi giận khi gọi virus corona là 'virus Trung Quốc'. Ngay sau đó TQ đã có những phản pháo về phát ngôn này của ông Trump. Tuy nhiên ông Trump đã có những lý lẽ vì sao lại gọi là 'virus Trung Quốc'. Tổng thống Trump khẳng định việc ông sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" là chính xác và Bắc Kinh khơi mào tranh cãi khi cáo buộc quân đội Mỹ mang virus tới nước này."Tôi không đánh giá cao việc Trung Quốc nói rằng quân đội Mỹ đưa virus tới nước họ. Quân đội chúng tôi không đưa virus cho bất kỳ ai", ông Trump nói trong cuộc họp ở Nhà Trắng.
"Trung Quốc đã tung tin sai lệch rằng quân đội chúng tôi mang virus vào nước họ. Đó thông tin sai trái. Thay vì tranh cãi với họ, tôi phải nói ra nguồn gốc chính xác của nó. Nó xuất phát từ Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là thuật ngữ rất chính xác", nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm. Ông cũng nhấn mạnh thuật ngữ này không phải là sự kỳ thị mà chính cáo buộc nói quân đội Mỹ đưa virus tới Trung Quốc mới tạo ra sự kỳ thị.

"Mình’ đi đâu đấy?" và văn hóa dung tục của VTV

Không phải vô cớ mà những trò hề dung tục được phát liên tục trên truyền hình. Dường như lần này do dư luận phản ứng mạnh nên 2 hôm nay VTV đã phải tạm dừng phát đoạn quảng cáo vô văn hóa này.
Mình’ đi đâu đây?
18/03/2020 Trân Văn - Cuối cùng cũng có một cơ quan truyền thông chính thức chỉ trích VTV (Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam) vì cổ xúy những hành vi xúc phạm thuần phong mỹ tục. Suốt tuần vừa qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã chỉ trích kịch liệt việc VTV phát đi phát lại quảng cáo cho một loại nước tăng lực và một game show.

Quảng cáo loại nước tăng lực bị chỉ trích, giới thiệu một cặp vợ chồng người thiểu số với cô vợ liên tục thắc mắc: Mình đi đâu đấy? Bất kể anh chồng đi đâu (lên núi, lên mái nhà hay… lên giường), cô cũng khuyến khích chồng uống loại nước tăng lực được quảng cáo cho… khỏe (1)!

ĐỒNG DAO COVID

ĐỒNG DAO COVID
Cona Covid
Ở tít bên Tầu
Mày qua trời Âu
Mày về nước Việt 
Mày đồ chết tiệt !
Tao chẳng sợ mày
Tao vẫn thức ngày
Tao vẫn ngủ đêm 
(tóc tao bạc thêm 
tại vì sương gió) 

Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN

Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"
Hữu Loan - Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Chợt nhận ra tình yêu tuổi trẻ thật đẹp…

Ngày mái tóc không còn xanh, chợt nhận ra tình yêu tuổi trẻ thật đẹp…
Nguyễn Thị Thanh Dương (DKN) - Tôi thu xếp ít quần áo và vài thứ lặt vặt cần thiết vào trong chiếc va ly nhỏ, sửa soạn cho một chuyến đi vài ngày. Bác ruột tôi vừa qua đời tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.
Lòng tôi buồn vời vợi đang nghĩ nên nói cách nào cho đám anh chị em họ của tôi về chuyện của gia đình mình đang đến hồi sụp đổ khi mà bấy lâu nay họ chỉ thấy tôi khoe ra bên ngoài một màu hạnh phúc?

Chồng tôi về tới nhà, thấy tôi bên chiếc va ly anh chỉ hỏi một cách bình thường:
– Em sắp đi đâu?
– Bác Lân em vừa qua đời, em phải về tham dự tang lễ.

Đại dịch qua đi, ký ức gì đọng lại?

Đáng buồn khi ký ức của chúng ta đã được ai đó lập trình từ bé, được dạy dỗ, thiết lập trong mái trường xã hội chủ nghĩa và trong các cơ quan, đoàn thể nơi chúng ta làm việc, sinh hoạt... Chúng ta nhớ những gì người đó bảo mình nhớ, và quên những gì người đó bảo mình quên. Chúng ta giữ im lặng khi được yêu cầu và lên tiếng theo mệnh lệnh của người đó. Nếu chúng ta không dám nói ra những gì chúng ta chứng kiến, nếu chúng ta không viết về những gì chúng ta ghi nhớ và cảm thụ thì đất nước này sẽ đi đến đâu và cuộc sống của chúng ta trên trái đất này còn có ý nghĩa gì ?
Đại dịch qua đi, ký ức gì đọng lại?
Vào ngày 21 tháng 2 vừa qua, Diêm Liên Khoa, nhà văn nổi tiếng, giáo sư hàn lâm Khoa Văn hóa Trung Hoa thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông đã có bài thuyết giảng trực tuyến trước lớp cao học của mình. Ông nói về vấn đề sự lây nhiễm của virus corona (COVID-19), ký ức tập thể và các nhà truyền thông một ngày nào đó sẽ nói về cuộc bùng phát dịch bệnh này như thế nào. Dưới đây là bản dịch của bài giảng ấy, được đăng đầu tiên trên tạp chí ThinkChina và được dịch sang tiếng Anh bởi Grace Chong.
Nhà văn Diêm Liên Khoa (Ảnh: knews.cc)
Các sinh viên thân mến,
Hôm nay là buổi học trực tuyến đầu tiên của chúng ta. Trước khi bắt đầu bài giảng, cho phép tôi được lạc đề một chút.
Hồi còn nhỏ, bất cứ khi nào tôi tái phạm những lỗi tương tự nhau hai đến ba lần liên tiếp, bố mẹ sẽ gọi tôi ra trước mặt họ, chỉ vào trán tôi và hỏi:
“Tại sao con lại hay quên đến thế?!”

Đồng Tâm trong phim 'VN: Tiếng gào thét từ bên trong'

Chúng ta thường không cầm được nước mắt mỗi khi xem những bộ phim như thế này. Có thể xem bộ phim "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong" của ông André Menras, tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=0xABVKNWdjA. Ông André Menras sinh ở Pháp năm 1945. Năm 1968 ông tới Việt Nam dạy tiếng Pháp ở Đà Nẵng. Ông từng bị xử tù ba năm do phản đối chiến tranh của Mỹ ở VN. Năm 1973, ông bị trục xuất khỏi VN. Năm 2009, ông chính thức được chính phủ VN công nhận là công dân, lấy tên Hồ Cương Quyết. Ông từng làm hai phim tài liệu về Hoàng Sa kể vể "tình trạng vô cùng đau khổ và bất công của hàng vạn ngư dân Miền Trung phải đơn độc đối đầu với những cuộc tấn công tàn bạo của những tàu Trung Quốc."
Thủ Thiêm, Đồng Tâm trong phim 'VN: Tiếng gào thét từ bên trong'
Mỹ Hằng - Theo nhà sản xuất phim André Menras, "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong" là "tiếng nói của những người bất đồng chính kiến và cả những dân thường cùng cực vô danh". Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông André Menras, tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết, cho hay khi làm cuốn phim 'Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong', ông đã "bị an ninh theo dõi, nghe lén điện thoại", thậm chí bị dọa sẽ 'lãnh hậu quả' nếu "làm hại đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam". Chỉ sau ba tuần công bố, phim đã thu hút gần 70.000 lượt xem trên Youtube.
 
Bản quyền hình ảnh Ho Cuong Quyet - Một 
cảnh trong phim tài liệu của André Menras
"Cuốn phim này, muốn trao lời cho những con người đang khó sống," ông André Menras nói trong khởi đầu phim.

'VN ko xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp...'

Virus corona: 'VN không xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp có thể hiểu được'
Lê Viết Thọ 17 tháng 3 2020 - Ý kiến giải thích vì sao tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở Việt Nam thấp; trong tình hình hiện nay, cách chống dịch của Việt Nam cần thay đổi gì. cho rằng "Số ca nhiễm được báo cáo từ Việt Nam thì đúng là có quan điểm cho rằng thấp. Nhưng số ca nhiễm tùy thuộc vào số người được xét nghiệm. Kinh nghiệm bên Hàn Quốc cho thấy xét nghiệm càng nhiều thì số ca nhiễm cũng càng nhiều. Việt Nam không theo đuổi chánh sách xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp cũng có thể hiểu được". "Vì số ca nhiễm còn quá ít và chưa có tử vong, nên còn quá sớm để đánh giá chiến lược của Việt Nam thành công cỡ nào".
Cảnh sát kiểm tra danh tính một cư dân sống
 trong khu cách ly ở quận Cầu Giấy, Hà Nội
Giữa lúc tình hình phòng dịch corona virus đang căng như dây đàn, những thông tin khác nhau về các biện pháp phòng chống dịch đang được các nước áp dụng lại càng gây tranh cãi. Có tin rằng ở châu Âu, nhất là Anh đang phòng chống dịch theo hướng tiến đến miễn dịch cộng đồng bằng chủ động cho dịch lây lan.

TQ và Mỹ tiếp tục khẩu chiến về nguồn gốc dịch COVID-19

Trung Quốc và Mỹ tiếp tục khẩu chiến về nguồn gốc dịch COVID-19
03/17/20 WASHINGTON, DC (NV) — Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Thứ Hai, 16 Tháng Ba, đã có cuộc tranh luận trực tiếp với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), người đứng đầu lãnh vực ngoại giao của Trung Quốc, về điều mà ông Pompeo coi là các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “đổ tội cho Mỹ là gây ra dịch COVID-19”.

Trong vài tuần lễ gần đây, ngày càng có nhiều cáo buộc, và ngay cả các “thuyết âm mưu”(conspiracy theory) được các chính trị gia ở Mỹ và Trung Quốc đưa ra để tìm cách chứng minh về nguồn gốc của dịch đang lan tràn khắp thế giới hiện nay, theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP).

Khi dân Trung Quốc từ chối ‘cám ơn Tập Cận Bình’

Khi dân Trung Quốc từ chối ‘cám ơn Tập Cận Bình’
Lê Phan - Mar 15, 2020 - Tuần rồi, khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đi thị sát thành phố Vũ Hán, vốn vẫn còn chưa hồi phục nổi sau khi đã là tâm bão của dịch bệnh do virus Corona gây lên, chuyến đi đã ấn định luận điệu cho một diễn dịch của nhà nước là Trung Quốc sẽ thắng trong “cuộc Chiến Tranh Nhân Dân,” vô số những người sử dụng truyền thông xã hội, những công dân mạng đã tìm đủ mọi cách để làm sao những tiếng nói khác được phổ biến.Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 10 Tháng Ba, 2020. (Hình: STR/AFP/Getty Images). Cũng trong thời gian ông Tập đến Vũ Hán, Bác Sĩ Ngải Phấn ở Vũ Hán đã lên tiếng sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp đã chết vì virus Corona, chỉ trích nhà chức trách bệnh viện đã ém nhẹm những khuyến cáo sớm về dịch bệnh trong một cuộc phỏng vấn mà các nhà kiểm duyệt đang cố tìm cách xóa bỏ khỏi Internet.

Vì sao chúng ta nên dùng tên “virus Vũ Hán”?

Vì sao chúng ta nên dùng tên “virus Vũ Hán”?
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Khi mà các chế độ độc tài muốn sửa đổi lịch sử bằng cách thay đổi tên gọi của một loại dịch bệnh, nghĩa vụ của các ngòi bút là dùng chúng nhiều nhất có thể. Bắc Kinh rõ ràng không muốn những từ khóa “virus Vũ Hán” hay “coronavirus từ Trung Quốc” xuất hiện trên các hệ thống tìm kiếm. Vậy còn gì tiện lợi hơn là thay đổi cả tên bệnh dịch? Tên gọi “virus Vũ Hán”, trong tình cảnh này, không hàm chứa sự kỳ thị của bất kỳ ai dành cho bất kỳ công dân Trung Quốc hay Vũ Hán nào cả. Thay vào đó, nó là một phản ứng chính trị cấp thiết, nhắc nhở chúng ta về những gì Bắc Kinh đã làm và đang cố gắng làm để tô hồng những điều tệ hại mà họ gây ra cả.

Một người dân tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Không gọi “virus Vũ Hán” để tránh kỳ thị?
Thứ hiện nay được gọi là COVID-19, hay đôi khi là coronavirus, là một dịch bệnh bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Vậy nên không có gì lạ khi Trung Quốc là nước đầu tiên phản đối việc sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán”.

‘Thời… đại dịch!’

‘Thời… đại dịch!’
03/17/20 - Trong lịch sử, nước Trung Hoa đã gây ân oán với nhân loại khá nhiều, nên đây là lúc Trung Quốc bị nguyền rủa không tiếc lời, nhất là vì thái độ vô văn hóa, thiếu giáo dục của dân Trung Quốc, lớp người có tiền mà không có học, như trường hợp bất mãn vì chờ xuống máy bay quá lâu, một khách người Hoa đã ho vào mặt tiếp viên hàng không. Sau tai họa 9-11 của nước Mỹ, người ta xích lại gần nhau, thương yêu nhau hơn, vì thấy cái chết quá gần và cuộc đời này vô thường, chẳng có chi.

Hình ảnh học sinh trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đồng hóa nạn virus Corona với người Tàu. (Instagram). 
Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu. Tổng Thống Trump cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì COVID-19. Phải chăng chúng ta đang ở trong tình trạng “thậm cấp, chí nguy!”

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa
Ngày 5/3/2020, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 30 về công tác văn thư. Nghị định này chính thức thay thế Nghị định 110 năm 2004, Nghị định 09 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110 đã thực hiện hơn 15 năm qua. Đi kèm với Nghị định 30 là các phụ lục hướng dẫn cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, bản sao văn bản; viết hoa trong văn bản hành chính; bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản… Về vấn đề viết hoa (phụ lục II), Nghị định 30 quy định 5 trường hợp viết hoa kèm hướng dẫn chi tiết trong từng trường hợp.
Image result for Nghị định 30 về công tác văn thư
VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

Bi kịch Covid-19 và hệ quả không định trước

Cùng là người Trung Hoa và liền kề với Trung Quốc, nhưng Đài Loan quyết thoát Trung, nên thoát được thảm họa Covid-19. Tuy là người châu Âu, cách xa Trung Quốc nửa vòng trái đất, nhưng Ý bắt tay hợp tác với Trung Quốc theo sáng kiến “Vành đai, Con đường” nên đất nước sa vào bẫy nợ và thảm họa Covid-19, với hệ quả khó lường. Trước các bài học sinh tử đó, Việt Nam cần đồng thuận quốc gia để “biến nguy thành cơ”, quyết làm bằng được hai vấn đề cấp bách. Một là cải cách thể chế để tháo gỡ các nút thắt đang kìm hãm quá trình đổi mới và phát triển. Hai là nhân cơ hội này để thoát Trung.
Bi kịch Covid-19 và hệ quả không định trước
Chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”

(Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, phát biểu ngày 25/12/2019)
Tác giả Nguyễn Quang Dy - Bắc Kinh muốn xóa đi ý ức về nguồn gốc Covid-19 “không phải do Trung Quốc”, và xây dựng hình ảnh Tập Cận Bình là người chiến thắng, có công “chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống Covid-19” nên “thế giới phải cám ơn Trung Quốc”. Để hóa giải hình ảnh xấu và tình thế bị cô lập, Bắc Kinh sẵn sàng “chia sẻ kinh nghiệm”, và “hỗ trợ các nước khác”.


Lý Văn Lượng: Một xã hội lành mạnh không 
nên chỉ có một tiếng nói duy nhất. (Ảnh Weibo)
Bi kịch của loài người
Thủ tướng nói “chống dịch như chống giặc”. Nhưng giặc Covid-19 khác với giặc thường. Sau 100 ngày giao chiến, loài người vẫn chưa thực sự biết giặc từ đâu tới, vẫn chưa có vũ khí hiệu quả để chống, và chưa biết bao giờ cuộc chiến kết thúc. 
Chỉ cần mấy tuần là giặc Covid-19 có thể biến một đô thị lớn như Vũ Hán (ở Trung Quốc) hay Milan (ở Ý) trở thành một “thành phố ma”. Nó có thể làm du lịch phải đóng cửa, kinh tế bị đình trệ và suy thoái, điều mà một đội quân hùng mạnh chưa chắc làm được. Đó là một bi kịch.

ĐSQ TQ tại Ý lợi dụng Covid để đăng 'đường lưỡi bò'

ĐSQ Trung Quốc tại Ý lợi dụng Covid-19 để đăng bản đồ 'đường lưỡi bò'
Nguyễn Sơn • Cư dân mạng Việt Nam "dậy sóng", đồng loạt để bình luận phản đối việc làm này của phía Trung Quốc. Hôm 16/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 để đăng bản đồ có 'đường lưỡi bò' phi pháp trên trang Fanpage chính thức.

Hình ảnh của Đại sứ quán Trung Quốc 
tại Ý đăng trên Fanpage. Ảnh: Facebook
Nguyên văn bài đăng trên Fanpage như sau: “Forse te ne sei dimenticato, ma noi ricorderemo per sempre. Ora tocca a noi aiutarti…” (tạm dịch: Bạn có thể đã quên, nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn). Kèm theo đó là 2 hình ảnh với ý nghĩa: nước Ý đã giúp Trung Quốc trong động đất Tứ Xuyên hồi năm 2008, Bắc Kinh không bao giờ quên và đến giờ là lúc Trung Quốc giúp lại Ý trong dịch COVID-19.

Những di cốt cuối cùng của Boudarel đã về biển Đông

Những di cốt cuối cùng của Boudarel đã về biển Đông
Nguyên Ngọc - Tôi gặp và quen Georges Boudarel lần đầu vào những năm 1957-1958. Lúc ấy tôi đang làm biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Một hôm có một người Pháp còn khá trẻ và nói tiếng Việt khá sõi đến gặp tôi ở tòa soạn tạp chí, tự giới thiệu là Georges Boudarel, nguyên là giáo sư trường Marie Curie Sài Gòn, đã bỏ ra theo Việt Minh từ năm 1950, tham gia kháng chiến ở chiến khu D Nam Bộ, rồi ở chiến khu Việt Bắc.

Nhà văn Nguyên Ngọc và hộp tro 
Georges Boudarel (hình cuốn sách)
“Trên đường từ chiến khu D ra Việt Bắc năm 1952, tôi đã đi qua suốt vùng tự do Liên khu 5 của anh đấy. Hồi đó chắc anh đang ở trên Tây Nguyên ’’, Boudarel cười bảo tôi. Sau 1954 Boudarel về Hà Nội, làm việc ở nhà xuất bản Ngoại văn – tiền thân của nhà xuất bản Thế giới sau này. Anh bảo anh vừa đọc cuốn tiểu thuyết Đất nước đứng lên của tôi, rất thích thú và muốn xin phép tác giả dịch ra tiếng Pháp để góp phần giới thiệu với người đọc Pháp và thế giới về cuộc kháng chiến anh hùng của Việt Nam. Đất nước đứng lên được viết xong vào cuối năm 1955, xuất bản vào năm 1956. Như vậy Boudarel đã đọc cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi ngay từ khi nó vừa ra đời. 

Việt Nam, Mỹ và Thượng đỉnh bất thành Mỹ-ASEAN

Thích câu kết vì đúng là Trump chỉ quan tâm tới lợi ích của cá nhân ông và nước Mỹ (để qua đó thu hút phiếu bầu của cử tri). Tin tưởng vào lời hứa và cam kết của các chiến lược gia Mỹ và các phụ tá của ông Trump về vai trò và cam kết của Hoa Kỳ ở Biển Đông với một ông Tổng Thống coi đồng minh không ra gì, không muốn gây gổ với Trung Quốc, tuyên bố và hành động bất nhất khó lường, là môt điều Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ.
Việt Nam, Hoa Kỳ và Thượng đỉnh bất thành Mỹ-ASEAN
Nguyễn Mạnh Hùng - Hôm nay, Thứ Bảy, 14 tháng 3, đáng lẽ Hội nghị Thượng Đỉnh US-ASEAN trù liệu họp ở thủ đô cờ bạc Las Vegas, nhưng bị hoãn lại vì dịch coronavirus. Môt số người cho đây là một điều đáng tiếc, nó đánh mất một cơ hội để ASEAN và Hoa Kỳ hợp tác và phối hợp hành động nhằm phục vụ quyền lợi chung, như đối phó với dịch cúm hay với vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt ở Biển Đông.Image result for Thượng đỉnh bất thành Mỹ-ASEAN
Trump coi thường ASEAN ra mặt bằng cách 
không tham dự Thượng đỉnh ASEAN hai năm liền
Đối với riêng Việt Nam, môt số nhà bình luận cho rằng Việt Nam cần tăng cường quan hệ chiến lược, thậm chí cần phải làm đồng minh với Hoa Kỳ, để có thể “thoát Trung.” Môt chuyên viên của RAND Corporation còn khuyến cáo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nên sang Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Trump càng sớm càng tốt, để nâng quan hệ chiến lược giữa hai nước. Hai vấn đề cần đặt ra: Một, việc hoãn cuộc họp thượng đỉnh có phải là một cơ hội bị “bỏ lỡ”? Hai, Việt Nam có nên là đồng minh của Hoa Kỳ trong lúc này không?

Thi THPT quốc gia: Nên giảm tải kiến thức tránh áp lực

Mình là giáo viên đại học và mình nhất trí với các đề nghị trong bài dưới đây.
Thi THPT quốc gia mùa dịch: Nên giảm tải kiến thức tránh áp lực
VOV.VN-Nhiều Hiệu trưởng các trường THPT cho rằng, trong bối cảnh học sinh phải nghỉ dài ngày, kỳ thi THPT quốc gia nên giảm bớt kiến thức để tránh áp lực. 
Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng đề xuất Bộ GD- ĐT nên xem xét việc xét tuyển thay vì thi THPT quốc gia. Việc xét tuyển ĐH sẽ giao về cho các trường xét học bạ hoặc có những cách đánh giá khác cho phù hợp

Hiệu trưởng các trường kiến nghị 
giảm nhẹ nội dung thi THPT quốc gia. 
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hầu hết các địa phương trên cả nước đã đều thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, phòng tránh dịch. Nhiều trường, địa phương áp dụng phương pháp học trên truyền hình, học online, song vẫn không thể đảm bảo 100% học sinh đều có thể tiếp cận phương pháp học này.

Sáng‌ ‌kiến‌ ‌BRI ‌TQ ‌là‌ ‌nguồn gốc ‌của‌ ‌ đại‌ ‌dịch‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌ ?

Đồng ý với quan điểm của bài này là ở đâu có quan hệ thương mại và chính trị chặt chẽ với TQ thì nguy cơ lây dịch COVID-19 sẽ cao hơn. Tuy nhiên VN là trường hợp đáng ngạc nhiên vì rõ ràng VN có quan hệ thương mại và chính trị rất chặt chẽ với TQ nhưng số ca nhiễm rất thấp. Có thể là nhờ vào những biện pháp rất mạnh và nhanh của chính phủ VN để ngăn chặn ngay từ đầu, nhưng điều này là chưa đủ vì thực tế số người TQ nhập cảnh VN trong các tháng 1-2/2020 rất cao trong đó chắc chắn phải có người nhiễm dịch. Phải chăng số nhiễm thấp còn là do ở một số địa phương có những trường hợp mắc dịch và được cách ly chữa trị nhưng không được thống kê và công bố ? Nhìn chung, tôi cho rằng quan hệ thương mại và chính trị là quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là chính sách phản ứng của chính phủ các nước.
Sáng‌ ‌kiến‌ ‌“Vành‌ ‌đai‌ ‌và‌ ‌Con‌ ‌đường”‌ ‌của‌ ‌Trung‌ ‌Quốc‌ ‌là‌ ‌nguyên‌ ‌nhân‌ ‌của‌ ‌ đại‌ ‌dịch‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌
Tương tự như “Cái chết đen”, quan hệ thương mại với Trung Quốc là yếu tố chính, nhưng không phải là duy nhất. Một số quốc gia có quan hệ kinh tế hoặc chiến lược chặt chẽ với Bắc Kinh đã phải chịu thiệt hại nặng nề hơn cả như Iran hay Italy. Mặt khác, một số đối tác thương mại liền kề Trung Quốc lại có tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong thấp, ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Như vậy, mối quan hệ chính trị cũng như thương mại được chứng thực là con đường lây nhiễm virus hiệu quả nhất. 

Cảng Sihanoukville ở Campuchia, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc. (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images). Theo dấu vết của “Con đường tơ lụa” cổ xưa của Đế quốc Mông Cổ, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của chính quyền Trung Quốc (BRI, hay còn gọi là “Một vành đai, Một con đường”) được xây dựng để thông thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi đã đem lại hậu quả khôn lường. Cũng như các vị Hãn Mông Cổ trong thế kỷ 13, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hy vọng rằng BRI sẽ hiện thực hóa tham vọng lớn nhất của họ là: mở rộng tầm ảnh hưởng thương mại và chính trị trên khắp Châu Á và Châu Âu.

Họa virus! Việt Nam không chỉ có COVID-19!

Họa virus! Việt Nam không chỉ có COVID-19!
15/03/2020 - Dân chủ xã hội chủ nghĩa lẽ nào lại nghiệt ngã như thế với “mỗi người dân” và khoan hòa như thế với những người như ông Nguyễn Quang Thuấn, hay Nguyễn Chí Dũng. Ngày 11 tháng 3, nhiều người thấy trên facebook của Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) một tấm ảnh chụp một công thự bề thế kèm thông báo: Hoa nở trong khuôn viên trụ sở Bộ KHĐT chuẩn bị chào đón Bộ trưởng và đoàn bộ đang ở chế độ cách ly vì dịch COVID-19 quay trở lại cơ quan làm việc vào ngày thứ hai tới…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 
Trân Văn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức xác định COVID-19 là yếu tố tạo ra thêm một đại dịch đe dọa toàn cầu, trong số này có cả Việt Nam. Tuy nhiên riêng tại Việt Nam, nếu theo dõi hệ thống truyền thông chính thức và mạng xã hội, có thể thấy ngoài COVID-19, Việt Nam đang bị đe dọa bởi nhiều… loại virus khác và đó là lý do khiến việc phòng chống các loại virus tại Việt Nam trở thành phức tạp. COVID-19 là dịp cho thấy: “Ý đảng, lòng dân” không phải là một và rất khác nhau!

Những ông trời con hay kẻ ăn cướp có bảo kê?

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: 
Những ông trời con hay những kẻ ăn cướp có bảo kê?
Ngô Anh Tuấn - 15-3-2020 - Nhà nước tận thu bằng đủ thứ loại thuế, phí (đặc biệt là phí bảo vệ môi trường, dù thực tế có thu gấp 10 lần bây giờ thì họ cũng chẳng làm được gì ra hồn khiến môi trường trở nên tốt hơn), tất cả người dân đều phải chấp nhận rồi nhưng vẫn để cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thêm một lần nữa đè đầu cưỡi cổ người dân.
Danh nghĩa là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng nó chẳng theo sự vận hành của một cơ chết nào cả, ông không ra ông, thằng chẳng ra thằng. Khi đã chấp nhận quy luật cung cầu của thị trường thì họ phải chấp nhận sự lên xuống của thị trường và chấp nhận sự rủi ro, lỗ lãi trong kinh doanh chứ không thể lãi thì hưởng còn lỗ thì người tiêu dùng chịu – nói như ngôn ngữ làng tôi thì: “khun như mi, quê choa đầy!”

Covid-19: Câu chuyện của cha tôi

Ở Mỹ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Còn nhớ thời gian sống ở Mỹ mình cũng gặp khá nhiều chuyện bực mình nên mình không thích Mỹ dù nước Mỹ rất đẹp và hiện đại. Đọc bài này thấy buồn cho nền y tế Mỹ, khác với ở châu Âu. Michael là một giáo viên có các triệu chứng của Corona và anh ấy đã gọi bác sĩ xin xét nghiệm. Vì không được test nên Michael không thể nói với trường để họ biết liệu học sinh có thể bị lây Corona hay không. Test không có. Có phải tôi là người đang mang bệnh và lây cho người khác để làm cho nước Mỹ đóng cửa không? Test ở đâu khi bạn cần nó? Không có test đâu!
Covid-19: Câu chuyện của cha tôi
Tác giả: Vince Viet Nam Nguyen; Dịch giả: Đoản Kiếm; 16-3-2020
Cha tôi bị mù và không tự đi lại được ở nhà dưỡng lão ở Issaquah, Washington. Chúng tôi được thông báo rằng ông không có triệu chứng gì nhưng có nhiều người ở đây đã xác định dương tính với Corona và một người đã chết. Tôi hỏi tại sao cha tôi không được xét nghiệm thì họ chỉ nói rằng những người có triệu chứng corona mới được xét nghiệm vì xét nghiệm không đủ.
Cha của tác giả trong bệnh viện. Nguồn: Vince VN Nguyen
Thứ Năm, tôi nhận được một cuộc gọi rằng lây nhiễm lại xảy ra và họ đã xét nghiệm cha tôi cùng với mọi người ở viện dưỡng lão… Tôi nhận được một cuộc gọi vào tối thứ Sáu, bố tôi bị sốt. Đến chiều chủ nhật, bố tôi sốt hơn 100 độ F và có vấn đề về hô hấp. Ông được chuyển đến bệnh viện Thụy Điển. Chúng tôi nhận được kết quả vào lúc 7 giờ tối rằng cha tôi dương tính với Corona.

Tổng Chủ Phú Trọng ở đâu trong đại dịch COVID-19?

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ở đâu trong đại dịch COVID-19?
Cao Nguyên 2020-03-16 - Ông Nguyễn Lân Thắng cũng cho ông Trọng đang yếu nhưng ông ấy vẫn muốn giữ vai trò quyết định nhân sự cho Đại hội đảng 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021: “Tôi phán đoán là do cái tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang rất là tệ. Bởi vì chúng ta biết những thông tin rằng là ông ấy bị đột quỵ, bị những vấn đề về sức khỏe, rất là run rẩy khi mà xuất hiện trên truyền thông từ lâu rồi. Vậy nhưng có lẽ là ông Trọng vẫn đang cố gắng níu kéo để có một vị trí quyền lực, cũng như là có một vai trò quyết định trong Đại Hội sắp tới, cho nên ông ấy tìm cách tránh truyền thông và tránh công luận.”

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp ở Hà Nội hồi năm 2019 AFP. Sau gần 2 tháng kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh do virus COVID-19, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn “mất tăm”, chưa có bất kì phát biểu hay chỉ đạo nào về đại dịch này.