D. Trump: Đã hứa là làm, đã “chiến đấu” là phải chiến thắng
Tác giả Xuân Trường • 20/10/20
Đã chiến đấu là phải chiến thắngViệc tái cơ cấu chính sách đối ngoại thần kỳ của Tổng thống Trump đã gây sửng sốt với bất kỳ ai, từ người ủng hộ cho đến người phản đối, từ kẻ thù cho tới đồng minh. Bởi cách thức “giao tiếp” có phần “lạc quẻ” của ông đã tỏ ra hiệu quả cả trong việc đạt được thành công cho nước Mỹ, và tạo ra các giải pháp mới cho các tranh chấp quốc tế kéo dài hàng thập kỷ. Trong đó có một số "chiến thuật" chính mà Tổng thống Donald Trump thường xuyên áp dụng khi theo đuổi các mục tiêu đối ngoại chiến lược:
Vừa khen Chủ tịch Tập Cận Bình là "người bạn tốt", Tổng thống Trump lại đẩy Tập vào tình thế phải lựa chọn: Hoặc "đối đầu" hoặc "đàm phán"
Khi có thể, luôn tỏ ra lịch sự
Các đối thủ chính trị của Tổng thống Trump luôn cho ông là người hay cãi vã, ứng xử thô lỗ, nhưng thực tế ông không bao giờ chỉ trích các nhà lãnh đạo nước ngoài trừ khi nước Mỹ đang bị đe dọa trực tiếp.
Mặc dù có những lập trường cực kỳ quyết liệt chống lại các nước độc tài như Trung Quốc, Nga, Venezuela, Iran và Bắc Triều Tiên, nhưng Tổng thống Trump nhìn chung hạn chế tấn công trực diện lãnh đạo các nước đó.
Đảng Dân chủ thường chỉ trích, đá xoáy mỗi khi thấy Tổng thống Trump nói cười vui vẻ với các lãnh đạo quốc gia độc tài. Họ “cố tình” không biết rằng, Tổng thống Trump luôn yêu cầu các “đối thủ” nước ngoài trong các cuộc đàm phán - dù là về thương mại hay quân sự - đều phải bắt đầu bằng các biện pháp hòa nhã.
Mềm nắn rắn... không buông
Điển hình cho “chiến thuật” này là thái độ và cách ứng xử của ông đối với Trung Quốc. Trong thương chiến khốc liệt, Mỹ và Trung Quốc là hai cực đối đầu. Cho dù đây là một cuộc chiến thuế quan, nhưng tác động đối với Trung Quốc được ví khốc liệt hơn một cuộc chiến bằng bom đạn. Thế nhưng Donald Trump trước sau như một, vẫn gọi Tập Cận Bình - đối thủ của ông - là “một con người đáng kinh ngạc, một người bạn”.
Vì sao cực lực lên án chế độ ĐCSTQ tàn bạo, nhưng Tổng thống Trump lại ca ngợi nhà lãnh đạo độc tài? Câu trả lời thật đơn giản: Là một nhà “đàm phán” sừng sỏ, Tổng thống Trump biết rõ đối thủ Tập Cận Bình - với vị trí lãnh tụ tối cao của một quốc gia hơn 1 tỷ dân, với uy tín phải giữ bằng mọi giá trong nội bộ đấu đá của ĐCSTQ - ông ta phải luôn đặt thể diện và danh dự lên trên hết.
Tuy nhiên, ở cương vị quyết đoán của một CEO Donald Trump - vừa ca ngợi, vừa bắt tay ôm chầm thân thiết với “CEO” độc tài của quốc gia khác, ông vẫn tìm cách “thâu tóm” đối phương.
Mỗi lần gọi Tập Cận Bình là “người bạn tốt”, là một lần Tổng thống Trump lại đẩy Chủ tịch Tập vào thế “đu dây”, như khi ông ra lệnh bắn 59 phát hỏa tiễn Tomahok vào Syria trong lúc mở tiệc chiêu đãi vợ chồng Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Hay khi ông đang họp G20 và trò chuyện vui vẻ với Tập Cận Bình, thì đồng thời yêu cầu chính phủ Canada bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.
Khi Kim Jong-un đe dọa hủy diệt căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Guam, Tổng thống Trump đã đáp trả bằng cách nói rõ rằng, ngôn ngữ chiến tranh không những không thể dung thứ, mà còn "gặp lửa, cuồng nộ và quyền lực mạnh mẽ, những thứ mà thế giới này chưa từng nhìn thấy trước đây".
Hẳn nhiên cả thế giới lo âu về một cuộc chiến tranh hạt nhân mới sẽ nổ ra. Nhưng ngạc nhiên thay, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã chuyển từ lời lẽ thù địch sang những bức thư trao đổi nồng nhiệt, và đã thực hiện “bước đi” lịch sử chưa từng có trong cuộc gặp tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.
Vừa "cãi vã" tay đôi, lại nhanh chóng bắt tay niềm nở là "chiêu thuật" thường xuyên được Tổng thống Trump áp dụng, khiến đối phương luôn phải "chạy theo" ông
Cho dù đó là Iran, Syria, Triều Tiên hay ISIS, Taliban…, Tổng thống Trump không trộn lẫn các “tín hiệu” gây nhầm lẫn khi nói đến bạo lực. Đồng thời, ông cũng tránh "lằn ranh đỏ" hoặc công khai các kế hoạch tấn công. Tuy nhiên khi cần đến răn đe bằng bạo lực, Tổng thống vẫn để ngỏ mọi lựa chọn cho đến thời điểm thực thi ít ai ngờ.
Người quân tử luôn giữ lời
Sau khi Tổng thống Barack Obama phản ứng nhu nhược từ "lằn ranh đỏ" do chính mình thiết lập để ngăn chặn chính quyền độc tài Syria sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Trump đã chứng minh với thế giới rằng, những lời hứa của ông cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.
Tháng 4/2017, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành một cuộc tấn công hóa học lớn nhằm vào dân thường ở thị trấn Khan Shaykhun, Tổng thống Trump đã phóng 59 tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria.
Tương tự, sau nhiều lần lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Trung Đông bị các phần tử khủng bố Iran quấy rối vào cuối năm 2019, và sau nhiều lần cảnh báo trả đũa từ Tổng thống Trump, ông đã ra lệnh tiêu diệt trùm chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, tướng Qassem Soleimani vào ngày đầu năm 2020 trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới. Tổng thống Trump luôn giữ lời hứa.
Tuy nhiên, ở cương vị quyết đoán của một CEO Donald Trump - vừa ca ngợi, vừa bắt tay ôm chầm thân thiết với “CEO” độc tài của quốc gia khác, ông vẫn tìm cách “thâu tóm” đối phương.
Mỗi lần gọi Tập Cận Bình là “người bạn tốt”, là một lần Tổng thống Trump lại đẩy Chủ tịch Tập vào thế “đu dây”, như khi ông ra lệnh bắn 59 phát hỏa tiễn Tomahok vào Syria trong lúc mở tiệc chiêu đãi vợ chồng Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Hay khi ông đang họp G20 và trò chuyện vui vẻ với Tập Cận Bình, thì đồng thời yêu cầu chính phủ Canada bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.
Khi Kim Jong-un đe dọa hủy diệt căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Guam, Tổng thống Trump đã đáp trả bằng cách nói rõ rằng, ngôn ngữ chiến tranh không những không thể dung thứ, mà còn "gặp lửa, cuồng nộ và quyền lực mạnh mẽ, những thứ mà thế giới này chưa từng nhìn thấy trước đây".
Hẳn nhiên cả thế giới lo âu về một cuộc chiến tranh hạt nhân mới sẽ nổ ra. Nhưng ngạc nhiên thay, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã chuyển từ lời lẽ thù địch sang những bức thư trao đổi nồng nhiệt, và đã thực hiện “bước đi” lịch sử chưa từng có trong cuộc gặp tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.
Vừa "cãi vã" tay đôi, lại nhanh chóng bắt tay niềm nở là "chiêu thuật" thường xuyên được Tổng thống Trump áp dụng, khiến đối phương luôn phải "chạy theo" ông
Cho dù đó là Iran, Syria, Triều Tiên hay ISIS, Taliban…, Tổng thống Trump không trộn lẫn các “tín hiệu” gây nhầm lẫn khi nói đến bạo lực. Đồng thời, ông cũng tránh "lằn ranh đỏ" hoặc công khai các kế hoạch tấn công. Tuy nhiên khi cần đến răn đe bằng bạo lực, Tổng thống vẫn để ngỏ mọi lựa chọn cho đến thời điểm thực thi ít ai ngờ.
Người quân tử luôn giữ lời
Sau khi Tổng thống Barack Obama phản ứng nhu nhược từ "lằn ranh đỏ" do chính mình thiết lập để ngăn chặn chính quyền độc tài Syria sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Trump đã chứng minh với thế giới rằng, những lời hứa của ông cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.
Tháng 4/2017, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành một cuộc tấn công hóa học lớn nhằm vào dân thường ở thị trấn Khan Shaykhun, Tổng thống Trump đã phóng 59 tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria.
Tương tự, sau nhiều lần lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Trung Đông bị các phần tử khủng bố Iran quấy rối vào cuối năm 2019, và sau nhiều lần cảnh báo trả đũa từ Tổng thống Trump, ông đã ra lệnh tiêu diệt trùm chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, tướng Qassem Soleimani vào ngày đầu năm 2020 trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới. Tổng thống Trump luôn giữ lời hứa.
Răn đe kinh tế thay vì hành động quân sự
Trong khi châu Âu bất lực trước một đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ “cứng đầu” đòi mở các cuộc tấn công chống lại người Kurd - lực lượng vũ trang trọng yếu để Mỹ và châu Âu dựa vào tiêu diệt ISIS, Tổng thống Trump đã “hậu thuẫn” thành công Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách hứa sẽ "xóa sổ" nền kinh tế của quốc gia này nếu vẫn tiến hành tấn công.
Tổng thống Trump cũng đã sử dụng áp lực kinh tế như một phương tiện để “thuyết phục” các quốc gia thù địch thả các tù nhân Mỹ bị giam giữ một cách bất hợp pháp. Tương tự, ông sử dụng các lệnh trừng phạt kinh tế để làm suy yếu Iran và Venezuela, và đòn phạt thuế quan để buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán.
Kể từ Thế chiến Thứ hai, chưa có một đời tổng thống Mỹ nào lại thành công trong việc sử dụng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ để thay thế cho các hành động quân sự như Tổng thống Trump. Và dù bị đối thủ chính trị gán cho biệt danh là Tổng thống có tính khí “bốc đồng”, nhưng trong gần 4 năm nhiệm kỳ, Tổng thống Trump chưa tiến hành bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trên thế giới.
Nếu phải chiến đấu, hãy giành chiến thắng
Tổng thống Barack Obama đã “tiếp tay” cho lực lượng khủng bố ISIS bùng nổ bằng cách rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, hỗ trợ Iran cả về quân sự lẫn kinh tế, đồng thời bỏ lại một khoảng trống quyền lực ở Trung Đông do hậu quả thất bại từ chính sách ngoại giao và quân sự phiêu lưu của ông ta.
Chính quyền tiền nhiệm Barack Obama đã để lại một di sản tệ hại cho người kế nhiệm - Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Trump hứa sẽ tiêu diệt ISIS và đã làm như vậy, đồng thời chính quyền ông đã tiêu diệt thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi
Tổng thống Trump đã biến “sứ mệnh” sai lầm của Barack Obama - thông qua hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo Iran - bằng cách thiết lập các liên minh quân sự và kinh tế với các quốc gia là kẻ thù Ả Rập "truyền kiếp" của Iran, đồng thời thúc đẩy hòa bình khu vực với Israel.
Ông đã làm rã rời chủ nghĩa đế quốc của ĐCSTQ - thông qua dự án Một vành đai, Một con đường hay “dự án” Lưỡi bò ở Biển Đông - bằng cách thành lập các liên minh quân sự mạnh mẽ và các thỏa thuận thương mại kinh tế mở rộng giữa Mỹ với Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và Brazil.
Phân định rõ giữa Tự do và Kiểm soát
Tổng thống Trump và nội các của ông luôn phân định rõ người dân và chính phủ ở các nước độc tài là hai “thực thể” riêng biệt. Như phó Tổng thống Mike Pence hay Ngoại trưởng Pompeo luôn nhấn mạnh rằng, “Hoa Kỳ từ lâu đã trân trọng tình bạn với người dân Trung Quốc”, nhưng đồng thời tuyên bố thêm: "Chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc ngày nay không giống với người dân Trung Quốc”.
Tổng thống Trump cũng thể hiện sự đoàn kết của chính quyền ông với Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc chống lại sự “bắt nạt” của Nga và EU. Ông cũng thể hiện sự ủng hộ đối với những người phản đối chế độ độc tài ở Iran, những người đấu tranh cho tự do ở Venezuela, Hồng Kông và Đài Loan. Tổng thống Trump luôn thúc đẩy quyền tự do cá nhân trước chính phủ và các thể chế độc tài cưỡng chế.
Thẳng tay loại bỏ các tổ chức “tay sai”
Tổng thống Trump chưa bao giờ cúi đầu trước sự "sùng bái chủ nghĩa quốc tế", đã tạo ra một Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc do những nước độc tài điều hành, và một Tổ chức Y tế Thế giới suy đồi bởi hám tiền của “ông chủ” ĐCSTQ. Khi các tổ chức quốc tế phản bội lại mục đích của họ, Tổng thống Trump không do dự mà thẳng tay loại bỏ.
Không ngừng theo đuổi mục tiêu, ngay cả khi chiến thắng
Bất chấp sự quấy rối của “thù trong giặc ngoài”, mỗi ngày Tổng thống Donald Trump đều tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình khác ở Trung Đông, một thỏa thuận thương mại khác để mang lại quyền lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, một liên minh kinh tế - quân sự khác nhằm làm suy yếu thể chế độc tài Trung Quốc và Iran...
Đối với ông, mọi thỏa thuận mới chỉ là bước đệm để tiến tới một thỏa thuận tiếp theo. Những cách thức mà ông lựa chọn để thực thi quyền lực, đôi khi bằng sự khéo léo tinh tế, đôi khi bằng sự áp đảo phủ đầu…, tất cả đang dần củng cố và lấy lại vị thế siêu cường duy nhất cho Mỹ trên thế giới, thay vì 8 năm chìm trong “sự suy nhược, bị khinh thường” dưới thời Barack Obama.
Thông qua Tổng thống Donald Trump, nhiều người đang dần thức tỉnh và nhận biết sự lừa dối của các chính trị gia cánh tả, sự kiểm soát của những thế lực Nhà nước Ngầm, và đặc biệt là những thủ đoạn xâm nhập thâm hiểm của ĐCSTQ. Quá trình nhận thức này đã khiến chúng ta biết thêm một điều rằng: Một nhà lãnh đạo vĩ đại thực sự có khả năng thay đổi thế giới.
Trong quá trình đó, chúng ta đã thấy cách mà Tổng thống Donald Trump đã chiến đấu vì người dân Mỹ và người dân bị "xiềng xích" tự do ở các quốc gia độc tài, cũng như lật tẩy những quy tắc bị bóp méo. Ông đã vận dụng thành công “nghệ thuật của đàm phán”, và giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của đối thủ lẫn đồng minh trên toàn thế giới.
Xuân Trường
Tài liệu tham khảo:
- https://www.breitbart.com/politics/2020/07/01/usmca-replaces-nafta-as-trump-delivers-on-one-of-biggest-promises/
- https://twitchy.com/sarahd-313035/2020/09/23/epa-administrator-andrew-wheeler-goes-off-on-nyt-for-embarrassing-headline-using-bs-promise-from-china-to-shame-the-us/
- https://www.heritage.org/environment/commentary/4-reasons-trump-was-right-pull-out-the-paris-agreement
- https://theintercept.com/2015/11/11/trump-was-right-about-tpp-benefitting-china/
- https://nypost.com/2020/08/13/trump-announces-peace-deal-between-israel-united-arab-emirates/
- https://www.foxnews.com/politics/trump-bahrain-israel-mideast-deal-peace
- https://www.cnbc.com/2020/09/24/us-state-department-on-iran-we-dont-want-to-reward-an-enemy-.html
- https://www.usnews.com/news/world/articles/2019-11-04/trump-invites-asean-leaders-to-us-meet-after-skipping-summit
- https://thehill.com/homenews/administration/345777-trump-warns-north-korea-it-will-be-met-with-fire-and-fury-if-it
- https://www.breitbart.com/middle-east/2020/09/23/trump-at-un-more-great-peace-deals-with-israel-shortly/
- https://www.cnbc.com/2017/04/06/us-military-has-launched-more-50-than-missiles-aimed-at-syria-nbc-news.html
- https://nypost.com/2019/10/07/trump-threatens-to-obliterate-turkeys-economy-over-syria/
- https://dailycaller.com/2018/05/27/president-trump-freed-17-prisoners/
- https://www.foxnews.com/opinion/deroy-murdock-the-defeat-of-isis-is-another-trump-promise-made-kept-and-nearly-ignored-by-the-liberal-media
- https://www.telegraph.co.uk/news/2017/05/21/donald-trumps-saudi-arabia-speech-eight-key-points/
- https://www.politico.com/news/2020/01/11/trump-iran-protesters-tweets-097554
- https://www.cnbc.com/2019/07/30/multinational-companies-are-getting-clobbered-by-trumps-tariffs.html
- https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/president-donald-j-trump-standing-human-rights-u-n/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét