Đọc rồi liên hệ với Việt Nam.
Đáng nói, trên bia mộ của Bao Công lại được khắc dòng chữ:
“Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12.5.1062) vừa ra bàn việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ giả ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24.5.1062) thì không dậy được nữa”.
Có thể thấy, toàn bộ quá trình đột nhiên phát bệnh rồi tử vong của Bao Công chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 13 ngày. Trước đó, cũng không có chi tiết nào đề cập đến triệu chứng hay bệnh tình của Bao Công. Không rõ Bao Công mắc căn bệnh gì, mà lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy.
Lại nói đến một chi tiết đáng ngờ khác, sau khi bệnh phát đột ngột, Bao Công được Tống Nhân Tông ban cho “thuốc tốt” và qua đời. Không rõ “thuốc tốt” là loại thuốc nào.
Trên bia mộ thường thấy của những vị đại thần, cũng ít khi thấy đề cập đến tình hình diễn biến dẫn đến cái chết (đây là nhiệm vụ của người chép sử), mà thường chỉ cho ghi tạc lại những thành tựu, công lao.
Tình tiết này đã làm dấy lên mối nghi ngờ của các nhà sử học trong suốt một thời gian dài, liệu Bao Công có bị đầu độc chết hay không?
Sau khi giám định hài cốt, nguyên nhân cái chết của Bao Công mới được sáng tỏ phần nào (ảnh minh họa)
Trong suốt sự nghiệp làm quan của mình, Bao Công đã gây thù chuốc oán với không ít người. Nhiều quan lại đã từng bị ông tố cáo, cho về vườn. Những người được hoàng đế sủng ái như Trương Quý Phi, Trương Ngiêu Tá coi Bao Công như cái gai trong mắt. Ông cũng không ít lần đứng ra tố cáo thói gian manh, khai khống, bớt xén dược liệu của các quan ngự y.
Thậm chí, ngay cả hoàng đế Tống Nhân Tông, Bao Công cũng không ngần ngại đắc tội. Như vậy, việc một vị quan chính trực, ngay thẳng như Bao Công bị trả thù, hãm hại cũng có nhiều khả năng xảy ra.
Năm 1973, các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc, phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, đã tiến hành giám định xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện tại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người bình thường.
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả giám định này sơ bộ đã loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.
Thời xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều thủy ngân, để ướp giữ thi thể và trừ tà. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Khả năng thứ hai là Bao Công từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân nên bị trúng độc thủy ngân.
Theo kết quả nghiên cứu, đa số các nhà khoa học đều nghiêng về giả thiết Bao Công mất đột ngột do bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, chứ không phải vì trúng độc. Tuy nhiên, sự thật về cái chết của ông đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
Bao Công trở thành “nạn nhân” của Cách mạng văn hóa Trung Quốc (ảnh minh họa)
Lại có vấn đề khác cần phải nói, thi thể của Bao Công rõ ràng đã được chôn cách đó gần ngàn năm, tại sao đến năm 1973, các nhà khoa học lại có mẫu xương để nghiên cứu. Đây lại là một bi kịch khác của Bao Công – phá mộ.
Việc phá hoại mộ người chết là điều cấm kỵ trong văn hóa phương Đông. Vậy vì đâu một con người nổi tiếng thanh liêm, chính trực như Bao Công, đến khi chết lại không được mồ yên mả đẹp?
Theo Shohu, năm 1966, cuộc Cách mạng văn hóa bùng nổ tại Trung Quốc, Bao Công dù là một vị quan tốt, lại đáng trừng trị hơn là đám tham quan ô lại, vì đã “duy trì, ủng hộ chế độ phong kiến”. Bao Công bị xếp vào nhóm “ngưu quỷ, xà thần”, cần phải quét sạch tàn dư.
Quần thể kiến trúc cổ của từ đường Bao Công bị phá sạch từ trong ra ngoài. Bia đá, hoành phi, câu đối, tượng Vương Triều, Mã Hán… quý giá đều bị đập nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị dùng dao chém nát, kéo bỏ ra ngoài rãnh.
Bộ gia phả “Bao thị tông phổ” và bức vẽ truyền thần Bao Công lúc còn sống cực kỳ quý giá, cũng bị đốt ra tro. May mắn, mộ phần Bao Công lúc này mới chỉ bị hư hại bên ngoài, chưa bị đào lên. Từ đường thờ Bao Công cuối cùng trở thành bếp nấu ăn của hợp tác xã.
Mộ Bao Công bị khai quật sau đó hài cốt bị tuyệt tích (ảnh minh họa)
Đến năm 1973, Cách mạng văn hóa vẫn chưa kết thúc, khu mộ của Bao Công không tránh khỏi kiếp nạn.
Đầu năm 1973, Ủy ban Cách mạng thành phố Hợp Phì ra thông báo phải di dời, đào khu mộ Bao Công, để… xây lò nung vôi. Nếu đến hết tháng 3, con cháu Bao Công vẫn không chịu thực hiện việc di dời thì sẽ bị xử lý theo dạng mộ vô chủ.
Những hậu duệ của Bao Công phải nuốt nước mắt, phối hợp với chính quyền địa phương khai quật mộ tổ, mặc dù việc đào mộ tổ tiên đã xây cách đó ngót ngàn năm, là điều đại kỵ theo truyền thống Trung Quốc.
Sau khi khai quật, 11 bộ xương, trong đó có cả hài cốt của Bao Công được tìm thấy. Đặc biệt, phát hiện thêm các mảnh của tấm bia đá, khắc chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Bao Công, có giá trị rất lớn về lịch sử.
Hài cốt của Bao Công được đặt trong quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng rất quý. Đồ vật chôn theo ông không đáng kể, chỉ có vài xâu tiền đồng, ấn đồng và nghiên mực. Mộ của Bao Công là ngôi mộ nhỏ nhất trong khu mộ dòng họ. Một số mảnh xương trong ngôi mộ của Bao Công cũng được đưa đi xét nghiệm vào thời điểm này.
Những bộ hài cốt được chứa trong 11 chiếc quan tài gỗ và đưa từ Hợp Phì đi an táng tại nơi khác, là huyện Phì Đông, tỉnh An Huy. Tuy nhiên, khi con cháu của Bao Công đang làm lễ nhập thổ thì lại bị chính quyền xã đến xua đuổi:
“Bao Chửng là phái bảo hoàng của triều Tống, kẻ nào dám chôn hắn ở nơi đây thì là thành phần phản cách mạng. Nếu không sớm đưa đi nơi khác thì sẽ bị tiêu hủy”.
Con cháu của Bao Công xin mãi không được, chỉ còn biết ôm hài cốt của tổ tiên mà khóc. 11 bộ hài cốt sau đó bị cất giấu trong nhà dân ở xã khác, không được an táng tử tế.
Hầm mộ Bao Công tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc (ảnh minh họa)
Mãi đến tháng 12.1973, những hậu duệ của Bao Công, đại diện là Bao Tiên Chính, quyết định đưa 11 bộ hài cốt vào 11 chiếc vò, giả làm vò đựng dưa muối, đem đi chôn trộm tại núi Long Sơn, tỉnh An Huy.
Tháng 10.1985, cuộc Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc đã kết thúc, chính quyền tỉnh An Huy lúc này lại cho phục dựng lại khu mộ và từ đường Bao Công một cách hoành tráng. Con cháu của Bao Thanh Thiên quyết định đưa hài cốt tổ tiên từ núi Long Sơn về lại Hợp Phì an táng.
Tuy nhiên, khi đào 11 vò đựng hài cốt thì tất cả đều rỗng không. Bao Tiên Chính, người trực tiếp chôn hài cốt tại núi Long Sơn khi trước, đã chết cách đó mấy năm.
Rất có thể, Bao Tiên Chính vì quá xót xa, muốn tránh cho hài cốt của tổ tiên bị đả động đến một lần nữa, nên quyết định đem đi chôn tại một nơi không ai hay biết. Như vậy, hài cốt của Bao Công chính thức mất tích.
Chính quyền địa phương và con cháu của Bao Công phải tìm đến Viện khoa học Trung Quốc, xin lại 35 mảnh xương của Bao Công trước đây được đem đi giám định. 20 mảnh xương của Bao Công được đưa về an táng, 15 mảnh xương còn lại được trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Nhiều người đến nay nhắc lại câu chuyện này, vẫn không khỏi đau xót và thương tiếc cho Bao Công, một vị quan nổi tiếng công minh, chính trực, đã qua đời gần ngàn năm rồi mà vẫn chưa được thực sự yên nghỉ. Hài cốt của ông đến nay vẫn thất lạc ở nơi rừng núi hoang vu, lạnh lẽo.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/bi-an-nguyen-nhan-cai-chet-va-viec-bao-cong-bi-pha-mo-1039513.html
Bí ẩn nguyên nhân cái chết và việc Bao Công bị phá mộ
Cái chết của Bao Công luôn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà nghiên cứu lịch sử. Bao Công nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, nhưng sau khi chết lại chịu cảnh bị quật mộ. Đây là một câu chuyện đầy xót xa đối với Bao Thanh Thiên.
Nhiều giả thiết cho rằng, Bao Công
chết do bị hạ độc (ảnh minh họa)
Theo Tống sử, Bao Công mất năm 1022, khi đang giữ chức Khu mật phó sứ (chức vụ tương đương với hữu Tể tướng). Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu cho ông. Bao Công được ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo – công minh. Hoàng đế còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu Bao Công về quê cũ Lư Châu (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc), an táng.Đáng nói, trên bia mộ của Bao Công lại được khắc dòng chữ:
“Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12.5.1062) vừa ra bàn việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ giả ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24.5.1062) thì không dậy được nữa”.
Có thể thấy, toàn bộ quá trình đột nhiên phát bệnh rồi tử vong của Bao Công chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 13 ngày. Trước đó, cũng không có chi tiết nào đề cập đến triệu chứng hay bệnh tình của Bao Công. Không rõ Bao Công mắc căn bệnh gì, mà lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy.
Lại nói đến một chi tiết đáng ngờ khác, sau khi bệnh phát đột ngột, Bao Công được Tống Nhân Tông ban cho “thuốc tốt” và qua đời. Không rõ “thuốc tốt” là loại thuốc nào.
Trên bia mộ thường thấy của những vị đại thần, cũng ít khi thấy đề cập đến tình hình diễn biến dẫn đến cái chết (đây là nhiệm vụ của người chép sử), mà thường chỉ cho ghi tạc lại những thành tựu, công lao.
Tình tiết này đã làm dấy lên mối nghi ngờ của các nhà sử học trong suốt một thời gian dài, liệu Bao Công có bị đầu độc chết hay không?
Sau khi giám định hài cốt, nguyên nhân cái chết của Bao Công mới được sáng tỏ phần nào (ảnh minh họa)
Trong suốt sự nghiệp làm quan của mình, Bao Công đã gây thù chuốc oán với không ít người. Nhiều quan lại đã từng bị ông tố cáo, cho về vườn. Những người được hoàng đế sủng ái như Trương Quý Phi, Trương Ngiêu Tá coi Bao Công như cái gai trong mắt. Ông cũng không ít lần đứng ra tố cáo thói gian manh, khai khống, bớt xén dược liệu của các quan ngự y.
Thậm chí, ngay cả hoàng đế Tống Nhân Tông, Bao Công cũng không ngần ngại đắc tội. Như vậy, việc một vị quan chính trực, ngay thẳng như Bao Công bị trả thù, hãm hại cũng có nhiều khả năng xảy ra.
Năm 1973, các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc, phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, đã tiến hành giám định xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện tại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người bình thường.
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả giám định này sơ bộ đã loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.
Thời xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều thủy ngân, để ướp giữ thi thể và trừ tà. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Khả năng thứ hai là Bao Công từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân nên bị trúng độc thủy ngân.
Theo kết quả nghiên cứu, đa số các nhà khoa học đều nghiêng về giả thiết Bao Công mất đột ngột do bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, chứ không phải vì trúng độc. Tuy nhiên, sự thật về cái chết của ông đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
Bao Công trở thành “nạn nhân” của Cách mạng văn hóa Trung Quốc (ảnh minh họa)
Lại có vấn đề khác cần phải nói, thi thể của Bao Công rõ ràng đã được chôn cách đó gần ngàn năm, tại sao đến năm 1973, các nhà khoa học lại có mẫu xương để nghiên cứu. Đây lại là một bi kịch khác của Bao Công – phá mộ.
Việc phá hoại mộ người chết là điều cấm kỵ trong văn hóa phương Đông. Vậy vì đâu một con người nổi tiếng thanh liêm, chính trực như Bao Công, đến khi chết lại không được mồ yên mả đẹp?
Theo Shohu, năm 1966, cuộc Cách mạng văn hóa bùng nổ tại Trung Quốc, Bao Công dù là một vị quan tốt, lại đáng trừng trị hơn là đám tham quan ô lại, vì đã “duy trì, ủng hộ chế độ phong kiến”. Bao Công bị xếp vào nhóm “ngưu quỷ, xà thần”, cần phải quét sạch tàn dư.
Quần thể kiến trúc cổ của từ đường Bao Công bị phá sạch từ trong ra ngoài. Bia đá, hoành phi, câu đối, tượng Vương Triều, Mã Hán… quý giá đều bị đập nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị dùng dao chém nát, kéo bỏ ra ngoài rãnh.
Bộ gia phả “Bao thị tông phổ” và bức vẽ truyền thần Bao Công lúc còn sống cực kỳ quý giá, cũng bị đốt ra tro. May mắn, mộ phần Bao Công lúc này mới chỉ bị hư hại bên ngoài, chưa bị đào lên. Từ đường thờ Bao Công cuối cùng trở thành bếp nấu ăn của hợp tác xã.
Mộ Bao Công bị khai quật sau đó hài cốt bị tuyệt tích (ảnh minh họa)
Đến năm 1973, Cách mạng văn hóa vẫn chưa kết thúc, khu mộ của Bao Công không tránh khỏi kiếp nạn.
Đầu năm 1973, Ủy ban Cách mạng thành phố Hợp Phì ra thông báo phải di dời, đào khu mộ Bao Công, để… xây lò nung vôi. Nếu đến hết tháng 3, con cháu Bao Công vẫn không chịu thực hiện việc di dời thì sẽ bị xử lý theo dạng mộ vô chủ.
Những hậu duệ của Bao Công phải nuốt nước mắt, phối hợp với chính quyền địa phương khai quật mộ tổ, mặc dù việc đào mộ tổ tiên đã xây cách đó ngót ngàn năm, là điều đại kỵ theo truyền thống Trung Quốc.
Sau khi khai quật, 11 bộ xương, trong đó có cả hài cốt của Bao Công được tìm thấy. Đặc biệt, phát hiện thêm các mảnh của tấm bia đá, khắc chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Bao Công, có giá trị rất lớn về lịch sử.
Hài cốt của Bao Công được đặt trong quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng rất quý. Đồ vật chôn theo ông không đáng kể, chỉ có vài xâu tiền đồng, ấn đồng và nghiên mực. Mộ của Bao Công là ngôi mộ nhỏ nhất trong khu mộ dòng họ. Một số mảnh xương trong ngôi mộ của Bao Công cũng được đưa đi xét nghiệm vào thời điểm này.
Những bộ hài cốt được chứa trong 11 chiếc quan tài gỗ và đưa từ Hợp Phì đi an táng tại nơi khác, là huyện Phì Đông, tỉnh An Huy. Tuy nhiên, khi con cháu của Bao Công đang làm lễ nhập thổ thì lại bị chính quyền xã đến xua đuổi:
“Bao Chửng là phái bảo hoàng của triều Tống, kẻ nào dám chôn hắn ở nơi đây thì là thành phần phản cách mạng. Nếu không sớm đưa đi nơi khác thì sẽ bị tiêu hủy”.
Con cháu của Bao Công xin mãi không được, chỉ còn biết ôm hài cốt của tổ tiên mà khóc. 11 bộ hài cốt sau đó bị cất giấu trong nhà dân ở xã khác, không được an táng tử tế.
Hầm mộ Bao Công tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc (ảnh minh họa)
Mãi đến tháng 12.1973, những hậu duệ của Bao Công, đại diện là Bao Tiên Chính, quyết định đưa 11 bộ hài cốt vào 11 chiếc vò, giả làm vò đựng dưa muối, đem đi chôn trộm tại núi Long Sơn, tỉnh An Huy.
Tháng 10.1985, cuộc Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc đã kết thúc, chính quyền tỉnh An Huy lúc này lại cho phục dựng lại khu mộ và từ đường Bao Công một cách hoành tráng. Con cháu của Bao Thanh Thiên quyết định đưa hài cốt tổ tiên từ núi Long Sơn về lại Hợp Phì an táng.
Tuy nhiên, khi đào 11 vò đựng hài cốt thì tất cả đều rỗng không. Bao Tiên Chính, người trực tiếp chôn hài cốt tại núi Long Sơn khi trước, đã chết cách đó mấy năm.
Rất có thể, Bao Tiên Chính vì quá xót xa, muốn tránh cho hài cốt của tổ tiên bị đả động đến một lần nữa, nên quyết định đem đi chôn tại một nơi không ai hay biết. Như vậy, hài cốt của Bao Công chính thức mất tích.
Chính quyền địa phương và con cháu của Bao Công phải tìm đến Viện khoa học Trung Quốc, xin lại 35 mảnh xương của Bao Công trước đây được đem đi giám định. 20 mảnh xương của Bao Công được đưa về an táng, 15 mảnh xương còn lại được trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Nhiều người đến nay nhắc lại câu chuyện này, vẫn không khỏi đau xót và thương tiếc cho Bao Công, một vị quan nổi tiếng công minh, chính trực, đã qua đời gần ngàn năm rồi mà vẫn chưa được thực sự yên nghỉ. Hài cốt của ông đến nay vẫn thất lạc ở nơi rừng núi hoang vu, lạnh lẽo.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/bi-an-nguyen-nhan-cai-chet-va-viec-bao-cong-bi-pha-mo-1039513.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét