Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

CÁN BỘ & FACEBOOK - Trường hợp Trương Quang Nghĩa

Đọc bài này mới biết Bí thư Nghĩa và một số chính khách Việt Nam cũng có FB. Nhưng họ chỉ “tàu ngầm” quan sát, nghe ngóng dư luận mà thôi; thế thì yếu quá. Phải chăng đây là bước chuẩn bị để khi về hưu họ sẽ nổi lên phản biện xã hội như một số nhân sĩ trí thức yêu nước ? Tôi không dám tin điều này dù rất mong. Tồi cho rằng người xấu, chính đảng xấu rất sợ sự thật của họ bị phơi bày trên mạng xã hội nên họ rất sợ mạng xã hội và luôn luôn tìm mọi cách ngăn chặn. Thực tế nếu chúng ta vô tình đưa tin sai sự thật về họ lên mạng xã hội thì rất có thể sẽ bị kết tội và phải nộp phạt, thậm chí bị đi tù. Thế nhưng nếu chúng ta đưa đúng sự thật lên mạng xã hội thì cũng có thể được ăn no đòn vì như thế không khác nào vạch trần bộ mặt xấu xa của họ, đẩy họ vào thế phải đối chọi lại. Đây là thế lưỡng nan của nhiều facebooker sống ở VN hiện nay.
CÁN BỘ & FACEBOOK
fb QUỐC ẤN MAI - Ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng làm bí thư. So với ông Nguyễn Nhân Chiến, đồng cấp ở Bắc Ninh, thấy có phần cởi mở hơn. Nếu như ông Chiến đăng đàn Quốc hội muốn cấm người dân đưa đơn tố cáo lên Facebook thì ông Nghĩa lại nhìn ra được mặt tích cực.
“Hiện nay, Đà Nẵng có trang facebook “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi – Xanh –sạch – đẹp” ông Nghĩa đặt câu hỏi: liệu bao nhiêu lãnh đạo sở ngành ngồi họp tại đây vào xem? Người dân trao đổi, comment ở đây rất thoải mái và thẳng thắn, kịp thời, có đáng phát huy?

“Phải làm sao khi một người dân phản ánh, kêu lên phải có một ông có trách nhiệm trả lời để giảm bớt áp lực xã hội, giải thích và trả lời cho xã hội. Cần nghiên cứu, sử dụng và khai thác các trang như thế này.”

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng cho rằng: Nhiều người xúm vào có hướng xoi mói nhưng nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì chính họ là người lan tỏa những thông tin chính sách, chủ trương, hình ảnh tốt đẹp của thành phố rất tốt.” (Trích Tiền Phong)

Khi các cán bộ địa phương bày tỏ lo ngại về các thông tin lan truyền trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, cán bộ cũng như hình ảnh của thành phố Đà Nẵng; ông Nghĩa nghĩ khác: “Họ dùng công cụ này, tự nhiên mình sợ quá đóng hết không ai được xem, không ai được nhìn. Họ chửi gì, nói gì trên đó cũng không biết, chỉ người khác vào đọc và xem được”, ông Nghĩa nói và cho rằng phải coi mạng xã hội như một công cụ để tuyên truyền chủ trương, chính sách.

Nếu cần một ví dụ, thống cán bộ - đảng viên như ông Nghĩa, dưới cấp ông Nghĩa, hay thậm chí trên cấp ông ấy nên nhìn sang nước Mỹ. Ông Trump cũng chơi mạng xã hội đấy thôi. Sao người ta có thể đường hoàng đưa ra chính kiến cá nhân và chuyển tải thông điệp toàn cầu/quốc gia/địa phương mà mình lại không nhỉ?

Khi mình đàng hoàng thì mình cần chi ngại/sợ “thế lực thù địch” lợi dụng? Dân cũng đâu có dốt đến mức ai nói gì cũng nghe, cũng tin? Và lắng nghe phản biện và giải pháp nữa thì quá tốt cơ mà?

Những kẻ sợ Facebook, có lẽ trong thâm tâm đã có điều bất chính chăng?

P/s: Tôi có may mắn biết FB cá nhân ông Nghĩa và một số chính khách Việt Nam. Họ vẫn “tàu ngầm” quan sát dư luận và dù chưa “nổi lên” song việc tiếp nhận thông tin là đáng ghi nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét