BOT Cai Lậy: 'Bảo vệ quyền lợi chủ đầu tư thái quá'?
22 tháng 1 2019 - Giới tài xế và luật sư nói với BBC rằng việc BOT Cai Lậy thu phí trở lại ngay sau Tết Nguyên đán là "bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư một cách thái quá" và "hy sinh quyền lợi chính đáng của người dân". Tin cho hay từ ngày 14/2, trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, thu phí trở lại với giá vé giảm cho tất cả phương tiện nhưng tăng gấp đôi thời gian thu. Việc này được cho là thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
BOT Cai Lậy sắp mở cửa lại theo
phương án "giữ nguyên trạm, giảm giá vé"
"Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm phối hợp với các địa phương liên quan triển khai đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến của dự án," theo báo Zing. Mức phí đối với xe dưới 12 chỗ, ôtô tải dưới 2 tấn qua trạm này giảm từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng. Mức giá vé lượt áp dụng cho các nhóm phương tiện khác cũng giảm từ 40-60% so với mức giá ban đầu.Bình luận về sự kiện BOT Cai Lậy: 'Xoa dịu dư luận'
Trả lời BBC hôm 21/1, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: "Theo như tôi hiểu, việc cải tạo và tăng cường 26,4 km đường quốc lộ 1 là trách nhiệm của Nhà nước vì hàng năm người dân đều phải đóng phí bảo trì đường bộ."
"Nhà nước không thể thu tiền của người dân rồi không chịu làm gì rồi tiếp tục đẩy trách nhiệm này cho người dân một lần nữa thông qua việc thu phí BOT. Nếu trạm BOT giữ nguyên hiện trạng như hiện nay thì bất công vẫn còn đó vì sẽ có nhiều trường hợp không đi vào đường tránh nhưng vẫn phải trả tiền. Việc này chẳng khác nào việc người dân "không vào rạp xem phim mà vẫn phải trả tiền."
"Ngay cả người dân chấp nhận trả thay Nhà nước phần chi phí mà chủ đầu tư đã bỏ ra để cải tạo và tăng cường mặt đường thì người dân cũng cần phải biết rõ số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra thực sự là bao nhiêu, có hợp lý và tương xứng với khối lượng, chất lượng công việc mà chủ đầu tư thực hiện hay không."
"Trên cơ sở quyết toán khối lượng và giá trị công việc đã thực hiện, lưu lượng phương tiện lưu thông… thì mới hình thành nên giá vé và thời gian thu phí. Với cách giảm giá vé như hiện nay, chắc chắn là người dân buộc phải trả luôn cho cả phần tuyến tránh thị xã Cai Lậy."
Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy có chiều dài 38,5 km, gồm tăng cường mặt đường quốc lộ 1 dài 26,4 km và xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km. Trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 "để thu phí cho hai tuyến đường".
Từ ngày 14/12/2017, BOT Cai Lậy phải tạm dừng thu phí, chờ phương án xử lý của Chính phủ, do bị hàng loạt tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ mua vé.
Luật sư Sơn nói thêm: "Theo tôi, Chính phủ cần hướng đến một giải pháp công bằng, lấy lợi ích chính đáng của người dân làm trung tâm. Việc giảm giá vé hiện nay theo tôi chỉ là nhằm xoa dịu dư luận chứ nguyên nhân mâu thuẫn vẫn còn đó và không được mổ xẻ. Trong vụ này, Thủ tướng có quyền chỉ đạo, yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải làm theo phương án này, phương án kia nhưng đó là chuyện nội bộ giữa Thủ tướng Chính phủ với thành viên Chính phủ. Còn trong mối quan hệ hợp đồng BOT thì Bộ Giao thông-Vận tải và chủ đầu tư là bình đẳng."
"Về bản chất, tranh chấp hiện nay giữa người dân và chủ đầu tư là tranh chấp dân sự. Bộ Giao thông-Vận tải là bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó, tranh chấp này phải do tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thủ tướng không thể giải quyết tranh chấp này bằng một quyết định hành chính được."
"Khi đó, nếu không có luật để điều chỉnh, tòa án sẽ giải quyết vụ án trên cơ sở của lẽ công bằng. Trong trường hợp tòa án phát hiện các quy định về xây dựng cầu đường theo hình thức BOT bất hợp lý, tòa án sẽ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi."
"Nhà nước không nên bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư một cách thái quá mà hy sinh quyền lợi chính đáng của người dân."
Cùng ngày, một nữ tài xế quê ở miền Tây, đề nghị ẩn danh, nói với BBC: "Theo tôi dự báo thì BOT Cai Lậy sẽ lại vấp phải sự phản đối dữ dội của cánh tài xế ngay khi mở cửa lại."
"Cho dù nhà đầu tư trạm này và công an có mạnh tay trấn áp giống như sự việc vừa xảy ra tại BOT An Sương-An Lạc."
"Bởi lẽ, một khi số lượng tài xế đồng loạt phản đối tại trạm rất nhiều, lực lượng chức năng không thể cẩu hết các xe của những tài xế phản đối vì sẽ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại khu vực BOT Cai Lậy."
"Hơn nữa, cộng đồng mạng bây giờ nhìn nhận việc phản đối BOT của cánh tài xế là không phải vì lợi ích cá nhân, mà chỉ vì họ muốn mọi giao dịch dân sự được minh bạch và muốn đánh động về lợi ích nhóm."
"Người không sử dụng dịch vụ của trạm BOT thì có quyền không mua phí."
Sự việc tại BOT An Sương-An Lạc hôm 14 và 15/1 được tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội
Căng thẳng tại BOT An Sương-An Lạc
Trong một diễn biến khác, trạm BOT An Sương-An Lạc đặt trên quốc lộ 1 đoạn qua quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, thời gian qua thường xuyên rơi vào cảnh bị cánh tài xế phản đối vì "thu phí quá thời hạn" và "đặt nhầm chỗ".
Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư) đã nhiều lần phải xả trạm.
Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 10/1 tường thuật: "Theo quy định, thời hạn thu phí BOT An Sương-An Lạc phải chấm dứt vào tháng 1/2017, nhưng họ vẫn tiếp tục thu với lý do là đầu tư thêm bốn cây cầu vượt trong thành phố. Các tài xế cho rằng họ không sử dụng các cây cầu này thì tại sao phải trả phí. Đã nhiều lần lái xe phản đối buộc trạm BOT này phải xả trạm."
Từ đêm 14/1, mạng xã hội xôn xao với những video được phát trực tiếp từ hiện trường cho thấy một nhóm tài xế, trong đó có blogger, phóng viên bị cô lập tại một con đường nhỏ gần trạm BOT An Sương-An Lạc.
Trước đó, ba chiếc xe hơi của họ bị câu từ trạm BOT An Sương-An Lạc đến nơi được cho là lối dẫn vào một nhà máy, cách trạm BOT khoảng 50m.
Theo như trong clip thì những người này không được ăn, không được nhận đồ ăn tiếp tế từ bên ngoài.
"Tôi không phải là blogger hay nhà đấu tranh cho cộng đồng, mà chỉ là cá nhân đấu tranh cho quyền lợi bản thân, đòi sự minh bạch cho đồng tiền mình bỏ ra khi qua trạm BOT có chính đáng hay không." ông Huỳnh Long, tài xế
Bên ngoài xe của họ là hàng rào kẽm gai, xe công an và lực lượng chức năng, nhân viên an ninh thường phục và những người đeo khẩu trang canh gác.
Tình trạng cô lập được cho là kéo dài hơn 12 giờ và đến trưa 15/1 thì nhóm này làm việc với công an.
'Bảo vệ cái đúng'
Chiều 15/1, trả lời BBC qua điện thoại, ông Huỳnh Long, tài xế, nói: "Chúng tôi gồm 4 người, đi trên ba xe hơi, không đi cùng nhau nhưng cùng bị câu xe tại một thời điểm hôm qua 14/1 tại trạm BOT An Sương-An Lạc."
"Bản thân tôi đêm qua trong lúc xuống xe đi vệ sinh thì bị một số người mặc thường phục, đeo khẩu trang đến ép lên xe gắn máy chở đi đến một số nơi."
"Tại đó, họ đưa ra những lời hăm dọa, trấn áp tinh thần, nói việc xuất hiện tại trạm BOT An Sương-An Lạc có thể khiến tôi mất mạng."
"Nhưng tôi đáp trả rằng mỗi người có một mạng và tôi chỉ bảo vệ cái đúng."
Nhóm tài xế, blogger đưa cáo buộc họ 'bị giam lỏng' hơn 12 giờ từ hôm 14/1
"Trưa nay, khi làm việc với công an, chúng tôi nêu yêu cầu làm rõ các câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm về tổn thất tài sản, do ba chiếc xe bị hư hại khá nhiều khi bị cẩu đi? Ai là người chịu trách nhiệm can thiệp vào giao dịch dân sự gây ra thiệt hại tài sản và kể cả tổn thất tinh thần cho chúng tôi?"
"Ai ra lệnh giam lỏng chúng tôi?"
"Nếu đủ tính chất pháp lý thì tôi sẽ khởi kiện hai nơi: Nơi sở hữu chiếc xe cẩu và trạm BOT An Sương-An Lạc mà tôi cho là họ thuê mướn chiếc xe cẩu này."
"Đến 15 giờ hôm nay, biên bản do công an lập vẫn chưa xong do chúng tôi nhận định họ viết sai về nội dung, cáo buộc chúng tôi về tội "Gây rối trật tự."
Ông Long cũng nói thêm: "Dường như những người trạm BOT An Sương-An Lạc cứng rắn hơn ở những trạm khác."
"Việc câu xe như thế này là lần đầu tiên trong các vụ việc liên quan đến BOT."
"Đáng nói là khi vụ việc được lập biên bản tại hiện trường, chúng tôi có mời một nữ luật sư đến bảo vệ quyền lợi nhưng bà này bị các nhân viên mặc đồng phục công an ngăn cản."
"Tôi muốn nói thêm rằng, đây là một giao dịch dân sự bình thường tại trạm BOT sự việc bị đẩy lên thành vụ vi phạm pháp luật và hiến pháp khi chúng tôi bị giam lỏng hơn 12 giờ, không được tiếp tế thức ăn."
"Tôi không phải là blogger hay nhà đấu tranh cho cộng đồng, mà chỉ là cá nhân đấu tranh cho quyền lợi bản thân, đòi sự minh bạch cho đồng tiền mình bỏ ra khi qua trạm BOT có chính đáng hay không."
Báo VietnamNet hôm 27/12/2018 tường thuật: "Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải có biện pháp ngăn ngừa, xử lý tình trạng gây rối tại trạm thu phí dự án BOT An Sương-An Lạc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp cao điểm Tết Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019."
Tờ này cũng cho biết các tài xế đã "hiểu nhầm" về việc thu phí quá hạn.
"Thời gian thu phí ở BOT An Sương-An Lạc được dự kiến đến 2033 [lý do là đầu tư xây thêm bốn cây cầu vượt trong thành phố] .. Tuy nhiên, sẽ căn cứ vào doanh thu và kết quả thực tế sẽ xem xét điều chỉnh thời gian thu. Nếu doanh thu tăng thì thời gian thu phí sẽ được giảm đi, còn doanh thu ít thì sẽ tăng thời gian thu phí," theo VietnamNet.
"Trưa nay, khi làm việc với công an, chúng tôi nêu yêu cầu làm rõ các câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm về tổn thất tài sản, do ba chiếc xe bị hư hại khá nhiều khi bị cẩu đi? Ai là người chịu trách nhiệm can thiệp vào giao dịch dân sự gây ra thiệt hại tài sản và kể cả tổn thất tinh thần cho chúng tôi?"
"Ai ra lệnh giam lỏng chúng tôi?"
"Nếu đủ tính chất pháp lý thì tôi sẽ khởi kiện hai nơi: Nơi sở hữu chiếc xe cẩu và trạm BOT An Sương-An Lạc mà tôi cho là họ thuê mướn chiếc xe cẩu này."
"Đến 15 giờ hôm nay, biên bản do công an lập vẫn chưa xong do chúng tôi nhận định họ viết sai về nội dung, cáo buộc chúng tôi về tội "Gây rối trật tự."
Ông Long cũng nói thêm: "Dường như những người trạm BOT An Sương-An Lạc cứng rắn hơn ở những trạm khác."
"Việc câu xe như thế này là lần đầu tiên trong các vụ việc liên quan đến BOT."
"Đáng nói là khi vụ việc được lập biên bản tại hiện trường, chúng tôi có mời một nữ luật sư đến bảo vệ quyền lợi nhưng bà này bị các nhân viên mặc đồng phục công an ngăn cản."
"Tôi muốn nói thêm rằng, đây là một giao dịch dân sự bình thường tại trạm BOT sự việc bị đẩy lên thành vụ vi phạm pháp luật và hiến pháp khi chúng tôi bị giam lỏng hơn 12 giờ, không được tiếp tế thức ăn."
"Tôi không phải là blogger hay nhà đấu tranh cho cộng đồng, mà chỉ là cá nhân đấu tranh cho quyền lợi bản thân, đòi sự minh bạch cho đồng tiền mình bỏ ra khi qua trạm BOT có chính đáng hay không."
Báo VietnamNet hôm 27/12/2018 tường thuật: "Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải có biện pháp ngăn ngừa, xử lý tình trạng gây rối tại trạm thu phí dự án BOT An Sương-An Lạc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp cao điểm Tết Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019."
Tờ này cũng cho biết các tài xế đã "hiểu nhầm" về việc thu phí quá hạn.
"Thời gian thu phí ở BOT An Sương-An Lạc được dự kiến đến 2033 [lý do là đầu tư xây thêm bốn cây cầu vượt trong thành phố] .. Tuy nhiên, sẽ căn cứ vào doanh thu và kết quả thực tế sẽ xem xét điều chỉnh thời gian thu. Nếu doanh thu tăng thì thời gian thu phí sẽ được giảm đi, còn doanh thu ít thì sẽ tăng thời gian thu phí," theo VietnamNet.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46936509
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét