Việt Nam cần gì thương hiệu xe Việt VinFast?
18.01.2019 Elena Nikulina - Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Một trong những bước hướng tới mục tiêu này là tạo ra những thương hiệu quốc gia của riêng mình. Dưới đây là một số ví dụ.
Vào tháng 11 năm ngoái, tập đoàn Vingroup đã giới thiệu xe máy điện thông minh Klara đầu tiên sản xuất đại trà tại Việt Nam, vào tháng 6 năm nay những chiếc xe ô tô đầu tiên thương hiệu Việt —VinFast — sẽ bán ra thị trường. Năm 2018, THACO đã khánh thành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt Nam. Năm 2015 Việt Nam đã bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh Bphone, còn vào tháng 10 năm ngoái, Việt Nam chính thức giới thiệu mẫu Bphone thế hệ thứ 3. Song, Nikkei Asian Review ghi chú, tất cả những mặt hàng này, cũng như nhiều sản phẩm khác của Việt Nam được làm chủ yếu với sự trợ giúp của các bộ phận và công nghệ nước ngoài. Ví dụ, khoảng 20 doanh nghiệp châu Âu giúp cho Vingroup sản xuất xe máy điện, xe Vinfast có mẫu thiết kế được tạo ra bởi nhà thiết kế hàng đầu Italia và bộ khung gầm của nền công nghiệp Đức. Đa số thành phần linh kiện Bphone đến từ các nhà sản xuất nước ngoài.
Việt Nam cần thêm 10 — 15 năm nữa để sản xuất hàng loạt các loại sản phẩm thương hiệu Việt. Đây là ý kiến của giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga. Để có như vậy, Việt Nam nên đi theo đúng con đường của những "con hổ" châu Á, tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết, đào tạo nhân sự và tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra còn có một vấn đề quan trọng — hàng Việt nên chinh phục người tiêu dùng. Cần phải có một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để quảng bá thương hiệu nội địa trên thị trường đã từ lâu nằm dưới sự kiểm soát của các đại gia nước ngoài như Samsung hay Toyota. Giáo sư Mazyrin nhận xét, theo tôi, Việt Nam bắt đầu sản xuất xe ô tô thương hiệu Việt và điện thoại thông minh thương hiệu Việt chủ yếu để nâng cao uy tín của đất nước, để đưa thương hiệu Việt ra thế giới. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có một loạt các thương hiệu xe hơi và điện thoại thông minh chất lượng cao, người mua khó có thể chọn một sản phẩm nội địa chưa được xác định rõ.
Việt Nam cần thêm 10 — 15 năm nữa để sản xuất hàng loạt các loại sản phẩm thương hiệu Việt. Đây là ý kiến của giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga. Để có như vậy, Việt Nam nên đi theo đúng con đường của những "con hổ" châu Á, tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết, đào tạo nhân sự và tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra còn có một vấn đề quan trọng — hàng Việt nên chinh phục người tiêu dùng. Cần phải có một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để quảng bá thương hiệu nội địa trên thị trường đã từ lâu nằm dưới sự kiểm soát của các đại gia nước ngoài như Samsung hay Toyota. Giáo sư Mazyrin nhận xét, theo tôi, Việt Nam bắt đầu sản xuất xe ô tô thương hiệu Việt và điện thoại thông minh thương hiệu Việt chủ yếu để nâng cao uy tín của đất nước, để đưa thương hiệu Việt ra thế giới. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có một loạt các thương hiệu xe hơi và điện thoại thông minh chất lượng cao, người mua khó có thể chọn một sản phẩm nội địa chưa được xác định rõ.
Nếu ô tô Việt Nam tốt, Chính phủ có mua không?
Ngoài ra, nếu Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại thì nên chú ý đến một yếu tố nữa. Một trong những đặc điểm nổi bật của thời kỳ hiện đại là các nước phát triển đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, vai trò quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng được nhận thức rõ hơn. Quá trình này được gọi là dịch vụ hóa (servitization).
Trên thực tế, ngành dịch vụ phải thể hiện vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu thống kê cho thấy rằng, thương mại dịch vụ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của nền kinh tế thế giới và thị phần dịch vụ hiện chiếm khoảng 20% thương mại thế giới. Ngành thương mại dịch vụ bao gồm dịch vụ kinh doanh, dịch vụ bán lẻ và bán buôn, dịch vụ xây dựng và truyền thông, vận tải và tài chính, giáo dục và y tế, du lịch và giải trí, cũng như dịch vụ bảo vệ môi trường. Để phát triển theo xu hướng toàn cầu này, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để cấu trúc lại hệ thống giáo dục và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là một thách thức nghiêm trọng, chuyên gia Nga nhận xét.
Việt Nam cần phải tạo ra các cơ sở sản xuất và dịch vụ nội địa bởi vì nước này đang tham gia ngày càng sâu vào các quy trình sản xuất quốc tế, thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các công ty quốc tế lớn và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Hiện có nguy cơ gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các TNC. Các tập đoàn xuyên quốc gia đang thiết lập sự kiểm soát đối với các ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao tạo ra phần lớn giá trị gia tăng, cũng như đối với thị trường nguyên liệu, điều đó tạo nguy cơ biến Việt Nam thành một nhà cung cấp nguyên liệu thô và lao động giá rẻ, thành một khu công nghiệp "bẩn" ô nhiễm môi trường, ngoài ra Việt Nam cũng có thể đối mặt những rủi ro chính trị.
Việt Nam cần phải tạo ra các cơ sở sản xuất và dịch vụ nội địa bởi vì nước này đang tham gia ngày càng sâu vào các quy trình sản xuất quốc tế, thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các công ty quốc tế lớn và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Hiện có nguy cơ gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các TNC. Các tập đoàn xuyên quốc gia đang thiết lập sự kiểm soát đối với các ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao tạo ra phần lớn giá trị gia tăng, cũng như đối với thị trường nguyên liệu, điều đó tạo nguy cơ biến Việt Nam thành một nhà cung cấp nguyên liệu thô và lao động giá rẻ, thành một khu công nghiệp "bẩn" ô nhiễm môi trường, ngoài ra Việt Nam cũng có thể đối mặt những rủi ro chính trị.
https://vn.sputniknews.com/opinion/201901186924257-viet-nam-can-gi-thuong-hieu-xe-viet-vinfast/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét