Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

MC khóc trên Đài: Nước mắt của những con cá sấu ?

Nói thẳng là tôi không bao giờ tin vào nước mắt của quân VTV từ 2 thập kỷ nay. Thỉnh thoảng tôi vẫn xem tivi chỉ để nắm tin tức thời sự, nhưng mỗi lần xem là mỗi lần ngứa mắt vì phải nhìn những bộ dạng quan cách, điệu bộ kiêu kỳ, ăn mặc sang trọng... của các biên tập viên dẫn chương trình, phải nghe những lời khuyên, lời bình như bố người dân, như cấp trên... của họ dành cho người xem, trong khi họ chỉ mới đôi ba chục tuổi. Trước đây có tay biên tập viên (tên là Thanh Lâm thì phải) mặt lúc nào cũng như sắp khóc khi dẫn các chương trình lũ lụt hay tang lễ; nghe nói nhờ thế sau đó nó nhanh chóng trưởng thành, vụt cái thành sếp to, bây giờ chỉ những lúc quan trọng nó mới xuất hiện. Thật ghê tởm. Đã có rất nhiều vụ bê bối của biên tập viên VTV trên màn hình được công chứng chỉ ra, nhưng chúng vẫn chứng nào tật nấy. Bây giờ là trò khóc vì mưa lũ (?) của BTV Tuấn Dương, mình ít ác cảm với anh chàng này so với đám biên tập viên chương trình "đối diện" và so với các nữ biên tập viên nhưng vẫn ác cảm. Tại sao chúng không khóc khi đưa tin những người dân hiền lành bị bắt bớ, đánh đập, giam cầm vì dám biểu tình phản đối bất công mà nhân viên công lực giáng xuống đầu họ ? Tại sao chúng không khóc khi đưa tin cụ Lê Đình Kình 4h sáng bị công an, quân đội phá cửa xông vào nhà riêng bắn chết và hàng chục người dân Đồng Tâm bị bắt giam và kết án vô lý ? Người dân rất ca ngợi cô BTV chương trình Thời sự Hoài Anh, nghe nói là con dâu của Tổng giám đốc Trần Bình Minh (?), nhưng mình thì rất ghét cô này; có lẽ vì chẳng thấy cô ta xinh đẹp gì, giọng nói cũng chẳng hay (dù mình vẫn thích giọng Nam bộ), trong khi từ mồm cô ta phát ra rất nhiều câu phản cảm (ví dụ cô đọc phát biểu của những ông lãnh đạo ngu dốt nào đó). Có thể nói ngắn gọn BTV VTV chỉ là lũ vẹt hào hoa sặc sỡ, chỉ giỏi đóng kịch trên truyền hình và hoàn toàn vô cảm với nhân dân, với đất nước.
MC khóc vì mưa lũ trên Đài VTV: Có cần phải kìm chế cảm xúc?
28/10/2020 Sự nghẹn ngào của BTV Tuấn Dương khi dẫn chương trình về tình hình mưa lũ miền trung khiến chương trình thêm phần cảm xúc. 
Hình ảnh BTV Tuấn Dương nghẹn ngào không nói nên lời, lặng người rất lâu trước những hình ảnh đau thương mất mát của đồng bào miền Trung vì lũ lụt đã gây chú ý trong những ngày qua. Càng đáng nói hơn khi đó là chương trình phát sóng trực tiếp.
BTV Tuấn Dương nghẹn ngào một lúc lâu khi dẫn 
chương trình trực tiếp Mưa lũ lịch sử miền Trung
Ngay trong chương trình, BTV Tuấn Dương đã gửi lời xin lỗi khán giả vì không kìm nén được cảm xúc của bản thân. Sau đó, anh đã lên tiếng khẳng định đây là sự cố không đáng có. Anh xin lỗi bởi sợ chỉ vì cảm xúc của mình, có thể khán giả sẽ chuyển kênh. Lúc đó, bao nhiêu công sức của hàng chục, hàng trăm con người trong ê-kíp sẽ đổ xuống sông xuống bể.

Thế nhưng, trái với suy nghĩ của BTV Tuấn Dương, phản ứng của người xem lại tỏ ra khá tích cực. Hầu hết khán giả đều bày tỏ sự thông cảm trước cảm xúc của anh, bởi có lẽ, đó là cảm xúc của mọi người khi xem những thước phóng sự chân thật về hoàn cảnh mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu. Không ít người còn dành lời khen cho Tuấn Dương vì đã nhanh chóng điều chỉnh tâm trạng, chủ động xin lỗi khán giả và hoàn thành tiếp công việc.

Sự lo sợ của BTV Tuấn Dương cũng là điều dễ hiểu bởi trên thực tế, đã có những MC bị khán giả chỉ trích vì không kìm nén được cảm xúc khi dẫn chương trình. Điển hình, Trấn Thành có biệt danh “Thành Cry (khóc)” vì anh hay khóc như mưa trong các show truyền hình dù đảm nhận vai trò MC hay giám khảo.

Dù bị nhiều khán giả phản ứng vì hay rơi nước mắt khi dẫn chương trình, Trấn Thành khẳng định anh sẽ tiếp tục như vậy vì đó là sự xúc động, rung động

Trấn Thành dễ khóc trước hoàn cảnh của một thí sinh, trước tài năng của ai đó hay đơn giản chỉ vì một tiết mục hay. Điều đó khiến anh bị đánh giá đang làm quá và lạm dụng nước mắt, khiến khán giả khó chịu. MC Quyền Linh cũng từng bị chỉ trích là để cảm xúc lấn át lý trí khi dẫn “Đối mặt cảm xúc”, đưa ra những quan điểm có phần bảo thủ và một chiều khi tranh luận.

Quả thật, “làm dâu trăm họ” chưa bao giờ dễ dàng. Theo lời Trấn Thành, anh thà làm một người đàn ông mít ướt còn hơn làm người đàn ông không biết rơi lệ. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của một bộ phận khán giả bởi MC khác với chiếc máy nói ở chỗ, họ là con người và có cảm xúc. Khi cảm xúc của MC được bộc lộ đúng lúc, sẽ khiến câu chuyện truyền tải tới khán giả thêm xúc động hơn, như trường hợp của BTV Tuấn Dương.

Thế nhưng, có phải lúc nào MC cũng có quyền bộc lộ cảm xúc cá nhân? 

Một người dẫn chương trình chuyên nghiệp phải biết kìm nén cảm xúc để dẫn dắt khán giả theo hướng khách quan chứ không phải cảm xúc cá nhân.

Bởi thế, cảm xúc nên được bộc lộ đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm. Chính Quyền Linh đã thừa nhận, đôi khi anh biết ý kiến của mình không hợp lý nhưng vẫn phải nói để cân bằng cảm xúc của hai bên. Đó là vai trò của MC – người kết nối mọi người trong câu chuyện.

https://www.baogiaothong.vn/mc-khoc-vi-mua-lu-tren-dai-vtv-co-can-phai-kim-che-cam-xuc-d484109.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét