Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng và đi nước ngoài để làm gì?
Fb Truong Huy San - Anh Nguyễn Văn Vĩnh (Vinh Nguyen Van), cựu TBT báo Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao, vừa có bài viết rất hay về chuyến đi Anh – Ấn của “Tổ biên tập văn kiện về kinh tế – xã hội cho ĐH Đảng XIII” được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và GS Nguyễn Quang Thuấn. Tôi không biết chuyến đi mới này có ý nghĩa thế nào. Nhưng thấy rất cần nhắc lại những chuyến đi góp phần làm thay đổi Việt Nam của các nhà lãnh đạo thời đổi mới.
Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quang Thuấn
Tháng 12-1990, những người soạn thảo “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” – một trong ba văn kiện chính của Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991 – cũng đã có một chuyến “khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế ở bốn nước châu Á.” Chuyến đi do Quỹ Christopher Reynolds bảo trợ về tài chính và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Phát triển thuộc trường Đại học Harvard (Harvard International Institute of Development-HIID) giúp đỡ về chương trình, nội dung nghiên cứu.Họ đi thành hai đoàn: đoàn thứ nhất do ông Phan Văn Tiệm làm trưởng đoàn đi Đài Loan và Thái Lan trong tháng 12-1990; đoàn thứ hai do ông Phan Văn Khải làm trưởng đoàn, đi Indonesia và Hàn Quốc trong tháng 1-1991. Mỗi đoàn chỉ có 5 người, phiên dịch và những quan chức cấp cao thèm khát sự hiểu biết.
Không chỉ làm việc trong những phiên chính thức, khi đã trở về khách sạn, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Nguyên lại ngồi với Giáo sư Davis Dapice, ông Thomas Vallely [hai học giả nòng cốt sáng lập đại học Fulbright và vận hành Chương trình Việt Nam ở đại hoạc Harvard]. Ông Khải thừa nhận đây là những ngày ông ở trong tâm thế của một người đi học và những gì ông thu nhận được có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành các chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thập niên 1990.
Cũng trong thập niên 1990s, lãnh đạo Việt Nam từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt trở xuống đều biết đâu là lỗ hổng kiến thức của mình. Họ cắp sách đến lớp, dự hội thảo, trực tiếp trao đổi và lắng nghe như những học trò. Điều mà họ học được, theo chính những người như ông Phan Văn Khải, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là: Quốc doanh thường kém hiệu quả hơn tư nhân và sự can thiệp sâu của nhà nước chỉ làm cho nền kinh tế bị động và ỷ lại. Khi đó cho dù ông Kiệt đã nói đến “nguy cơ tham nhũng” nhưng ông cũng không thể ngờ bộ máy có thể nhũng nhiễu như thế này.
Cũng trong những năm ấy, những người bây giờ đang lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay chủ yếu còn là những cán bộ cấp thấp. Họ chưa thuộc thành phần được đi học để vận hành một nền kinh tế thị trường. Không ít người lúc đó chỉ trải nghiệm tính man rợ của chợ búa Đông Âu. Khi có trong tay quyền lực, số người tự học không nhiều; không ít người tự cho rằng, ta quyền cao chức trọng hơn người thì hiểu biết hẳn phải hơn người.
Đó là lý do mà Việt Nam một thời, trong hàng lãnh đạo có “phe đổi mới”, muốn hoàn thiện nền kinh tế thị trường; có “phe bảo thủ”, đòi giữ những xác chết sản sinh từ mô hình Xô-Viết.
Thời nay, kể cả những người hiểu biết không thấu đáo về nhà nước và về vai trò lãnh đạo của mình, không ai còn đủ lú lẫn để được coi là “bảo thủ” đâu; tuy trong lòng họ biết CNXH là cái gì nhưng chỉ một số ít dứt khoát, mong muốn hoàn thiện nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền; phần còn lại, chỉ thèm khát tình trạng nửa vời để tiếp tục sử dụng những bàn tay nhớp nhúa, nhân danh nhà nước, thọc không từ một chỗ nào vào mỗi cuộc mưu sinh nhỏ to của dân chúng.
TƯỞNG NIỆM 504 ĐỒNG BÀO SƠN MỸ BỊ QUÂN ĐỘI MỸ THẢM SÁT:
Trả lờiXóaVào ngày này 52 năm về trước, trong một buổi sáng yên bình, quân viễn chinh Mỹ đã hành quân vào làng Sơn Mỹ với mục tiêu giết sạch, phá sạch, đốt sạch. Chỉ trong vòng bốn giờ đồng hồ, 504 thường dân vô tội ở Sơn Mỹ đã bị lính Mỹ thảm sát, gồm 182 phụ nữ, 60 cụ già, 173 trẻ em và 89 trung niên.
Cám ơn bạn đã nhắc. Không được quên những tội ác này để toàn thế giới chúng ta không bao giờ mắc phải nữa.
Xóa