Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Vai trò Phạm Nhật Vũ trong vụ MobiFone-AVG

Đoạn này cho thấy nhiều khả năng ông Son đã báo cáo Ba Dũng giá bán AVG là 8.898,3 tỷ đồng và Ba Dũng đã đồng ý: "Ngày 2/10/2015, Phạm Nhật Vũ đại diện AVG cùng đại diện MobiFone dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp, thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là 8.898,3 tỷ đồng. Sau đó ngày 28/10/2015, ông Son có văn bản gửi thủ tướng Chính phủ (khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng) để xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình của tổng cty MobiFone và mua bán cổ phần cty AVG. Đề xuất của ông Son sau đó được VPCP có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng: "chấp thuận chủ trương cho tổng cty MobiFone mua cổ phần của cty AVG để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TTTT thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật". Nếu chuyện trên có thật thì người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ này phải là Ba Dũng. Nếu Ba Dũng mà bị bắt thì chắc toàn dân sẽ xuống đường, đông vui hơn cả khi VN vô địch bóng đá.
Vai trò Phạm Nhật Vũ trong thương vụ MobiFone-AVG
Với giá bán 95% cổ phần của AVG là 8.898,3 tỷ đồng, Phạm Nhật Vũ đã bán cổ phần AVG cao hơn giá trị thật nhiều lần, mang lợi ích cho Vũ cùng các cổ đông AVG gần 6.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ được hưởng hơn 5.850 tỷ đồng. Sau khi thương vụ hoàn tất, Phạm Nhật Vũ đưa cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải 500.000 USD.
Ông Phạm Nhật Vũ là em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Vụ xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG cũng là đại án đưa và nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện (gần 150 tỉ đồng). Bị cáo Phạm Nhật Vũ- cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, bị khởi tố, truy tố ra tòa về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên Viện Kiểm sát chỉ đề nghị mức án từ 3-4 năm tù do áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt".

Nguồn gốc thương vụ

Ngày 15/10/2014, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT AVG, đã ký Văn bản số 571/AVG-CV gửi cho ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT&TT), để báo cáo và đề nghị ông Son "cho ý kiến chỉ đạo" về việc chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài.

Theo đó, đối tác nước ngoài sẽ mua cổ phần của AVG và dự kiến năm 2015 sẽ mua 75%, với mức giá 525 triệu USD, cao hơn bảy lần so với giá cổ phần khi đó của AVG.

Như vậy, nếu tính ra AVG sẽ có giá tới 700 triệu USD nếu căn cứ vào giá mà "đối tác nước ngoài" hỏi mua.

Ông Vũ cũng thông báo đã nhận đặt cọc 10 triệu USD từ "đối tác nước ngoài" này, mà theo cáo trạng có tên Công ty 8206 của Hong Kong.

Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông không có văn bản trả lời.

Đầu tháng 3/2015, Nguyễn Bảo Long (Phó Tổng giám đốc MobiFone) gọi điện cho Phạm Nhật Vũ hỏi việc AVG bán cổ phần.

Ngày 20/3/2015, MobiFone và AVG ký Bản ghi nhớ mua, bán cổ phần.

Đến ngày 4/8/2015, AVG có văn bản gửi MobiFone nói về mức giá mà AVG chào bán cho MobiFone là giá với đối tác nước ngoài đã thống nhất mua 700 triệu USD.

Tiếp đó, ngày 9/9/2015, ông Phạm Nhật Vũ có văn bản gửi cho MobiFone với nội dung: "Chúng tôi đã hai lần chào bán cổ phần cho MobiFone với mức giá chào lần 1 là 600 triệu USD tính riêng cho hệ thống truyền hình. Và lần chào giá thứ 2 là 9.226,8 tỉ đồng (tương đương khoảng 400 triệu USD)… Số tiền bán 400 triệu USD thì các cổ đông AVG mới thu đủ vốn đầu tư ban đầu. Vì vậy với mức đề nghị mua của MobiFone là 8.569,8 tỉ đồng đã tạo ra khoảng cách khá xa với đề nghị của AVG và các cổ đông AVG đang chưa hoàn vốn đầu tư. Mặc dù vậy, sau khi thống nhất ý kiến với các đại cổ đông, hệ thống truyền hình AVG bán cho MobiFone sẽ là giá 8.898,3 tỉ đồng".

Cũng tại văn bản trên, ông Vũ nhấn mạnh thêm: "Mức giá nêu trên là nỗ lực cuối cùng của chúng tôi để thể hiện thiện chí hợp tác và đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên. Chúng tôi một lần nữa muốn được nhắc lại rằng, với giá bán nêu trên, các cổ đông AVG thực sự đã thiệt hại rất nhiều so với khoản tiền có thể thu được nếu bán cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy chúng tôi tin tưởng rằng đây sẽ là con số cuối cùng về giá mua- bán cổ phần mà các bên cùng thống nhất để có thể đi tới kết thúc giao dịch mua-bán cổ phần trong tháng 9-2015 này".

Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, nay là hai bị cáo trong vụ MobiFone mua AVG

Ngày 18/9/2015, ông Lê Nam Trà- chủ tịch HĐTV tổng cty MobiFone cùng ban giám đốc cty đã họp với ông Phạm Nhật Vũ. Tại cuộc họp này, bà Phan Thị Hoa Mai- Thành viên HĐTV MobiFone nêu ý kiến:

"Kết quả định giá của tư vấn cũng như giá đề xuất của AVG có sự khác biệt lớn so với giá trị tài sản của AVG, đề nghị AVG cân nhắc giảm giá để giảm bớt sự khác biệt. Bà Mai cũng đưa ra theo sổ sách kế toán giá trị tài sản của mảng truyền hình chỉ hơn 629 tỉ đồng. Bà Mai cũng đề nghị AVG cung cấp các tài liệu liên quan đến 2 mức giá chào mua 600 triệu USD và 700 triệu USD của các đối tác nuốc ngoài trước đó như đề xuất của đối tác, văn bản báo cáo Bộ TTTTcủa AVG và công văn trả lời của Bộ… Làm cơ sở MobiFone tham khảo và giải trình trong hồ sơ dự án".

Ông Phạm Nhật Vũ trả lời lại: "Quan điểm của AVG về việc mua bán cổ phần doanh nghiệp thực chất là việc mua- bán các cơ hội kinh doanh. Do vậy, MobiFone nên xem xét vào kết quả định giá chuyên nghiệp mà 3 đơn vị thực hiện định giá đã thuê để làm cơ sở đàm phán. Ngoài ra, AVG còn có các mức tham khảo quan trọng khác để MobiFone xem xét việc định giá phù hợp: mức giá đối tác nước ngoài đặt cọc để mua AVG là 700 triệu USD; Mức đầu tư để có một hệ thống như AVG hiện này dựa trên các tính toán cụ thể là 370 triệu USD, chi phi AVG đã đầu tư cho hệ thống đến nay là 400 triệu USD".

Đến ngày 24/9/2015, ông Lê Nam Trà đã trình cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son mức giá 8.898,3 tỉ đồng mua lại 95% cổ phần AVG, đề xuất này được bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đồng ý. Dù chính trong báo cáo gửi ông Son, ông Trà thừa nhận mức giá này gấp 15 lần giá trị sổ sách mảng truyền hình của AVG (chỉ 629,7 tỉ đồng).

Ngày 2/10/2015, Phạm Nhật Vũ đại diện AVG cùng đại diện MobiFone dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp, thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là 8.898,3 tỷ đồng; bao gồm cả phần vốn góp của AVG tại Công ty cổ phần An Viên B.P và Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh (AVG đầu tư ngoài ngành vào Công ty cổ phần An Viên B.P và Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh nhưng không tính tiền).

Sau đó ngày 28/10/2015, ông Son có văn bản gửi thủ tướng Chính phủ (khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng) để xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình của tổng cty MobiFone và mua bán cổ phần cty AVG. Đề xuất của ông Son sau đó được VPCP có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng: "chấp thuận chủ trương cho tổng cty MobiFone mua cổ phần của cty AVG để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TTTT thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật".

Ngày 25/12/2015, Phạm Nhật Vũ đã ký Thỏa thuận bán cổ phần và từng cổ đông AVG ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho MobiFone.

Đến ngày 15/1/2016, MobiFone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng (tương đương 8.445 tỷ đồng) cho 8 cổ đông của AVG, trong đó cá nhân Phạm Nhật Vũ được hưởng 5.850 tỷ đồng.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

'Bí ẩn' đối tác nước ngoài

Theo kết luận điều tra của công an, ông Phạm Nhật Vũ khai rằng vào năm 2014, AVG đã thống nhất với đối tác nước ngoài (một công ty của Hong Kong) về việc AVG sẽ bán ít nhất 49% cổ phần.

Người môi giới tên là Tào Nhân Siêu tại Hong Kong (không xác định được nhân thân, lai lịch) đã nhận cọc 10 triệu USD trước khi ký hợp đồng bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Ông Vũ khai với công an rằng việc nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD chỉ là dự kiến, không có tài liệu chứng minh.

Cáo trạng cho hay Phạm Nhật Vũ đã gọi cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và gửi 206 tin nhắn, đề nghị Nguyễn Bắc Son chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện việc mua bán giữa MobiFone với AVG.

Còn bị cáo Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và gửi 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành.

Thúc giục, chỉ đạo

Ngoài ra Phạm Nhật Vũ còn liên hệ với Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải, những người có vai trò trực tiếp quyết định cho việc mua, bán cổ phần giữa MobiFone và AVG, để hỏi thăm và đề nghị sớm triển khai việc mua bán cổ phần.

Theo cáo trạng, ông Son muốn MobiFone sớm thực hiện được dự án mua cổ phần của AVG trong năm 2015 nên đã chỉ đạo Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương triển khai thực hiện dự án, không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ông Son bị kết luận là chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký quyết định Phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trái pháp luật, quyết định giá mua 8.898,3 tỷ đồng, tương đương 95% cổ phần của AVG.

Kết luận điều tra nói căn cứ báo cáo tài chính của AVG, ý kiến đánh giá của Công ty tư vấn VCBS trên cơ sở báo cáo kiểm toán của Công ty Kiểm toán KPMG, Công ty Kiểm toán E&Y, Chứng thư xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC và lời khai của bị can Phạm Nhật Vũ, xác định giá trị tài sản của AVG tính đến ngày 31/3/2015 là 3.103 tỷ đồng, trừ đi tổng nợ phải trả là 1.133 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng còn lại của AVG là 1.970 tỷ đồng.

Như vậy, với giá bán 95% cổ phần của AVG là 8.898,3 tỷ đồng, Phạm Nhật Vũ đã bán cổ phần AVG cao hơn giá trị thật nhiều lần, mang lợi ích cho Vũ cùng các cổ đông AVG gần 6.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ được hưởng hơn 5.850 tỷ đồng.

Sau khi thương vụ hoàn tất, Phạm Nhật Vũ đưa cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải 500.000 USD.

Thanh tra Chính phủ


Trước đó, tháng 3/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra toàn diện Dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong đó, Thanh tra nói MobiFone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt dự án đầu tư.

Trong đó MobiFone tự ý chỉ định các cty thẩm định giá, dựa vào các báo cáo thẩm định này, có thời điểm định giá AVG lên đến 33.000 tỉ đồng sau đó qua nhiều lần thẩm định, thương lượng, phía AVG đưa ra mức giá gần 8.900 tỉ đồng để chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG cho MobiFone.

Các thỏa thuận này đều được báo cáo cho lãnh đạo Bộ TTTT (hai ông Son, Tuấn) và được đồng ý phê duyệt dự án, cũng như thỏa thuận giá chuyển nhượng.

Theo TTCP, khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập Dự án đầu tư trình Bộ TTTT phê duyệt, MobiFone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.

Thực tế AVG thua lỗ liên tục, tại thời điểm xác định giá trị của AVG ngày 31/3/2015 là rất xấu, tổng tài sản là hơn 3.260 tỉ đồng nhưng nợ phải trả là hơn 1.266 tỉ đồng; từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ, số lỗ lũy kế đến ngày 31-3-2015 là 1.632,909 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ).

Việc thua lỗ, kém năng lực của AVG đều được ông Son, Tuấn biết. Bản thân Phạm Nhật Vũ cũng không hề giấu lỗ, không những vậy các bên liên quan cùng bắt chặt tay thổi giá AVG.

Điểm sai phạm khác nữa, khi lựa chọn phương án đầu tư, MobiFone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.

MobiFone đã lập và trình Bộ TTTT phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG thế hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.

Ngày 12/4/2019, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Nhật Vũ về tội "Đưa hối lộ".

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50888222

1 nhận xét:

  1. Mua với giá gấp 15 lần giá thực thì hoặc là điên hoặc là cố tình phá nát đất nước này. Tất nhiên đám Son- Tuấn chỉ là đầu sai, đại ca 3X là người ngồi trong màn gật đầu.

    Trả lờiXóa