Bài này hay. Đúng là phải có những tổ chức giám sát độc lập nằm ngoài hệ thống Nhà nước và Đảng để giảm nguy cơ hình thành và ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Đó là yếu tố then chốt để công chức không còn gắn liền với hoạnh họe và vòi tiền. Trong hệ thống tứ quyền nhưng không phân lập của ta, Đảng pháp độc quyền tối cao, lãnh đạo và giám sát tuyệt đối. Tiếp đến là hành pháp nắm quyền chia chác lợi ích. Lập pháp và tư pháp chỉ là thứ được đặt ra để lòe thiên hạ. Không có bất kỳ thể chế nào giám sát đảng pháp và hành pháp.
Động thái nói trên có khiến tăng hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam không?
Chắc chắn không.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án tử hình
VN: Tham nhũng 'tăng nhanh' tính bằng triệu đô
Năm 2020 Việt Nam vào 'bước ngoặt' của phát triển
Đề án có thể giảm được chi phí cho số người ăn lương thừa thãi, cùng với đó là giảm trụ sở, xe hơi và các tiêu chuẩn ưu đãi. Bộ máy bớt cồng kềnh hơn thì thời gian và hiệu quả thông tin hai chiều cũng có thể nhanh gọn hơn, do vậy cũng có thể giảm được các méo mó lệch lạc từ chủ trương đến thực hiện, chủ quan và khách quan.
Nhưng, nguyên nhân cốt tử khiến bộ máy công chức Việt Nam yếu kém lại không phải ở sự cồng kềnh.
Nó nằm ở chỗ bản chất bộ máy công chức Việt Nam chưa bao giờ được thiết kế để nhằm mục đích phục vụ người dân, quản lý xã hội.
Giải pháp mãi chỉ nằm trên nghị quyết?
Cách đây 2 năm, Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị (ban hành vào tháng 10-2016, có cái tên rất dài là Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" "tự chuyển hóa"trong nội bộ) có đưa ra được vài giải pháp khả thi trong việc tinh giản và nâng cao hiệu lực bộ máy công chức. Nghị quyết này đề nghị: tăng cường xã hội hóa, tách các dịch vụ công và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nước. Nghĩa là y như các nước phát triển, trả chức năng quản lý Nhà nước về đúng bản chất của nó là chỉ đề ra và giám sát thực hiện các chủ trương chính sách.
Nhà nước phải nhỏ, xã hội cần lớn. Việc thực hiện phải để cho phần còn lại của xã hội, thông qua các hình thức đấu thầu cạnh tranh. Nói cách khác, phải tịch thu quả bóng để các ông Nhà nước không còn cái đặc quyền vừa đá bóng vừa thổi còi, và nếu các ông muốn tồn tại thì tập trung thổi cho tốt. Bên cạnh đó, phải có những tổ chức giám sát độc lập nằm ngoài hệ thống nhà nước và Đảng để giảm nguy cơ hình thành và ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Đó là yếu tố then chốt để công chức không còn gắn liền với hoạnh họe và vòi tiền.
Thế nhưng cũng giống như vô số các chủ trương tinh giản bộ máy, "nâng cao","đẩy mạnh", "kiện toàn", "hoàn thiện" bộ máy Nhà nước diễn ra suốt mấy chục năm nay, các nhân vật nắm giữ trọng trách lại sa vào những quan tâm hết mực cỏn con, thậm chí tủn mủn và râu ria.
Tinh giản biên chế ra sao khi làm quan vẫn lãi khủng?
Trần Hoàn -22 tháng 12 2019 - Vụ AVG cho thấy nỗ lực cắt giảm quan chức trong bộ máy khó đi tới đâu khi đầu tư 'làm quan' vẫn là ngành có lãi khủng. Nguyên nhân cốt tử khiến bộ máy công chức Việt Nam yếu kém lại không phải ở sự cồng kềnh. Nó nằm ở chỗ bản chất bộ máy công chức Việt Nam chưa bao giờ được thiết kế để nhằm mục đích phục vụ người dân, quản lý xã hội.
Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh
Tuấn, nay là hai bị cáo trong vụ MobiFone mua AVG
Trong một nỗ lực được cho là để tinh giản bộ máy công chức và nâng cao hiệu lực làm việc, cuối năm ngoái, Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết về sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Theo đó trong giai đoạn 2019 - 2021, có 45 tỉnh, thành phố phải sắp xếp để giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 564 đơn vị hành chính cấp xã. Khi kết thúc đợt sáp nhập này sẽ giảm được gần 16.000 người hưởng lương ngân sách, bao gồm 10.000 cán bộ, công chức và gần 6.000 người hoạt động không chuyên trách.Động thái nói trên có khiến tăng hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam không?
Chắc chắn không.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án tử hình
VN: Tham nhũng 'tăng nhanh' tính bằng triệu đô
Năm 2020 Việt Nam vào 'bước ngoặt' của phát triển
Đề án có thể giảm được chi phí cho số người ăn lương thừa thãi, cùng với đó là giảm trụ sở, xe hơi và các tiêu chuẩn ưu đãi. Bộ máy bớt cồng kềnh hơn thì thời gian và hiệu quả thông tin hai chiều cũng có thể nhanh gọn hơn, do vậy cũng có thể giảm được các méo mó lệch lạc từ chủ trương đến thực hiện, chủ quan và khách quan.
Nhưng, nguyên nhân cốt tử khiến bộ máy công chức Việt Nam yếu kém lại không phải ở sự cồng kềnh.
Nó nằm ở chỗ bản chất bộ máy công chức Việt Nam chưa bao giờ được thiết kế để nhằm mục đích phục vụ người dân, quản lý xã hội.
Các thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ trong một kỳ thi công chức ở Cục Thuế Hà Nội. Hình chụp năm 2014.
Đi làm nhà nước là một cuộc đầu tư
Ở Việt Nam, đi làm Nhà nước là một cuộc đầu tư; đặt được chân vào hệ thống công chức là một thứ đặc quyền đặc lợi. Chỉ khi ở trong và leo lên cao trong hệ thống thì mới được chia sẻ các thông tin bán ra tiền, để vụ lợi và trục lợi từ thông tin và các mối quan hệ từ vị trí công tác.
Doanh nghiệp luôn ở chiếu dưới trong các mối quan hệ này mặc dù họ phải hứng chịu mọi rủi ro và tốn kém từ việc tìm kiếm, xin xỏ quan hệ, nuôi dưỡng nó qua nhiều năm, và không ít khi sắp đến ngày "hái quả" thì … trái thối rụng, do những diễn biến không thể đoán trước của chính trường. Trong khi đó, cho dù có thể bị thối rụng ở bất cứ thời điểm nào, thậm chí đi tù đi nữa thì những kẻ được "nuôi" vẫn đổi đời ngay từ khi được chọn.
Với chính sách pháp luật giơ cao đánh khẽ hoặc - cho phép tôi nghi ngờ - có khi chỉ là đòn nghi binh của Việt Nam, đi tù chưa phải là mất hết; tài sản có được từ những năm được nuôi trước đó vẫn có thể đủ cho cả dòng họ xài xả láng đến hết đời. Theo từng cấp, chức lớn ăn lớn, chức nhỏ ăn nhỏ. Làm nghề nào ăn nghề đó. Khó hoặc không thể có công chức nào trong sạch lại tồn tại lâu dài trong guồng máy Nhà nước, đơn giản vì đó là một hệ thống khép kín hoạt động nhịp nhàng. Bất cứ mắt xích nào chống lại guồng quay đó đều phải văng ra ngoài.
Thế cho nên dù phải mất vài trăm triệu để chạy vào một chân Nhà nước lương tháng ba bốn triệu, người ta vẫn chạy bằng được. Có thể lạ với những mô hình chính quyền khác, nhưng ở Việt Nam, bảo vào làm Nhà nước là để cống hiến, nếu không bị chê "nổ", "làm màu" thì nhẹ nhất cũng là "hoang tưởng".
Thế cho nên ba triệu USD mà Phạm Nhật Vũ AVG "biếu" ông Nguyễn Bắc Son (nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông) vẫn chưa phải con số điển hình phản ánh tầm cỡ thực của một vụ án hối lộ tham nhũng được cho là đại án. Hoặc, phải cộng dồn nhiều con số như vậy lại cho một mình ông Son, mới có thể tạm hình dung công cuộc đầu tư làm quan khi thành công thì lời lãi khủng đến thế nào.
Ở Việt Nam, đi làm Nhà nước là một cuộc đầu tư; đặt được chân vào hệ thống công chức là một thứ đặc quyền đặc lợi. Chỉ khi ở trong và leo lên cao trong hệ thống thì mới được chia sẻ các thông tin bán ra tiền, để vụ lợi và trục lợi từ thông tin và các mối quan hệ từ vị trí công tác.
Doanh nghiệp luôn ở chiếu dưới trong các mối quan hệ này mặc dù họ phải hứng chịu mọi rủi ro và tốn kém từ việc tìm kiếm, xin xỏ quan hệ, nuôi dưỡng nó qua nhiều năm, và không ít khi sắp đến ngày "hái quả" thì … trái thối rụng, do những diễn biến không thể đoán trước của chính trường. Trong khi đó, cho dù có thể bị thối rụng ở bất cứ thời điểm nào, thậm chí đi tù đi nữa thì những kẻ được "nuôi" vẫn đổi đời ngay từ khi được chọn.
Với chính sách pháp luật giơ cao đánh khẽ hoặc - cho phép tôi nghi ngờ - có khi chỉ là đòn nghi binh của Việt Nam, đi tù chưa phải là mất hết; tài sản có được từ những năm được nuôi trước đó vẫn có thể đủ cho cả dòng họ xài xả láng đến hết đời. Theo từng cấp, chức lớn ăn lớn, chức nhỏ ăn nhỏ. Làm nghề nào ăn nghề đó. Khó hoặc không thể có công chức nào trong sạch lại tồn tại lâu dài trong guồng máy Nhà nước, đơn giản vì đó là một hệ thống khép kín hoạt động nhịp nhàng. Bất cứ mắt xích nào chống lại guồng quay đó đều phải văng ra ngoài.
Thế cho nên dù phải mất vài trăm triệu để chạy vào một chân Nhà nước lương tháng ba bốn triệu, người ta vẫn chạy bằng được. Có thể lạ với những mô hình chính quyền khác, nhưng ở Việt Nam, bảo vào làm Nhà nước là để cống hiến, nếu không bị chê "nổ", "làm màu" thì nhẹ nhất cũng là "hoang tưởng".
Thế cho nên ba triệu USD mà Phạm Nhật Vũ AVG "biếu" ông Nguyễn Bắc Son (nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông) vẫn chưa phải con số điển hình phản ánh tầm cỡ thực của một vụ án hối lộ tham nhũng được cho là đại án. Hoặc, phải cộng dồn nhiều con số như vậy lại cho một mình ông Son, mới có thể tạm hình dung công cuộc đầu tư làm quan khi thành công thì lời lãi khủng đến thế nào.
Ông Nguyễn Bắc Son tại phiên tòa xử vụ MobiFone mua AVG hôm 20/12
Giải pháp mãi chỉ nằm trên nghị quyết?
Cách đây 2 năm, Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị (ban hành vào tháng 10-2016, có cái tên rất dài là Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" "tự chuyển hóa"trong nội bộ) có đưa ra được vài giải pháp khả thi trong việc tinh giản và nâng cao hiệu lực bộ máy công chức. Nghị quyết này đề nghị: tăng cường xã hội hóa, tách các dịch vụ công và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nước. Nghĩa là y như các nước phát triển, trả chức năng quản lý Nhà nước về đúng bản chất của nó là chỉ đề ra và giám sát thực hiện các chủ trương chính sách.
Nhà nước phải nhỏ, xã hội cần lớn. Việc thực hiện phải để cho phần còn lại của xã hội, thông qua các hình thức đấu thầu cạnh tranh. Nói cách khác, phải tịch thu quả bóng để các ông Nhà nước không còn cái đặc quyền vừa đá bóng vừa thổi còi, và nếu các ông muốn tồn tại thì tập trung thổi cho tốt. Bên cạnh đó, phải có những tổ chức giám sát độc lập nằm ngoài hệ thống nhà nước và Đảng để giảm nguy cơ hình thành và ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Đó là yếu tố then chốt để công chức không còn gắn liền với hoạnh họe và vòi tiền.
Thế nhưng cũng giống như vô số các chủ trương tinh giản bộ máy, "nâng cao","đẩy mạnh", "kiện toàn", "hoàn thiện" bộ máy Nhà nước diễn ra suốt mấy chục năm nay, các nhân vật nắm giữ trọng trách lại sa vào những quan tâm hết mực cỏn con, thậm chí tủn mủn và râu ria.
Một kỳ họp Quốc hội năm 2018
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì lo "Hai xã sáp nhập, ai làm báo cáo chính trị đại hội Đảng"; "Sau khi sáp nhập mà điều động cán bộ đi từ xã này sang xã khác thì không biết anh em có đi không?".
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thì lo sau khi hai xã sáp nhập sẽ đặt trung tâm xã ở đâu, tên gọi mới như thế nào, sử dụng tài sản vật chất ra sao.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thì lo một số địa phương có địa bàn quá rộng nên nếu sáp nhập cán bộ sẽ không đi nổi, do vậy nếu sau khi sáp nhập mà đơn vị hành chính mới không có đủ các tiêu chí (diện tích tự nhiên và quy mô dân số) thì cũng thôi, không nhập nữa. Mối lo khác của ông là giải quyết số cán bộ dôi dư thế nào, anh em có "tâm tư" không, có chạy ghế không…
Tuyệt nhiên không vị nào lo âu vì sao bộ máy công chức qua bao nhiêu lần cải tổ vẫn lần sau nặng nề cồng kềnh hơn, tốn tiền hơn và ăn hại hơn lần trước.
Hay, do bản thân là những công chức cao cấp hạng nhất của Việt Nam nên họ quá hiểu bản chất của nó, vì thế không cần phải mất công bàn về những mục tiêu mãi mãi chỉ dừng lại trên nghị quyết?
Với việc kéo dài thời hạn sắp xếp sang đến 2021, sẽ chẳng có hề hiệu quả nào của bộ máy công chức được nâng lên như một số báo chí Việt Nam đang hào hứng. Nó vẫn sẽ tiếp tục là một đường chạy việt dã và "vật vã", thực hiện rất tốt chính sách xóa nghèo cho nhiều vị trí quan chức, đồng thời cung cấp thêm một số tiềm năng nhà tù khác. Ấy là nếu chúng ta tin rằng đối với quan chức, luật pháp Việt Nam cũng có một số trường hợp gọi là công minh, còn nhà tù cũng có thể là một biện pháp trừng phạt có tác dụng.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của Trần Hoàn, một nhà báo tự do ở Sài Gòn.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì lo "Hai xã sáp nhập, ai làm báo cáo chính trị đại hội Đảng"; "Sau khi sáp nhập mà điều động cán bộ đi từ xã này sang xã khác thì không biết anh em có đi không?".
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thì lo sau khi hai xã sáp nhập sẽ đặt trung tâm xã ở đâu, tên gọi mới như thế nào, sử dụng tài sản vật chất ra sao.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thì lo một số địa phương có địa bàn quá rộng nên nếu sáp nhập cán bộ sẽ không đi nổi, do vậy nếu sau khi sáp nhập mà đơn vị hành chính mới không có đủ các tiêu chí (diện tích tự nhiên và quy mô dân số) thì cũng thôi, không nhập nữa. Mối lo khác của ông là giải quyết số cán bộ dôi dư thế nào, anh em có "tâm tư" không, có chạy ghế không…
Tuyệt nhiên không vị nào lo âu vì sao bộ máy công chức qua bao nhiêu lần cải tổ vẫn lần sau nặng nề cồng kềnh hơn, tốn tiền hơn và ăn hại hơn lần trước.
Hay, do bản thân là những công chức cao cấp hạng nhất của Việt Nam nên họ quá hiểu bản chất của nó, vì thế không cần phải mất công bàn về những mục tiêu mãi mãi chỉ dừng lại trên nghị quyết?
Với việc kéo dài thời hạn sắp xếp sang đến 2021, sẽ chẳng có hề hiệu quả nào của bộ máy công chức được nâng lên như một số báo chí Việt Nam đang hào hứng. Nó vẫn sẽ tiếp tục là một đường chạy việt dã và "vật vã", thực hiện rất tốt chính sách xóa nghèo cho nhiều vị trí quan chức, đồng thời cung cấp thêm một số tiềm năng nhà tù khác. Ấy là nếu chúng ta tin rằng đối với quan chức, luật pháp Việt Nam cũng có một số trường hợp gọi là công minh, còn nhà tù cũng có thể là một biện pháp trừng phạt có tác dụng.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của Trần Hoàn, một nhà báo tự do ở Sài Gòn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét