Nhiều đối tượng vô tư "ăn cắp" ngân sách từ các dự án
Khó hiểu nhất là, dù các thủ đoạn "móc túi" ngân sách Nhà nước có đầy đủ dấu hiệu của "tội thiếu trách nhiệm …", nhưng những người trực tiếp đề xuất, trực tiếp ký hợp đồng các dự án hầu như vẫn được an toàn và tiếp tục thăng tiến. Với một số dự án BOT giao thông, những năm qua luôn nóng bỏng bởi dư luận bức xúc và những con số được Kiểm toán Nhà nước công bố về tổng dự toán trên trời, thời gian thu phí kéo dài phi lý, đặt nhầm chỗ trạm thu phí hoặc chỉ trải thảm nhựa đường lên cốt đường cũ cũng thu phí như đường mới… Còn với các dự án BT, dư luận ít nhắc đến hơn, nhưng nếu chú ý, nhiều dự án "ăn đơn ăn kép" kinh khủng hơn rất nhiều.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đủ
điều kiện để đưa vào vận hành, khai thác
Trong thời gian qua, ở Việt Nam một số dự án khủng của những tập đoàn tư nhân được thực thi trong thời gian ngắn kỷ lục cho thấy rõ hơn rất nhiều những thất thoát mà chúng ta đã biết tại các dự án được doanh nghiệp (DN) Nhà nước triển khai. Thí dụ điển hình nhất để "so sánh" là, các dự án đường bộ, đường thủy, sân bay do Tập đoàn Sun Group vừa khánh thành ở Vân Đồn, Quảng Ninh.Thứ nhất, tốc độ thực hiện của các dự án này là kỷ lục so với các dự án giao thông đã thực hiện ở Việt Nam. Về điều này, người viết muốn dẫn lại lời của ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại một Hội thảo: "Trong khi đó, việc cấp bách "gấp vạn lần" là cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất và xây dựng sân bay Long Thành, thìchỉ riêng thời gian bàn bạc đã gấp mấy lần thời gian xây dựng sân bay Vân Đồn. Đó chính là "nút thắt", là bài học về tư nhân hóa".
Thứ hai, về kinh tế. Không chỉ là việc triển khai dự án nhanh đã tạo tiền đề tốt chớp thời cơ, là tiết kiệm tiền của, là tạo những khoản tiền khổng lồ vô hình không dễ đong đếm, mà lượng tiền đầu tư vào các dự án của tập đoàn này đem so sánh với các dự án những con đường ngàn tỉ của chúng ta thì mới thấy ngân sách Nhà nước đã bị xà xẻo lớn tới mức nào.
Đến đây lại cần đặt ra một câu hỏi: Vì sao với cả rừng luật, các quy định, quy trình cho những dự án được các DN Nhà nước thực hiện, nhưng không chỉ thời gian triển khai dự án kéo dài mà tổng tiền thực hiện dự án luôn lớn và đội vốn rất nhiều? Điều đó cho thấy, có cái gì rất không ổn trong một loạt các quy định tưởng như rất chặt chẽ. Phải chăng, khi các nhóm lợi ích đã câu kết chằng chịt, chặt chẽ, tầng tầng, lớp lớp, mọi quy định đã trở nên vô nghĩa. Còn với tư nhân, đấu thầu hay không đấu thầu, họ đều chọn được những DN thực hiện dự án tốt nhất và với giá cũng hợp lý nhất.
Thứ ba, không chỉ các dự án được các DN Nhà nước triển khai, mà ngay cả các dự án công tư kết hợp kiểu "nửa dơi nửa chuột" ở một số dự án BT ( xây dựng – chuyển giao), BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Không ít các dự án này "ăn bẩn" ngân sách Nhà nước và của dân còn lớn hơn rất nhiều so với các dự án khác.
Với một số dự án BOT giao thông, những năm qua luôn nóng bỏng bởi dư luận bức xúc và những con số được Kiểm toán Nhà nước công bố về tổng dự toán trên trời, thời gian thu phí kéo dài phi lý, đặt nhầm chỗ trạm thu phí hoặc chỉ trải thảm nhựa đường lên cốt đường cũ cũng thu phí như đường mới… Còn với các dự án BT, dư luận ít nhắc đến hơn, nhưng nếu chú ý, nhiều dự án "ăn đơn ăn kép" kinh khủng hơn rất nhiều.
Chủ trương, đổi đất lấy hạ tầng cơ sở là hoàn toàn đúng đắn trong khi nguồn ngân sách của chúng ta có hạn. Nhưng, việc triển khai thực hiện nó đã bị các nhóm lợi ích lợi dụng một cách rất trắng trợn. Tôi không muốn nêu ví dụ cụ thể, vì chỉ cần gõ google về từ khóa "dự án BT", trong chưa đầy 50 giây có gần 7,5 triệu kết quả. Bài này, tôi muốn nhắc đến một số thủ đoạn ở một số dự án – tôi muốn dùng từ thủ đoạn cho đúng bản chất, dù các cơ quan chức năng nêu lên các kiểu "ăn cướp" này chỉ như những thiếu sót cần khắc phục.
Thủ đoạn đó là, trao ngay toàn bộ hàng chục, hàng trăm ha đất khi hợp đồng được ký kết. Vì vậy, dù chưa triển khai gì dự án, hoặc chỉ mới khởi động, nhiều doanh nghiệp xẻ ra và bán xong những lô đất đó; Hạ tầng mà DN được giao làm phần lớn phục vụ ngay cho chính những vùng đất được trao cho họ. Mà về nguyên tắc, lẽ ra họ phải bỏ tiền túi ra thực hiện cho dự án đô thị của mình; Mặt khác, hàng chục, hàng trăm ha đất trao cho doanh nghiệp phần lớn là đất nông nghiệp, nên được tính giá đất nông nghiệp, mặc dù, khu đất đó chuyển vào tay doanh nghiệp đã được quy hoạch thành các khu đô thị. Nếu giá đất được tính giá bèo nhất thì giá công trình được đội lên tối đa. ...
Chính vì những lẽ trên, hàng loạt dự án BT trong cả nước đang bị tạm dừng lại để nghiên cứu, xem xét.
Với dư luận, vấn đề khó hiểu nhất là, mặc dù các thủ đoạn trên được các cơ quan chức năng đưa ra, có đầy đủ dấu hiệu của "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng những người trực tiếp đề xuất, trực tiếp ký các hợp đồng BT hầu như vẫn được an toàn và tiếp tục thăng tiến.
Vương Hà
https://dantri.com.vn/dien-dan/nhieu-doi-tuong-vo-tu-an-cap-ngan-sach-tu-cac-du-an-20190116031912914.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét