“Cao tốc Bắc - Nam chọn theo giá thấp thì nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết”
5/08/2019 Nếu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam theo giá thấp thì nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết - TS Nguyễn Hữu Đức đặt vấn đề. Trong số 52 nhà đầu tư tham gia đấu thầu 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư trong nước, nếu "đấu" theo tiêu chí Bộ GTVT đưa ra, các nhà đầu tư trong nước sẽ khó cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài.Cụ thể, quy định vốn chủ sở hữu cho dự án tối thiểu bằng 20% là lớn hơn rất nhiều so với nghị định 63/2018 quy định (15%). Ngoài ra, việc yêu cầu thời điểm chấm thầu, nhà đầu tư phải chứng minh đủ 20% vốn chủ sở hữu và không được góp theo tiến độ cũng gây khó khăn cho DN trong nước.
Hơn nữa, việc quy định nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải từng đầu tư một dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% đoạn cao tốc đang đấu, cũng đồng nghĩa với việc DN trong nước phải từng tham gia các dự án 4.000-5.000 tỷ đồng. Thực tế hiếm có nhà đầu tư trong nước tham gia dự án lớn như vậy.
Tiêu chí cạnh tranh
Lý giải về việc đưa ra các điều kiện trên, đại diện Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, theo luật Đấu thầu và nghị định 30, dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức PPP phải đấu thầu quốc tế nên các tiêu chí tuyển chọn nhà đầu tư đều được xây dựng công khai, bình đẳng đối với tất cả các nhà đầu tư, không có tiêu chí nào có lợi hay hạn chế nhà đầu tư của nước này, nước kia.
Theo tiêu chí trong hồ sơ mời sơ tuyển, với lợi thế về nguyên vật liệu, nhân công tại chỗ, các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài.
"Trong hồ sơ thầu cũng sẽ quy định rất rõ tại điều 5 của luật Đấu thầu, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các gói thầu cao tốc Bắc - Nam phải liên danh hoặc sử dụng thầu phụ ở VN. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài nếu trúng thầu sẽ phải huy động vốn quốc tế vào VN đầu tư, còn các nhà thầu phụ sẽ phải là của VN. Lúc đó sẽ tạo công ăn việc làm cho DN trong nước" - đại diện Vụ Đối tác công tư cho hay.
Về việc DN trong nước phải đảm bảo tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư, vị này lý giải, đối với các dự án PPP, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chỉ từ 10 - 15% tổng mức đầu tư, nhưng qua triển khai các dự án BOT giao thông thời gian qua, một số cơ quan chức năng và dư luận xã hội cho rằng mức quy định như thế là thấp, nhiều người còn nói nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, toàn đi vay ngân hàng để làm BOT.
Việc nâng mức vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư tại dự án cao tốc Bắc - Nam đã được các bộ ngành bàn bạc rất kỹ lưỡng. Sau đó, Chính phủ ban hành nghị quyết 20 trong đó quy định rõ vốn chủ sở hữu phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư để đảm bảo năng lực tài chính của nhà đầu tư thực hiện dự án.
Bỏ giá thấp, nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết?
Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, việc có nhiều nhà đầu tư tham gia mời thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam là tín hiệu tốt.
Theo ông, để dự án triển khai hiệu quả, khung pháp lý hồ sơ đấu thầu phải rõ ràng, để nhà đầu tư nước ngoài biết được làm và không được làm gì. "Điều này không chỉ để yên tâm đầu tư mà còn tránh được kiện tụng khi triển khai dự án sau này", ông Đức nói.
Trước lo ngại khi đấu thầu có nhà đầu tư sẽ bỏ giá thấp bằng mọi giá để trúng thầu, ông Đức thẳng thắn cho biết, nếu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc Nam theo giá thấp thì nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết.
Thế nhưng khi đã xác định đấu thầu quốc tế vấn đề lo ngại không chỉ là bên ngoài mà quan trọng nhất là các ban quản lý dự án trong nước phải đủ năng lực, cứng rắn để quản lý được nhà đầu tư thi công dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bộ GTVT đã thuê 2 đơn vị tư vấn giao dịch quốc tế là Deloitte và Ernst & Young tham gia hỗ trợ.
Đây là các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm hàng đầu thế giới từng làm việc với rất nhiều nhà đầu tư quốc tế. Họ sẽ cùng Bộ GTVT xây dựng hồ sơ mời thầu, dự thảo hợp đồng BOT và các quy định nhằm quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng, hạn chế thấp nhất tình trạng đội vốn, chậm tiến độ có thể xảy ra.
Trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng dự án cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT sẽ đưa ra các chế tài xử phạt rất nặng đối với những nhà đầu tư không đảm bảo yêu cầu.
"Trong hồ sơ thầu cũng sẽ quy định rất rõ tại điều 5 của luật Đấu thầu, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các gói thầu cao tốc Bắc - Nam phải liên danh hoặc sử dụng thầu phụ ở VN. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài nếu trúng thầu sẽ phải huy động vốn quốc tế vào VN đầu tư, còn các nhà thầu phụ sẽ phải là của VN. Lúc đó sẽ tạo công ăn việc làm cho DN trong nước" - đại diện Vụ Đối tác công tư cho hay.
Về việc DN trong nước phải đảm bảo tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư, vị này lý giải, đối với các dự án PPP, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chỉ từ 10 - 15% tổng mức đầu tư, nhưng qua triển khai các dự án BOT giao thông thời gian qua, một số cơ quan chức năng và dư luận xã hội cho rằng mức quy định như thế là thấp, nhiều người còn nói nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, toàn đi vay ngân hàng để làm BOT.
Việc nâng mức vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư tại dự án cao tốc Bắc - Nam đã được các bộ ngành bàn bạc rất kỹ lưỡng. Sau đó, Chính phủ ban hành nghị quyết 20 trong đó quy định rõ vốn chủ sở hữu phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư để đảm bảo năng lực tài chính của nhà đầu tư thực hiện dự án.
Bỏ giá thấp, nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết?
Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, việc có nhiều nhà đầu tư tham gia mời thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam là tín hiệu tốt.
Theo ông, để dự án triển khai hiệu quả, khung pháp lý hồ sơ đấu thầu phải rõ ràng, để nhà đầu tư nước ngoài biết được làm và không được làm gì. "Điều này không chỉ để yên tâm đầu tư mà còn tránh được kiện tụng khi triển khai dự án sau này", ông Đức nói.
Trước lo ngại khi đấu thầu có nhà đầu tư sẽ bỏ giá thấp bằng mọi giá để trúng thầu, ông Đức thẳng thắn cho biết, nếu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc Nam theo giá thấp thì nhà đầu tư Trung Quốc trúng hết.
Thế nhưng khi đã xác định đấu thầu quốc tế vấn đề lo ngại không chỉ là bên ngoài mà quan trọng nhất là các ban quản lý dự án trong nước phải đủ năng lực, cứng rắn để quản lý được nhà đầu tư thi công dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Bộ GTVT đã thuê 2 đơn vị tư vấn giao dịch quốc tế là Deloitte và Ernst & Young tham gia hỗ trợ.
Đây là các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm hàng đầu thế giới từng làm việc với rất nhiều nhà đầu tư quốc tế. Họ sẽ cùng Bộ GTVT xây dựng hồ sơ mời thầu, dự thảo hợp đồng BOT và các quy định nhằm quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng, hạn chế thấp nhất tình trạng đội vốn, chậm tiến độ có thể xảy ra.
Trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng dự án cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT sẽ đưa ra các chế tài xử phạt rất nặng đối với những nhà đầu tư không đảm bảo yêu cầu.
Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc - Nam
Một số nhà đầu tư Trung Quốc liên danh với nhà đầu tư Việt Nam dự thầu làm cao tốc Bắc - Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét