Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

ĐBSCL: Dân số tăng trưởng 0% do tỷ lệ di dân cao

Đây là bằng chứng cho thấy đất nước tăng trưởng nhưng không có sự phát triển vì bất bình đẳng tăng cao dẫn tới người dân vùng nghèo càng nghèo thêm và họ càng buộc phải bỏ quê hương ra đi. Dân số vùng ĐBSCL tăng trưởng 0% trong khi đây là vùng dân trí thấp và tỷ lệ sinh đẻ cao nhất cả nước. Tương lai vùng này sẽ ra sao nếu người trẻ ngày càng ít, người già ngày càng nhiều ? Tôi tin là ngay thành phố Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ, nếu không có nguồn kiều hối dồi dào gửi từ nước ngoài về và không còn các nguồn tài nguyên như đất đai để bán, thì cũng không có sự phát triển.
ĐBSCL: Dân số tăng trưởng gần như 0% do tỷ lệ di dân cao
RFA 2020-12-14 - 
Tình trạng di cư của người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đáng báo động, trong khi tỷ lệ nhập cư thấp, vì vậy đây là vùng duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là 0,0% trong giai đoạn 2009 – 2019. Thông tin vừa nói được đưa ra tại Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2020 hôm 14/12 tại Cần Thơ..
Ảnh minh họa chụp tại ĐBSCL
Theo báo cáo nghiên cứu hợp tác bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, trong 10 năm qua, ĐBSCL đứng trước những thách thức lớn do tác động của biến đổi khí hậu như: hạn mặn, sạt lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Ngoài ra, Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL là do chất lượng tăng trưởng giảm, lực lượng và năng lực doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa ổn định, năng suất lao động thấp, tình trạng di dân gia tăng.

Theo báo cáo, thực tế quá trình phát triển trong hơn 2 thập niên qua cho thấy ĐBSCL không phải luôn gắn liền với những cụm từ trù phú, lợi thế tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, nguồn lao động dồi dào như thường được ca tụng.

Về giáo dục, ĐBSCL có chất lượng giáo dục không theo kịp các vùng miền khác, tỷ lệ bỏ học cao và trình độ học vấn của người dân thấp.

Đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 thập kỷ qua giảm mạnh. Vào năm 1990, GDP của TP. HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì 2 thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược.

Điểm yếu của ĐBSCL theo báo cáo, là năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, do đó công nghiệp chưa thực sự bức phá, ngay cả chế biến thủy hải sản cũng chỉ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn.

Tại hội nghị, các đại biểu cho biết, từ những phân tích của báo cáo, cần thảo luận về những hạn chế còn tồn tại, các thách thức cản trở sự phát triển vùng ĐBSCL, để có thể đưa ra những khuyến nghị chính sách trong tương lai.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mekong-delta-population-growth-is-almost-0-due-to-high-migration-rate-12142020134559.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét