Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

‘Ông Kiệt gọi tôi là kiến trúc sư, Tố Hữu gọi là bồ’

Một trùm an ninh suốt 55 năm (1952-2007), Ủy viên T.Ư Đảng khóa VI, VII, Trưởng Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Thường trực A47..., trong đó có 30 năm làm việc dưới quyền Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ, thì chắc chắn đã tham gia và chỉ đạo rất nhiều vụ bắt bớ oan sai, nhưng vẫn được viết sách ca ngợi như thế này thì đúng là sợ thật. Bảo sao đất nước này mãi mãi không chịu phát triển. Trên thì dùng bộ máy công an trị, dưới thì dân ngu. Không thể làm gì được vì số ngu đông quá, định làm gì để đất nước thay đổi là bị chúng chặn ngay. Người ta hay nói tới những tập đoàn lợi ích, nhóm lợi ích trong kinh tế, nhưng những tập đoàn lợi ích, nhóm lợi ích trong chính trị mới thực sự đáng sợ; chúng mới là nguyên nhân chính làm cho đất nước mãi mãi không phát triển. Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất trong thế kỷ XX, đã từng nói "Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông".
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Ông Nguyễn Đình Hương: ‘Ông Kiệt gọi tôi là kiến trúc sư, Tố Hữu gọi là bồ’

17/10/2019 Với 55 năm làm công tác tổ chức, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư được những lãnh đạo cao nhất của đất nước đặc biệt tin tưởng. Sáng 17.10, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức buổi lễ ra mắt sách Nguyễn Đình Hương, Người con của non sông, đất nước. Buổi ra mắt được tổ chức trong phạm vi hẹp với sự tham gia chủ yếu là của các nhà báo, và những người bạn quen biết với ông Nguyễn Đình Hương.

Ông Nguyễn Đình Hương chia sẻ tại 

buổi ra mắt sách, Ảnh Ngọc Thắng
Cuốn sách dày 200 trang, tập hợp 40 bài viết của nhiều tác giả viết về ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Đảng, cũng như các bài viết phỏng vấn ông đã được đăng tải trên các báo, tạp chí những năm qua.


Chia sẻ tại buổi lễ, nhà báo Lê Thọ Bình, người chủ biên cuốn sách cho biết, với vai trò là một nhà báo, ông từng nhiều lần phỏng vấn ông Nguyễn Đình Hương, nhưng sau mỗi lần phỏng vấn, ông lại thấy như mình “nợ” điều gì đó với ông Hương, một con người mà cả cuộc đời tâm huyết với sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
“Ông là người hết sức đặc biệt. Khi ông đương chức, do đặc thù công việc, các nhà báo hầu như không mấy dịp được phỏng vấn, tiếp xúc, phỏng vấn với ông. Ông chỉ nổi tiếng, được công chúng biết tới nhiều, được các nhà báo tìm đến khi ông trở lại cuộc sống đời thường với tiếng nói thẳng thắn”, ông Bình chia sẻ. 

“Cuốn sách như lễ mừng thọ 90 tuổi của tôi”
Trong phần chia sẻ rất ngắn tại buổi ra mắt cuốn sách, ông Nguyễn Đình Hương bày tỏ sự cảm ơn đối với tình cảm và sự trân trọng của các tác giả cuốn sách - các nhà báo đối với cá nhân ông.


Ông Nguyễn Đình Hương chia sẻ với các khách

 mời tại buổi ra mắt sách. Ảnh Ngọc Thắng

Ông nói: “Năm nay tôi vừa tròn 90 tuổi, 70 năm tuổi Đảng, chưa bao giờ ông tổ chức mừng thọ nhưng hôm nay tôi coi đây như là lễ mừng thọ 90 tuổi tôi của các nhà báo”.
Ông Nguyễn Đình Hương cho biết, trong 55 làm công tác tổ chức, ông được thừa nhận là ngay thẳng, mang tính cách của dân đồ Nghệ (ông Hương tại quê Nghệ An - phóng viên) nhưng cũng vì thế, ông được lãnh đạo cao nhất của đất nước rất tin tưởng.

Theo ông Hương, ông Tố Hữu (nhà thơ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng) phong cho ông 2 điều. “Ông Tố Hữu nói cậu làm gì? Tôi bảo tôi làm điếu đóm. Ông Tố Hữu bảo cậu là điếu to, điếu cày, cái điếu cậu là thổi ác lắm. Thứ 2, cậu là bồ của tôi. Một tuần mà không đến gặp là nhớ, nên gọi là bồ”, ông chia sẻ.

Không chỉ có Tố Hữu, ông Hương còn cho biết, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đặt “biệt danh” cho ông là kiến trúc sư, còn cố Tổng bí thư Đỗ Mười thì gọi ông là cuốn từ điển về công tác tổ chức. “Mỗi lần gặp, ông Kiệt lại gọi tôi anh là kiến trúc sư đấy. Còn Đỗ Mười gọi tôi là cuốn từ điển”, ông Hương chia sẻ.

Chia sẻ thêm về câu chuyện "đưa" ông Nguyễn Hữu Đang (nhà báo, người chỉ huy dựng lễ đài Độc lập năm 1945, bị kết án do liên quan tới phong trào Nhân văn - Giai phẩm - phóng viên) về Hà Nội được nhiều người nhắc tới tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Hương cho biết, ông thực ra đã rất "liều". "Tôi thấy không thể vứt bỏ một trí thức như thế nên tôi đã nhận trước ông Đỗ Mười, ông Phạm Văn Đồng để đưa Nguyễn Hữu Đang về Hà Nội. Và các ông đã đồng ý", ông nói. 

Ông Nguyễn Đình Hương sinh năm 1930, quê tại Nghệ An. Ông tham gia cách mạng bằng việc gia nhập ngành quân giới quân khu Bình Trị Thiên. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1952, ông được điều về phục vụ ở bến Bình Ca (Tuyên Quang).

Năm 1956, ông được điều về tại Ban Tổ chức T.Ư và làm việc tại đây cho đến năm 2007 thì nghỉ hưu. Ông Nguyễn Đình Hương là Ủy viên T.Ư Đảng khóa VI, VII, Trưởng Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Thường trực A47.

Cả cuộc đời ông Hương gắn với công tác tổ chức, qua tới 7 đời trưởng ban, trong đó có 30 năm làm việc dưới quyền Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ. Sau khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Đình Hương thường xuyên có những tiếng nói mạnh mẽ, ngay thẳng nhất là các vấn đề tổ chức, xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét