8 bài học khiến chúng ta suy ngẫm từ dịch viêm phổi Covid-19
Quang Huy • 07/03/20 Trong khi thế giới đang chờ vaccine ứng phó với Covid-19 từ các chuyên gia y tế, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì từ các sự kiện đang xảy ra và làm sao để giúp ngăn chặn, giảm thiểu những mất mát? 1. Không chủ quan với Covid-19. 2. Đừng biến mình thành "người siêu truyền nhiễm". 3. Dối trá khiến tai hoạ bùng phát nghiêm trọng hơn. 4. Tội ác kiểm duyệt thông tin cản trở mọi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. 5. Cất lên "tiếng nói lương tri" để phơi bày sự thật. 6. Tiếp tay cho cái ác: Hậu hoạ khó lường. 7. Khi Thiện - Ác đang giao tranh, cần lựa chọn ủng hộ chính nghĩa. 8. Làm việc Thiện - Ác, tất cả đều có báo ứng.
Ngày 31/12/2019, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sự xuất hiện của chủng virus mới tại thành phố Vũ Hán. Chỉ trong hơn hai tháng, tính đến hết ngày 3/3/2020, dịch viêm phổi Covid-19 (Vũ Hán) đã xuất hiện ở cả 5 châu lục. Toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 90.493 ca nhiễm, 3.119 người tử vong. Trong khi tin tức về dịch bệnh liên tục được cập nhật, dịch viêm phổi Covid-19 khiến nhiều người nhớ lại những trận dịch lịch sử của thế giới như: đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, dịch SARS (Hội chứng đường hô hấp cấp, 2003), MERS (Hội chứng Hô hấp Trung Đông 2012)... với những con số ám ảnh và câu chuyện đau lòng.
Trong khi thế giới đang chờ vaccine ứng phó với Covid-19 từ các chuyên gia y tế, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì từ các sự kiện đang xảy ra và làm sao để giúp ngăn chặn, giảm thiểu những mất mát?
1. Không chủ quan với Covid-19
Khi coronavirus bùng phát ở Trung Quốc từ cuối năm 2019, rất nhiều người dân châu Âu đã chủ quan cho rằng "chỉ là cúm thôi mà". Cho đến khi dịch bùng phát tại miền Bắc Italy, một châu Âu "không biên giới" đã trở thành ổ dịch lớn ngoài Trung Quốc cùng với Hàn Quốc, Iran. Sau Italy, coronavirus lan rộng tới Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển và hơn 20 nước châu Âu khác. Đến ngày 3/3, tổng số ca mắc bệnh tại châu Âu là 7.666 người, 44 người tử vong.
Cũng tính đến ngày 3/3, châu Mỹ (Bắc và Nam Mỹ) có 102 trường hợp mắc bệnh, 1 người tử vong. Châu Úc có 29 ca mắc bệnh, 1 người tử vong. Châu Phi có 6 người mắc bệnh, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Trên tạp chí y khoa uy tín Lancet, một bài báo đã khẳng định 3 đặc điểm nguy hiểm của Covid-19 là: (1) không triệu chứng và tốc độ lây lan nhanh; (2) tái nhiễm sau điều trị; và (3) loại khẩu trang thông thường là không hiệu quả.
Theo ghi nhận, đã có các trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 không có biểu hiện triệu chứng dễ thấy trước khi phát bệnh. Cũng đã có các trường hợp bệnh nhân tái nhiễm virus corona tại nhiều khu vực như: Tứ Xuyên, Hà Nam, Quảng Đông (Trung Quốc), Nhật Bản.
Trong tháng 2/2020, Hoa Kỳ liên tiếp xác nhận những hợp nhiễm Covid-19 mới tại California, Oregon và Washington. Các quan chức lo ngại về sự lây lan rộng của dịch bệnh trong cộng đồng. Trong một cuộc gọi điện thoại với các phóng viên vào thứ 4 (ngày 26/2), bác sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Tiêm chủng Quốc gia và Bệnh đường hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói: "Đây không phải là câu hỏi liệu điều này có xảy ra hay không, mà câu hỏi chính xác là khi nào điều này sẽ xảy ra và có bao nhiêu người ở đất nước này sẽ bị bệnh nặng".
Chuyên gia Nils Daulaire tại Trường Y tế cộng đồng T.H.Chan thuộc Đại học Harvard, cựu trợ lý chuyên trách các vấn đề toàn cầu của Bộ trưởng Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ cho rằng dịch bệnh tại Italy, Iran và Hàn Quốc đều bắt đầu chỉ với một vài ca bệnh rồi lan ra rất nhanh, cho thấy nhiều ca bệnh đã góp phần gây nên chuỗi lây nhiễm mà không thể biết. Chuyên gia Daulaire nhận định: "Giờ đây, gần như chắc chắn dịch bệnh sẽ lan đến mọi nơi trên thế giới và ảnh hưởng tới mọi quốc gia".
2. Đừng biến mình thành "người siêu truyền nhiễm"
Tình trạng bùng phát dịch corona ở Hàn Quốc và Italy khiến cả hai nước "vỡ trận". Mặc dù có nhiều nhân tố tác động khác nhau đến mỗi nước nhưng tình trạng này đều có liên quan đến sự xuất hiện của một trường hợp "siêu truyền nhiễm".
Tại Hàn Quốc, một thành viên nữ 61 tuổi của giáo hội Tân Thiên Địa ở nước này đã tham gia tụ tập với các thành viên khác trong hội sau khi có các triệu chứng nhiễm Covid-19, trong đó có lần tụ tập trong không gian kín với cả ngàn người. Theo New York Times, khi tụ họp, các thành viên của giáo hội này ngồi sát nhau cầu nguyện, họ không được phép đeo kính và khẩu trang, và thậm chí bị bệnh cũng phải đến giáo đường tham dự. Covid-19 đã bùng phát biến Hàn Quốc thành "Vũ Hán thứ 2". Tính đến ngày 1/3, Hàn Quốc đã báo cáo tổng số ca nhiễm Covid-19 của quốc gia này là 3.736 trường hợp (được xác định) và 20 ca tử vong.
Tại Italy, "người siêu truyền nhiễm" là một vận động viên thể thao 38 tuổi. Đây là bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm bệnh ở quốc gia này. Vận động viên này làm việc trong một công ty lớn, thường xuyên tổ chức tụ tập vui chơi. Trước khi phát bệnh, người này đã tham gia hai hoạt động thể thao, trong đó có hoạt động có khoảng 1.200 người đăng ký tham gia.
3. Dối trá khiến tai hoạ bùng phát nghiêm trọng hơn
Thế giới vẫn chưa quên sự bùng phát của đại dịch SARS năm 2003 bị chính quyền Trung Quốc che đậy. 17 năm sau thảm hoạ SARS, chính phủ này tiếp tục che đậy thông tin về Covid-19. Virus corona Vũ Hán đã phát triển từ mức "kiểm soát được" thành mối lo ngại trên toàn cầu về "tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng", từ "không lây lan từ người sang người" tới hàng chục ngàn trường hợp được xác nhận đã nhiễm bệnh trên thế giới.
Những nghi ngờ về nguồn gốc của Covid-19 và các con số thống kê tình hình dịch bệnh được Chính phủ Trung Quốc báo cáo chính thức gây nên nhiều nghi ngờ cho giới chức và người dân quốc tế.
Các quan chức Trung Quốc cho rằng nơi sinh ra ổ dịch là Chợ hải sản Hoa Nam (một chợ hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán). Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ được đặt ra về tuyên bố này. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc trên Tạp chí y khoa Lancet vào ngày 24/1, 14 trong 41 bệnh nhân nhiễm Coronavirus đầu tiên ở Vũ Hán không có liên quan gì đến chợ hải sản. Ông Guan Yi - Giám đốc Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Các bệnh Truyền nhiễm mới tại Đại học Hồng Kông, đã tới Vũ Hán cùng nhóm của mình vào tháng 1/2020 với hy vọng lần ra loài động vật là nguồn của virus. Ông đã chỉ trích chính quyền Vũ Hán vì họ đã khử trùng khu chợ và cơ bản tạm dừng mọi cuộc điều tra.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều chuyên gia chỉ ra rằng nguồn virus Corona Vũ Hán là phi tự nhiên. Tiến sĩ James Lyons-Weiler, một chuyên gia người Mỹ về phân tích di truyền sinh học, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Đại học Pittsburgh, đã phát hiện ra rằng virus có dấu vết sử dụng công nghệ nhân tạo mang tên "P-Shuttle SN Vector". Với công nghệ này, một nguyên tố kỳ dị - là protein của SARS, đã được cấy vào trình tự bộ gen của virus Covid-19. Nguyên tố kỳ dị này không thể tồn tại ở động vật hoang dã. Ông chắc chắn rằng virus chỉ có thể đến từ phòng thí nghiệm.
Cũng theo hướng nhận định này, ngày 30/1, trang web chính thức của Bộ Y tế Nga đã công khai đăng một báo cáo, trong đó có nội dung: "Covid-19 là một loại virus tái tổ hợp và được hình thành một cách phi tự nhiên". Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra văn bản chính thức lên tiếng về việc Covid-19 không phải là virus hình thành một cách tự nhiên kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Ngày 20/2, Nga tuyên bố cấm tất cả công dân Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.
Những số liệu giả dối
Chính phủ Hoa Kỳ không tin tưởng vào dữ liệu báo cáo về dịch Covid-19 của chính quyền Trung Quốc. Sự nghi ngờ của các quan chức Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ đã có từ những năm 1950 khi chính quyền Trung Quốc đặt ra hạn ngạch sản xuất không thực tế, khiến các quan chức địa phương nhập dữ liệu sai. Tới sự bùng nổ của dịch SARS vào năm 2003, ĐCSTQ đã cố tình che giấu dịch bệnh khiến người dân bất an, lo lắng. Sự trái ngược về dữ liệu kinh tế của ĐCSTQ trong hai thập kỷ qua khiến Chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn rằng ĐCSTQ là không thể tin tưởng được. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Peter Navarro thậm chí còn gọi ĐCSTQ là "vườn ươm bệnh tật".
- Đại dịch ở Trung Quốc ngày càng bi thảm: Thi thể không có người đi thu nhặt đành phải vứt bỏ ra ngoài cửa nhà
- [Video] Vũ Hán: Tiếng người kêu thảm thiết trong lò thiêu xác
Sáng ngày 9/2, nồng độ khí sulfur dioxide đo được ở làng Miễu Lĩnh của Vũ Hán lên tới 1573,5 ppb. Theo nhà bình luận tài chính kinh tế có tên là "Tài Kinh Lãnh Nhãn", để đạt được nồng độ cao như vậy, chỉ có thể là đốt cháy chất hữu cơ hoặc thịt với số lượng rất lớn. Ông cho biết theo quy định quản lý môi trường của Trung Quốc, không thể được phép đốt hoá chất hữu cơ ngoài trời, chỉ có khả năng duy nhất là chính phủ cho phép được đốt thi thể tại chỗ. Theo tính toán dữ liệu khí thải sulfur dioxide, phải đốt ít nhất 14.000 xác chết mới đạt được lượng khí thải như vậy.
Cùng với đó, trước tình hình dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, cũng trong tháng 2, nhóm kiểm soát ô nhiễm không khí của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Thượng Hải đã sản xuất cải tiến "cabin xử lý gấp chất thải y tế" thành "cabin xử lý rác và xác động vật" và cấp tốc gửi đến Vũ Hán 40 cabin để chi viện. Các quan chức tuyên bố rằng cabin này có thể hoạt động liên tục với hiệu suất cao, mỗi ngày có thể đốt 5 tấn xác động vật và chất thải y tế. Trước thông tin này, cư dân mạng Trung Quốc đặt ra câu hỏi: "Lấy xác động vật nào ở đâu ra?/ Động vật không bị nhiễm virus Corona, tại sao cần phải sắp xếp chi viện gấp cabin này tới Vũ Hán?"...
Mặc dù chính quyền Trung Quốc ra sức làm mờ đi chức năng xử lý thi thể bệnh nhân của cabin này, nhưng ông Minh Cư (MingJu), Giáo sư danh dự Hệ Chính trị Đại học Quốc gia Đài Loan cho rằng các cabin này là "lò hoả táng di động".
Cũng liên quan đến con số thống kê tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán, vào ngày 17/2, một cư dân mạng đã đăng ảnh chụp màn hình ghi thông báo: Nhà tang lễ Vũ Hán tuyển gấp "20 công nhân vận chuyển xác", làm việc từ 0 giờ đến 4 giờ sáng, chi trả mức lương cao, điều kiện là không sợ ma, can đảm. Người này cũng thuật lại rằng trong lò thiêu xác phát ra tiếng kêu, thực tế tiếng kêu trong lò thiêu xác không phải là ma, mà là người chưa chết. Nhà tang lễ đã thiêu người chưa chết! Quá đáng sợ!
Iran nói dối thế giới, rơi vào tình trạng hỗn loạn vì Covid-19
Tại Iran, nhiều nguồn tin cho biết số lượng người tử vong và nhiễm Covid-19 rất lớn và một nghị sỹ của quốc gia này thừa nhận rằng nước này nói dối thế giới.
Đến đầu tháng 3/2020, Iran trở thành mối đe doạ toàn cầu bởi sự lây lan của Covid-19 và là quốc gia dẫn đầu về số ca tử vong do virus này ở bên ngoài Trung Quốc Đại lục. Tình tới ngày 3/3, quốc gia này đã vượt Italy, trở thành ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Iran dường như rơi vào tình trạng hỗn loạn trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Không còn cách nào khác, chính phủ nước này đã tạm thời thả 54.000 tù nhân để tránh sự lây lan bệnh dịch. Có ít nhất 23 trong tổng số 290 nghị sĩ Iran đã nhiệm bệnh, cùng với thứ trưởng y tế và một Phó tổng thống của nước này.
Theo số liệu chính thức từ chính phủ Iran, tính đến ngày 3/3, nước này có 2.336 ca nhiễm và 77 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, Thời báo New York hôm 28/2 viết: “Số người nhiễm dịch thực tế là 10.000 - 15.000 người, theo tiết lộ của người đứng đầu hội đồng y tế của thủ đô Tehran".
Cũng trong hôm 28/2, nghị sĩ Gholamali Jafarzadeh Imenabadi của Iran nói với hãng tin Al-Arabiya: “Tôi có số liệu người tử vong do virus corona từ 3 nghĩa trang của thành phố Rasht. Và tôi phải nói rằng các con số đó cao hơn rất nhiều so với số liệu công bố".
4. Tội ác kiểm duyệt thông tin cản trở mọi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh
Laurie Garrett, người đã viết về dịch bệnh trên toàn thế giới, bao gồm cả dịch SARS năm 2002 - 2003 có nguồn gốc từ Trung Quốc, cho biết việc chính quyền Trung Quốc ngăn chặn thông tin quan trọng trong những ngày đầu của đợt bùng phát vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020 là rất nghiêm trọng, vì làm mất thời gian "vàng" để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Garrett đã nói trong một cuộc phỏng vấn của chương trình "American Thought Leaders": "Thời gian để ứng phó và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát là khi nó chỉ có 20 trường hợp, hoặc chỉ có 40 trường hợp. Vào thời điểm có vài trăm trường hợp nhiễm, thì bạn đã thua rồi..." Cô cũng nói: "Việc che đậy đó [của chính quyền Trung Quốc] đã khiến người dân Trung Quốc và cả thế giới gặp nguy hiểm".
Ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã chỉ trích hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và Iran vì đã cố ý che đậy dịch bệnh Covid-19 và cảnh báo rằng động thái đó sẽ gây hại cho hoạt động chống dịch bệnh trên toàn cầu, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Pompeo cũng chỉ trích chính quyền Trung Quốc đã trục xuất ba phóng viên của tờ Wall Street Journal. Ông nói: "Việc các phóng viên của chúng tôi bị trục xuất một lần nữa phơi bày vấn đề trong hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, nó là nguyên nhân gây ra sự lây lan của dịch SARS và bây giờ là Covid-19, cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả chết người. Nếu Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) cho phép các nhà báo trong nước và quốc tế, các nhân viên y tế có quyền tự do ngôn luận và điều tra, thì các quan chức Trung Quốc và các nước khác sẽ được chuẩn bị tốt và đầy đủ hơn để đối phó với thách thức này".
Theo tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc mà tờ The Epoch Times thu thập được trong thời gian này, chỉ riêng tỉnh Hồ Bắc đã có hơn 1.600 dư luận viên trực tuyến được bố trí làm nhiệm vụ kiểm duyệt thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và loại bỏ những nhận xét tiêu cực về chính quyền.
5. Cất lên "tiếng nói lương tri" để phơi bày sự thật
Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng là 1 trong 8 chuyên gia y tế đã cố gắng cảnh báo các bác sĩ y khoa về virus này vào ngày trước khi có thông báo chính thức về dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, vị bác sĩ này đã bị cảnh sát địa phương khiển trách vì phát tán tin đồn. Sau đó, bác sĩ Lý đã qua đời vì nhiễm virus từ một bệnh nhân. Cái chết của bác sĩ Lý đã gây nên làn sóng phẫn nộ của người dân Trung Quốc trước thái độ và hành động ứng phó với dịch bệnh của chính quyền nước này.
Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, vào ngày 10/2, cảnh sát Trung Quốc đã đột nhập vào nhà của Fang Bin, người đã đăng một đoạn video lan truyền hình ảnh tám xác chết bên trong một chiếc xe tải đậu gần một bệnh viện lớn. Cũng trong tuần đó, một video blogger tên là Chen Qiushi đi từ Bắc Kinh đến Vũ Hán vào cuối tháng 1 đã biến mất khỏi giới blogger mà không rõ nguyên nhân.
Ngày 26/2, cựu phóng viên của Đài truyền hình CCTV, Li Zehue (25 tuổi) đã bị bắt tại thành phố Vũ Hán. Khoảng hai tuần trước đó, Li đã bắt một chuyến tàu đến Vũ Hán để tận mắt chứng kiến toàn cảnh tình hình dịch bệnh và đến thăm khu dân cư Baibuting (nơi diễn ra bữa tiệc của hơn 40.000 gia đình dẫn đến việc lây nhiễm virus tại cộng đồng). Anh cũng đến thăm khu vực xung quanh một phòng thí nghiệm virus của nhà nước. Vào đêm 26/2, sau khi nghe thấy tiếng cảnh sát gõ cửa phòng khách sạn nơi anh cư trú, Li đã bắt đầu bật máy quay và phát video trực tiếp. Cảnh sát đã vào phòng, bắt anh đi và cắt tín hiệu phát video.
Ông Hu Jia là một nhà hoạt động nhân quyền ở Bắc Kinh, cũng là nhà phê bình nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông đã bị quản thúc tại gia kể từ ngày 15/1 vì đã tham gia vận động chính sách liên quan đến sự bùng phát của Covid-19 và việc bắt giữ các luật sư nhân quyền của Trung Quốc trong cuộc đàn áp cuối năm 2019. Sau khi xem video của phóng viên Li, ông Hu thực sự ấn tượng về sự dũng cảm của người thanh niên thuộc thế hệ 8x và 9x, người dám đương đầu với chính quyền Trung Quốc hiện thời. Ông Hu nói với The Epoch Times: "Li muốn "tìm thấy" sự thật ở tuyến đầu của sự sống và cái chết, để lưu lại các khoảnh khắc một cách sống động".
6. Tiếp tay cho cái ác: Hậu hoạ khó lường
Từ khi dịch virus corona bùng phát trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gặp phải nhiều làn sóng chỉ trích vì phản ứng chậm chạp và đánh giá thấp hiểm hoạ của virus corona.
Không chỉ vậy, WHO đã nhiều lần ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát của dịch Covid-19 kể từ cuối tháng 1, khiến các nhà phê bình phải nghi ngờ về mối quan hệ giữa hai bên. Có một số lý do cho điều này, trong đó bao gồm việc chính phủ Trung Quốc không chỉ là nhà tài trợ lớn thứ hai thế giới của WHO, mà còn là nhà tài trợ chính cho các dự án y tế toàn cầu quan trọng khác. Ưu thế đó khiến Trung Quốc có thể "đẩy lùi" hầu hết các yêu cầu của WHO về việc thị sát và hỗ trợ ứng phó trước sự bùng phát của Covid-19.
WHO cũng kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới "không hạn chế đi lại và giao thương với Trung Quốc". Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy đã nghe theo khuyến nghị này của WHO và đều là những quốc gia bùng phát dịch Covid-19.
Ngày 30/1, WHO tuyên bố dịch Covid-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu và cho rằng việc sử dụng cụm từ "đại dịch" để nói về tình hình vào thời điểm đó là không phù hợp. Ngày 28/2, WHO đã nâng cảnh báo của dịch virus corona lên mức cao nhất trong thang cảnh báo, tuy nhiên vẫn trì hoãn việc tuyên bố đây là "đại dịch".
7. Khi Thiện - Ác đang giao tranh, lựa chọn ủng hộ chính nghĩa
Trong nhiều năm qua, với sự can thiệp phản đối của chính quyền Trung Quốc, Đài Loan đã bị cản trở trở thành quan sát viên tại WHO. Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, quốc đảo này đã luôn phản đối việc bị loại trừ ra khỏi cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc và cho rằng việc này đang cản trở nỗ lực của toàn cầu để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã nhắc lại việc ủng hộ Đài Loan tham gia vào WHO. Trong phiên điều trần của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 27/2, ông Jonathan Fritz, Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ nói: "Sự bùng phát dịch Covid-19 nhấn mạnh sâu thêm rằng việc Đài Loan bị loại khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Y tế Thế giới vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngăn chặn là điều không thể chấp nhận được".
Ông Jonathan Fritz cũng nói thêm: "Chúng tôi tiếp tục phản đối sâu sắc việc này với các đối tác có cùng quan điểm, và tôi cho rằng quan điểm của chúng tôi hiện tại được củng cố mạnh mẽ trước sự bùng phát của dịch bệnh".
Ngày 6/2, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, ông Andrew Bremberg đã thúc giục Ban điều hành WHO tại Geneva cho phép Đài Loan tham gia vào các cuộc họp liên quan đến virus Corona. Gần đây, Đài Loan đã được phép tham gia vào một cuộc họp chuyên môn trực tuyến về virus. Điều này được xem một bước đột phá nhỏ.
8. Làm việc Thiện - Ác, tất cả đều có báo ứng
Theo một cuộc họp báo ngày 27/2 tại Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc xác nhận dịch bệnh Coronavirus đã tấn công một đơn vị nhà nước nhưng không nêu rõ tên của cơ quan này. Tuy nhiên, theo như địa chỉ được cung cấp trong thông báo ngày 25/2 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Bắc Kinh (CDC), cơ quan có người nhiễm Covid-19 này là Trung tâm Điều phối/Đội Kỹ thuật Ứng phó Khẩn cấp Mạng máy tính Quốc gia của Trung Quốc. Đây là một cơ quan nằm dưới sự kiểm soát của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, là cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc. Theo thông báo, người đầu tiên bị nhiễm bệnh ở đây là một người gác cổng. Người này đã lây nhiễm virus cho 10 nhân viên khác trong cơ quan. Sau khi có các kết quả xét nghiệm, cơ quan chức năng đã cách ly 178 người có liên hệ gần gũi với 10 người này và khử trùng nơi họ làm việc.
Trước sự lây nhiễm tại cơ quan này, cư dân mạng và các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc có phản ứng vui mừng. Ông Hu Jia - nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh nói với The Epoch Times: "Với Vạn Lý Tường lửa, ĐCSTQ đã biến hơn 1 tỷ nhân dân Trung Quốc trở thành "ếch ngồi đáy giếng". Mắt và tai của chúng tôi bị che kín, và miệng của chúng tôi bị bịt chặt... chúng tôi đã bị tách khỏi thế giới". Ông Hu Jia gọi các tin tức về dịch bệnh trên cho thấy "quả báo" đã đến.
Lý giải về "quả báo" với ĐCSTQ, nhiều nhận định đã chỉ ra các tội ác mà chính quyền này đã thực thi trong mấy chục năm cầm quyền. Nhìn lại lịch sử hơn 70 năm qua, những gì ĐCSTQ mang lại cho đất nước Trung Hoa khiến người dân Đại Lục lầm than khôn thấu. Từ cải cách ruộng đất, nạn đói lớn sau "đại nhảy vọt", Cách mạng Văn hoá (phá tự cựu), Thảm sát Thiên An Môn 1986, phá huỷ Phật giáo Tây Tạng, diệt chủng Pháp Luân Công (môn tín ngưỡng tu Phật) với hơn 100 hình thức tra tấn bức hại cùng tội ác mổ cắp nội tạng những người tu luyện này từ năm 1999... lịch sử nhân loại đều có ghi chép lại.
Sau những năm tháng thống trị của ĐCSTQ, giờ đây, người dân Trung Quốc - chủ nhân của nền văn minh Hoa Hạ 5000 năm rực rỡ của lịch sử nhân loại bị gán cho các tính từ "xấu xí", "tàn ác", "thô lỗ", "lừa lọc"... trên toàn thế giới. Những tinh hoa văn hoá, lễ nghi, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa mặc dù vẫn còn đang hiện hữu mỗi ngày trong đời sống văn hoá của nhiều nước Á Đông nhưng tại quê hương của nó, những giá trị này hoặc bị vu khống, biến tốt thành xấu hoặc bị gán cho một ý nghĩa nội hàm khác biệt, khiến người dân Trung Quốc dường như quên đi cội nguồn và đạo đức tốt đẹp của dân tộc mình.
Với Covid-19, "vườn ươm bệnh tật" là ĐCSTQ không chỉ biến Vũ Hán trở thành "thành phố ma" cùng những tiếng kêu ai oán, vô vọng mà còn mang đến "đại hoạ" tang thương cho toàn thế giới. Trận ôn dịch lịch sử này cũng khiến mỗi người chúng ta cùng nhìn lại quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của mình và có những lựa chọn tiếp theo cho tương lai phía trước.
Quang Huy (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét