Mời Dũng ra điều trần cũng chỉ là trò hề cho dân xem mà thôi. Cần thực hiện đúng nguyên tắc: Một khi luật pháp áp dụng vào thực tế không mang lại kết quả mong đợi thì phải xem xét lại chính luật pháp đó.
Không phải để làm rõ vụ việc tham nhũng mà cốt yếu là chống tham nhũng chống bằng gì? Còn chống tham nhũng qua vụ mua AVG không chỉ dừng lại ở việc bắt người, đòi lại tài sản. Đáng tiếc toà án đã không thể phân xử văn bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng cho phép Mobifone mua AVG có phù hợp pháp luật, phù hợp thể chức văn bản hành chính hay không. Nhất là logic của việc Mobifone xin chức năng làm truyền hình, logic của việc mua lại giấy phép, bộ máy và thị trường của AVG mà không phải là đầu tư mới.
Nếu toà án trong xét xử các vụ việc qui tội quan chức mà đồng thời phân tích khuôn khổ pháp luật của các chính sách liên quan sẽ củng cố pháp quyền mà còn ngăn chặn thói trì trệ, ngại đụng chạm, hay trì hoãn nhiệm vụ hoàn thiện thể chế thị trường kiếm chác, trục lợi. Nhưng cũng chưa nên khép lại vụ án sau khi toà án đã tuyên xử.
Quốc hội cần củng cố niềm tin của nhân dân bằng việc thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội của cựu thủ tướng về những xử lí mua bán lòng vòng quyền tham gia kinh doanh trên thị trường truyền hình; về thể thức văn bản hành chính truyền đạt ý kiến hiện nay trong nền hành chính; về việc có lạm dụng qui phạm về thông tin mật để dễ dàng vô hiệu hoá trách nhiệm giám sát của các cơ quan hữu quan.
Cần chất vấn ông Nguyễn Tấn Dũng về trách nhiệm của người chỉ đạo thực hiện một nhiệm vụ công tác, thì nhiệm vụ công tác ấy trở thành một sai phạm dắt dây trong bộ máy thực hiện.
Quốc hội cũng cần chất vấn đương kim thủ tướng về tình trạng lưu hành, thanh toán bằng đô la một cách phổ biến, trong cán bộ, công chức, trong đưa và nhận hối lộ.
Tâm Chánh
(FB Tâm Chánh)
Cần yêu cầu ông Nguyễn Tấn Dũng điều trần trước Quốc hội
fb Tâm Chánh - Toà án không thể triệu tập ông Nguyễn Tấn Dũng để làm rõ thực hư chỉ đạo của Thủ tướng cho phép Mobifone mua lại AVG. Đó phải là câu hỏi chất vấn chánh án toà án tối cao, chất vấn trưởng bạn chỉ đạo cải cách tư pháp. Nhất là trong các bản án chống tham nhũng vừa qua, thường không xem xét hành vi thanh toán, giao dịch tàng trữ ngoại tệ trong các gia đình quan chức tham nhũng.Không phải để làm rõ vụ việc tham nhũng mà cốt yếu là chống tham nhũng chống bằng gì? Còn chống tham nhũng qua vụ mua AVG không chỉ dừng lại ở việc bắt người, đòi lại tài sản. Đáng tiếc toà án đã không thể phân xử văn bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng cho phép Mobifone mua AVG có phù hợp pháp luật, phù hợp thể chức văn bản hành chính hay không. Nhất là logic của việc Mobifone xin chức năng làm truyền hình, logic của việc mua lại giấy phép, bộ máy và thị trường của AVG mà không phải là đầu tư mới.
Nếu toà án trong xét xử các vụ việc qui tội quan chức mà đồng thời phân tích khuôn khổ pháp luật của các chính sách liên quan sẽ củng cố pháp quyền mà còn ngăn chặn thói trì trệ, ngại đụng chạm, hay trì hoãn nhiệm vụ hoàn thiện thể chế thị trường kiếm chác, trục lợi. Nhưng cũng chưa nên khép lại vụ án sau khi toà án đã tuyên xử.
Quốc hội cần củng cố niềm tin của nhân dân bằng việc thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội của cựu thủ tướng về những xử lí mua bán lòng vòng quyền tham gia kinh doanh trên thị trường truyền hình; về thể thức văn bản hành chính truyền đạt ý kiến hiện nay trong nền hành chính; về việc có lạm dụng qui phạm về thông tin mật để dễ dàng vô hiệu hoá trách nhiệm giám sát của các cơ quan hữu quan.
Cần chất vấn ông Nguyễn Tấn Dũng về trách nhiệm của người chỉ đạo thực hiện một nhiệm vụ công tác, thì nhiệm vụ công tác ấy trở thành một sai phạm dắt dây trong bộ máy thực hiện.
Quốc hội cũng cần chất vấn đương kim thủ tướng về tình trạng lưu hành, thanh toán bằng đô la một cách phổ biến, trong cán bộ, công chức, trong đưa và nhận hối lộ.
Tâm Chánh
(FB Tâm Chánh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét