Chuyện quan lớn bệnh nặng và dân đen
Quan bị bệnh rất nặng. chỗ nào cũng chê. May vào chỗ mình, mình mát tay, quan khỏe. Quan nằm viện, phòng VIP. Bệnh nặng, bác sĩ đã không cho thăm nuôi, nhưng ngày nào cũng có các quan nhỏ hơn đứng xếp hàng chờ đợi. Khi ra về, trong các túi quà, có phong bì nho nhỏ vài chục triệu…Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hương, khoa thận nhân tạo của một bệnh viện thuộc tỉnh Bình Dương, kể tiếp câu chuyện về ‘quan nằm viện’:“Sáng, quan tâm sự: Tối qua, để tỏ lòng yêu mến phụ nữ, à quên, yêu mến vợ nhân ngày 20 tháng 10, quan mời vợ đi ăn bữa ăn đặc biệt 7 triệu đồng!.
Em điều dưỡng than thầm với tôi: “Bằng cả tháng lương của con!”.
Những ngày mưa bão này, lên facebook, nhìn hình nước lũ ngập lút nhà dân, nhìn đội cứu hộ khiêng từng xác người lớn, trẻ em chết vùi trong bùn lũ, nhìn danh sách 22 chiến sĩ ở Quảng Trị chết toàn tuổi 18, đôi mươi; nước mắt tôi chảy dài.
Người Sài Gòn vừa qua trận dịch Covid, kinh tế suy yếu, nhưng nghe quyên góp cứu trợ bão lụt miền Trung, đều nhịn ăn, nhịn tiêu xài, gom góp cho đồng bào mình ngay.
Dĩ nhiên tôi điều trị quan lớn bằng tất cả chuyên môn của người thầy thuốc. Nhưng ra ngoài xã hội, tôi khinh bỉ, ghê sợ những người vô cảm như ông, quan lớn à!
Hôm trực đêm, nhận tin Quảng Bình nước lũ ngập tràn. Tiếng người dân kêu cứu khắp nơi trên mạng, nghe đứt ruột… Sáng vào khoa thận nhân tạo, không khí nặng buồn. Chín mươi phần trăm nhân viên trong khoa là người miền Trung, quê Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Nghệ An…
Có em gọi điện về nhà cả buổi sáng không liên lạc được. Có em trưa được 1 giờ nghỉ ngơi mà chỉ nằm khóc… Có em gọi về nhà, mới hay cả nhà từ trẻ đến cụ già hơn 70 tuổi đều chèo xuồng cứu người trong lũ. Em nói: “Lỡ có gì, chết hết cả nhà sao trời?”.
Những đứa con của quê nghèo, phải lìa xa cha mẹ đi tìm đất sống. Gặp cảnh như thế này, như ngồi trên đống lửa. Thương các em bác sĩ và điều dưỡng miền Trung của tôi quá. Dù đang nặng trĩu lòng, các em vẫn làm công tác chuyên môn thật tốt. Hai ca chạy thận nhân tạo ngày hôm ấy vẫn ổn… Cám ơn các em…
Xin Trời Phật rủ lòng thương, cho dân tôi bớt khổ…”.
Cũng liên quan đến những thắc mắc của bác sĩ về “nhiễu điều phủ lấy giá gương…”, nhà báo Vũ Kim Hạnh kể:
“Sáng, một bạn mình, bác sĩ Trung thảng thốt hỏi: Nhà cửa tang thương, ông chủ đâu mất rồi? Mình trả lời đúng thực tế tình hình: sau hàng loạt Đại hội Đảng (còn chưa dứt) thì hôm nay bắt đầu – tiếp tục họp – Quốc Hội.
Và nhân danh một công dân hạng bét, mình hỏi tiếp: Quốc Hội có “ban bố” tình trạng khẩn cấp không? Để ứng biến toàn quốc, lo cho miền Trung tang thương? Trước mắt là dự báo ngày 25/10 bão lũ khủng khiếp hơn?
Hiện giờ vẫn có nhiều người dân sốt ruột, tự tổ chức từng nhóm, lên đường cứu trợ, hay hỏi nhau và nhiều người hỏi mình gửi tiền ở đâu, cho ai mà có thể kiểm soát được?.
Đang rất cần có một chỉ đạo cao nhất về ứng biến chuyện cứu hộ, cứu nạn để hạn chế thấp nhất số người chết và giảm thiệt hai tan nhà nát cửa cho dân. Và liệu Quốc Hội có chút lay động nào để mà bàn về quốc nạn “ăn” hết rừng?
Đã đóng cửa rừng 4 năm, đóng cửa lần 2, chừng nào đóng được thật sự ? Chừng nào dừng các công trình thủy điện ‘cóc’? Chừng nào đầu tư căn cơ nhân lực, vật lực đối phó thiên tai và nhân tai đã đến mức kỷ lục, và chưa biết có còn tự phá kỷ lục nữa không, ngay trong tháng này, năm này?…”.
Lynn Huỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét