Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Tin buồn: Liên tiếp nhiều vụ sạt lở, hơn 64 người bị vùi lấp

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Hải Vân cho biết vào năm 2017, tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX, với sự nhất trí tuyệt đối của 53/53 đại biểu có mặt đã thảo luận và thông qua nghị quyết bổ sung quy hoạch 4 thủy điện vừa và nhỏ ở huyện Nam Trà My, trong đó có thủy điện Trà Leng. Hàng trăm ha rừng đã/sẽ bị phá cho 4 thủy điện này. "Không biết mấy cái thủy điện này có phải là nguyên nhân trực tiếp của thảm họa này hay không, nhưng chắc chắn thảm họa gây ra từ nạn phá rừng. Trà My từng là căn cứ địa kháng chiến của Khu 5, rừng nguyên sinh vô cùng rậm rạp, nay đã bị phá tan hoang cả rồi. Vô cùng căm ghét lũ phá rừng, dù lũ đó là ai".
Thêm một vụ lở đất ở Quảng Nam, 11 người bị vùi lấp
29 tháng 10 2020, 
Tỉnh Quảng Nam lại có thêm một vụ sạt lở núi ở huyện miền núi Phước Sơn, khiến 11 người mất tích. Hai vụ sạt lở đất xảy ra ở xã Trà Leng và thôn Trà Vân tối 28/10 trên địa bàn huyện Nam Trà My vùi lấp khoảng 53 người, đã tìm thấy 16 thi thể. Thông tin ban đầu, vụ sạt lở núi ở thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 28/10 vùi lấp 11 người dân nhưng đến sáng nay 29/10, UBND xã Phước Lộc mới nhận được thông tin do người dân cắt rừng ra báo.

Hiện trường vụ sạt lở làm 22 chiến sĩ tử vong trong vụ lở đất tại Đoàn kinh tế quốc phòng 337, Hướng Hóa, Quảng Trị hôm 18/10.

Đến 11 giờ ngày 29/10, lực lượng chức năng của thôn cùng người dân đã tìm được 1 thi thể. Theo đó, hiện trường cách trung tâm xã khoảng 15 km nhưng do sạt lở nghiêm trọng nên việc tiếp cận cực kỳ khó khăn.

Trong khi đó, Tư lệnh Quân khu 5 đã yêu cầu huy động 200 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vào hiện trường hai vụ lở đất khác xảy ra ngày 28/10 tại hai thôn 1, xã Trà Leng và thôn Trà Vân. Phương tiện, khí tài chuyên dụng như xe múc, xe lật, xe thông tin Vsat, xe cứu thương... cũng được lệnh lên đường tiếp cận xã Trà Leng.

Vào ngày 28/10, thôn 1 xã Trà Leng, vụ sạc lở đã vùi lấp ngôi làng với 19 hộ trên 49 nhân khẩu, trong đó 4 người thoát được, đã tìm thấy thi thể của 8 người trong số 45 người mất tích. Lãnh đạo Văn phòng UBND & HĐND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận cả gia đình bí thư xã Trà Leng cũng mất tích trong vụ sạc lở.

Tại thôn 1 xã Trà Vân, một vụ sạt lở khác xảy ra lúc 15h30 ở thôn 1 cũng đã vùi lấp 8 người. Theo báo Người Lao Động, tới giờ đã tìm thấy đủ 8 thi thể.

Tính tới thời điểm hiện tại, tổng cộng 16 thi thể đã được tìm thấy trong hai vụ sạt lở. Xã Trà Leng và xã Trà Vân cùng ở huyện miền núi Nam Trà My, cách nhau 45 km; giao thông khó khăn, địa hình phức tạp, chủ yếu là gò đồi xen với ruộng bậc thang.

Ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Trà My thông tin cho báo chí biết sáng nay ông cùng đoàn đi lên xã Trà Leng. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, nhiều điểm sạt lở sau bão số 9 nên lực lượng cứu hộ phải dọn cây ngã đổ để thông đường lên hiện trường. Đến 8h sáng, đoàn còn cách hiện trường khoảng 25 km.

Bão số 9 đổ bộ, hơn 50 người bị vùi lấp do lở đất

Theo đó, lực lượng trinh sát cũng xác định địa hình, địa chất để sở chỉ huy đưa ra các phương án tìm kiếm hiệu quả, an toàn nhất. Công tác y tế được chuẩn bị chu đáo, có thể trưng dụng Trung tâm Y tế Nam Trà My để phục vụ khi cần thiết.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra công điện về việc cứu hộ các nạn nhân bị vùi lấp tại xã Trà Leng. Ông yêu cầu "tập trung bằng mọi biện pháp cần thiết để khẩn trương cứu hộ, cứu nạn những người bị vùi lấp".

Trên mạng xã hội, nhiều người đã thể hiện sự thương cảm: "Bão ngoài biển ập vô, nhưng thảm họa lại một lần nữa đến từ núi, đau thương chồng chất khi người miền Trung suốt một năm qua phải gánh chịu dịch Covid, lũ lụt, cuồng phong và lở đất".

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quê ông là do phá rừng: "Năm nay không có trận lũ nào không có người bị vùi lấp... Đau thương cùng cực thấu trời xanh".

Ông nhắc lại sự việc vào năm 2017, tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX, với sự nhất trí tuyệt đối của 53/53 đại biểu có mặt đã thảo luận và thông qua nghị quyết bổ sung quy hoạch 4 thủy điện vừa và nhỏ ở huyện Nam Trà My, trong đó có thủy điện Trà Leng. Hàng trăm ha rừng đã/sẽ bị phá cho 4 thủy điện này.

"Không biết mấy cái thủy điện này có phải là nguyên nhân trực tiếp của thảm họa này hay không, nhưng chắc chắn thảm họa gây ra từ nạn phá rừng. Trà My từng là căn cứ địa kháng chiến của Khu 5, rừng nguyên sinh vô cùng rậm rạp, nay đã bị phá tan hoang cả rồi. Vô cùng căm ghét lũ phá rừng, dù lũ đó là ai", nhà báo viết.

Chỉ tính trong tháng 10/2020, nhiều vụ sạt lở đã xảy ra sau bão lũ đã làm nhiều cán bộ, người dân chết, mất tích.


Lực lượng cứu hộ tìm thấy các thi thể của 22 chiến sĩ tử vong trong vụ lở đất tại Đoàn kinh tế quốc phòng 337, Hướng Hóa, Quảng Trị.

Vụ sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã khiến 15 người thiệt mạng. Trong số 15 thi thể đã tìm thấy là của 13 cán bộ thuộc đoàn cứu hộ thiệt mạng và 2 công nhân. Còn 15 công nhân vẫn trong tình trạng mất tích.

Hôm 17/10, ở xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xảy ra vụ lở đất làm 6 người chết. Trong số 6 nạn nhân này có một phụ nữ đang mang thai.

Ngày 18/10, một trận lở đất kinh hoàng cũng đã xảy ra tại doanh trại của Đoàn kinh tế quốc phòng 337, tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. 22 cán bộ chiến sĩ đã bị vùi lấp và hi sinh. Sau 2 ngày đào bới, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể của cả 22 người lên.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54655445

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét