Nếu đúng như kết luận của hội nghị khoa học thì chắc chắn bãi cọc Cao Quỳ sẽ là di tích lịch sử quốc gia loại đặc biệt. Hơn nữa, di sản này có tuổi đời đã gần ngàn năm, vô cùng quý hiếm, thế giới hầu như chắc chắn sẽ công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di sản thế giới vì nhiều lý do như "chiến thắng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa quốc tế to lớn, buộc nhà Nguyên phải huỷ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, mở ra giai đoạn suy yếu và tan rã của đế chế này", hay vì triều đại Nguyên Mông nổi tiếng thế giới trong suốt lịch sử đã chinh phạt khắp Á - Âu, đánh đâu thắng đó, chỉ duy nhất thua thảm hại ở Việt Nam, trong đó cuộc chiến bãi cọc Bạch Đằng là trận quyết định... Đáng tiếc là người dân phát hiện ra bãi cọc từ nhiều năm trước, đã báo cáp chính quyền nhưng chẳng ai quan tâm; do đó họ đã nhổ vứt khá nhiều cọc. Nếu giữ nguyên được thì biết đâu Trung Quốc có "Đội quân đất nung" hay "Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng" thì VN có "bãi cọc Cao Quỳ" đáp trả tương xứng. Vấn đề đặt ra ngay bây giờ là phải có cách bảo quản di sản này. May là vùng cọc đã ở trên cạn do được sông nắn dòng bồi đắp, và hiện đang giữa mùa khô nên rất dễ xây dựng mái che mưa nắng tại các điểm khai quật trước mùa mưa tới. Vấn đề nữa là cả nước cần học lại bài hoc lịch sử. Tại sao xưa kia quân và dân Việt can đảm, dũng cảm, thông minh thế, đánh tan hết quân xâm lược hùng mạnh này tới quân xâm lược khác, thế mà bây gjờ hèn nhát trước giặc Tàu thế ?
Dựa trên kết quả khai quật, giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14, tư liệu lịch sử, ông Hiếu cho rằng bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của nhà Trần năm 1288. "Bãi cọc dùng để ngăn quân Nguyên tiến theo dòng lạch triều vào sông Giá, ra cửa Bạch Đằng. Quân địch phải tiến theo sông Đá Bạch, vào trận địa mai phục của quân nhà Trần", ông Hiếu nói.
GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhấn mạnh việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ "có ý nghĩa đặc biệt để giới nghiên cứu nhận thức rõ hơn, đúng đắn, đầy đủ sát thực hơn về chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.
GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Giang Chinh
Theo ông Ngọc, từ lâu giới khoa học đã cố gắng để làm rõ sự kiện lịch sử này và phát hiện một số bãi cọc ở một số nơi thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ đã "xác định rõ hơn những nghiên cứu từ trước đến nay về chiến thắng Bạch Đằng là đúng, có cơ sở". Vị trí bãi cọc cũng nằm đối diện gần Thiên Long Biển và Hang Son, đại bản doanh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba.
Nhận định bãi cọc Cao Quỳ và vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) là vùng trung tâm chuẩn bị chiến trường và trung tâm của các trận giao chiến trong chiến dịch Bạch Đằng, ông Ngọc đề xuất địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng hồ sơ đề xuất Thủ tướng công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia đặc biệt. Đề xuất này được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình.
Ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng sử sách đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến thắng Bạch Đằng của nhà Trần, nhưng còn ít dấu ấn vật chất được phát hiện qua khảo cổ học. Vì vậy, bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới một cách tổng thể về chiến thắng này.
Ủng hộ đề xuất của các nhà nghiên cứu, ông Thành đề nghị TP Hải Phòng sớm đưa khu vực bãi cọc Cao Quỳ vào danh mục kiểm kê, để xếp hạng di tích cấp thành phố và đề xuất xếp hạng di tích quốc gia.
Ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hoá. Ảnh: Giang Chinh
"Sau khi có kết quả nghiên cứu tổng thể về di tích chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam có thể đề xuất UNESCO công nhận đây là di sản thế giới", ông Thành nói và đề nghị TP Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn.
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ủng hộ đề xuất di tích chiến thắng Bạch Đằng là di sản thế giới, bởi "chiến thắng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa quốc tế to lớn, buộc nhà Nguyên phải huỷ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, mở ra giai đoạn suy yếu và tan rã của đế chế này".
Việc khai quật bãi cọc Cao Quỳ sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới, thay đổi nhận thức của các nhà khoa học rằng chiến thắng Bạch Đằng không chỉ là một trận đánh mà là chiến dịch quy mô lớn mà quân và dân nhà Trần phải huy động nhiều lực lượng tham gia, chịu nhiều hy sinh.
Ông Giang đề xuất TP Hải Phòng tiếp tục mở rộng phạm vi khai quật quanh bãi cọc Cao Quỳ để tìm kiếm những di vật liên quan đến những trận chiến năm xưa. "Những bãi cọc gỗ được đóng xuống không phải để đâm thủng thuyền mà dồn thuyền quân Nguyên vào trận địa thuận lợi để quân nhà Trần khai hỏa. Vì vậy, tôi dự đoán phía trước bãi cọc sẽ có nhiều thuyền đắm. Nên dùng biện pháp kỹ thuật để xác định phạm vi phân bố các bãi cọc và quy mô tổng thể của di tích Bạch Đằng", ông Giang nói.
Ông hy vọng thời gian tới, các nhà khoa học liên ngành khảo cổ học, lịch sử, địa chất sẽ cùng phối hợp để "lập lại bản đồ chiến trường Bạch Đằng năm xưa".
Đáp lại ý kiến trên, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết, đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện thủ tục công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố; đề nghị Thủ tướng công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời, thành phố sẽ mời các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát các bãi cọc khác quanh xã Liên Khê, dọc theo sông Đá Bạc để.
Trước đó ngày 1/10, một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim phát lộ dưới lớp bùn tại 3 hố trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Cọc được đóng sâu đến 2,5 m, đầu có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính 20-50 cm, chôn cách nhau 5-7 m. Hai mẫu cọc được giám định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cacbon 14 cho kết quả niên đại từ năm 1270 đến 1430.
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã giành thắng lợi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại trận chiến nổi bật nhất mà Trần Quốc Tuấn làm thống soái như sau:
"Tháng 3, ngày 8 (năm 1288), quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết... Quân Nguyên chết đuối nhiều không kể".
Giang Chinh - Viết Tuân
Đề xuất công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia
21/12/2019 HẢI PHÒNG - Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất sớm công nhận bãi cọc Cao Quỳ trong chiến thắng Bạch Đằng là di tích quốc gia đặc biệt, có thể là di sản thế giới. Sáng 21/12, tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), TS Bùi Văn Hiếu (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho biết, sau hai tháng khai quật gần 1.000 m2, các nhà khoa học đã phát hiện 27 cọc. Chúng có đường kính 10-40 cm, chủ yếu làm bằng gỗ sến và lim. Một số cọc nằm ngang, còn lại dựng đứng hoặc nghiêng về phía tây, nam.
Bãi cọc Cao Quỳ mới được khai quật. Ảnh: Giang Chinh
Điểm đặc biệt là chân cọc không đẽo nhọn mà là mặt bằng. "Các cọc được đóng bằng phương pháp nào vẫn là câu hỏi lớn. Có thể cọc được đóng trực tiếp xuống lớp đất bùn hoặc được chôn dưới hố", ông Hiếu nói và cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Dựa trên kết quả khai quật, giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14, tư liệu lịch sử, ông Hiếu cho rằng bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của nhà Trần năm 1288. "Bãi cọc dùng để ngăn quân Nguyên tiến theo dòng lạch triều vào sông Giá, ra cửa Bạch Đằng. Quân địch phải tiến theo sông Đá Bạch, vào trận địa mai phục của quân nhà Trần", ông Hiếu nói.
GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhấn mạnh việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ "có ý nghĩa đặc biệt để giới nghiên cứu nhận thức rõ hơn, đúng đắn, đầy đủ sát thực hơn về chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.
GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Giang Chinh
Theo ông Ngọc, từ lâu giới khoa học đã cố gắng để làm rõ sự kiện lịch sử này và phát hiện một số bãi cọc ở một số nơi thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ đã "xác định rõ hơn những nghiên cứu từ trước đến nay về chiến thắng Bạch Đằng là đúng, có cơ sở". Vị trí bãi cọc cũng nằm đối diện gần Thiên Long Biển và Hang Son, đại bản doanh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba.
Nhận định bãi cọc Cao Quỳ và vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) là vùng trung tâm chuẩn bị chiến trường và trung tâm của các trận giao chiến trong chiến dịch Bạch Đằng, ông Ngọc đề xuất địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng hồ sơ đề xuất Thủ tướng công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia đặc biệt. Đề xuất này được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình.
Ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng sử sách đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến thắng Bạch Đằng của nhà Trần, nhưng còn ít dấu ấn vật chất được phát hiện qua khảo cổ học. Vì vậy, bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới một cách tổng thể về chiến thắng này.
Ủng hộ đề xuất của các nhà nghiên cứu, ông Thành đề nghị TP Hải Phòng sớm đưa khu vực bãi cọc Cao Quỳ vào danh mục kiểm kê, để xếp hạng di tích cấp thành phố và đề xuất xếp hạng di tích quốc gia.
Ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hoá. Ảnh: Giang Chinh
"Sau khi có kết quả nghiên cứu tổng thể về di tích chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam có thể đề xuất UNESCO công nhận đây là di sản thế giới", ông Thành nói và đề nghị TP Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn.
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ủng hộ đề xuất di tích chiến thắng Bạch Đằng là di sản thế giới, bởi "chiến thắng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa quốc tế to lớn, buộc nhà Nguyên phải huỷ bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, mở ra giai đoạn suy yếu và tan rã của đế chế này".
Việc khai quật bãi cọc Cao Quỳ sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới, thay đổi nhận thức của các nhà khoa học rằng chiến thắng Bạch Đằng không chỉ là một trận đánh mà là chiến dịch quy mô lớn mà quân và dân nhà Trần phải huy động nhiều lực lượng tham gia, chịu nhiều hy sinh.
Ông Giang đề xuất TP Hải Phòng tiếp tục mở rộng phạm vi khai quật quanh bãi cọc Cao Quỳ để tìm kiếm những di vật liên quan đến những trận chiến năm xưa. "Những bãi cọc gỗ được đóng xuống không phải để đâm thủng thuyền mà dồn thuyền quân Nguyên vào trận địa thuận lợi để quân nhà Trần khai hỏa. Vì vậy, tôi dự đoán phía trước bãi cọc sẽ có nhiều thuyền đắm. Nên dùng biện pháp kỹ thuật để xác định phạm vi phân bố các bãi cọc và quy mô tổng thể của di tích Bạch Đằng", ông Giang nói.
Ông hy vọng thời gian tới, các nhà khoa học liên ngành khảo cổ học, lịch sử, địa chất sẽ cùng phối hợp để "lập lại bản đồ chiến trường Bạch Đằng năm xưa".
Đáp lại ý kiến trên, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết, đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện thủ tục công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố; đề nghị Thủ tướng công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời, thành phố sẽ mời các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát các bãi cọc khác quanh xã Liên Khê, dọc theo sông Đá Bạc để.
Trước đó ngày 1/10, một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim phát lộ dưới lớp bùn tại 3 hố trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Cọc được đóng sâu đến 2,5 m, đầu có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính 20-50 cm, chôn cách nhau 5-7 m. Hai mẫu cọc được giám định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cacbon 14 cho kết quả niên đại từ năm 1270 đến 1430.
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã giành thắng lợi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại trận chiến nổi bật nhất mà Trần Quốc Tuấn làm thống soái như sau:
"Tháng 3, ngày 8 (năm 1288), quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết... Quân Nguyên chết đuối nhiều không kể".
Giang Chinh - Viết Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét