Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Khủng hoảng tại Venezuela với góc nhìn từ Việt Nam

Khủng hoảng chính trị tại Venezuela với góc nhìn từ Việt Nam
Kami - Cơn địa chấn Venezuela chắc chắn sẽ tác động đến tư duy chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam không ít thì nhiều, thử hỏi có ai không sợ khi biết mỗi biến cố chính trị dưới cái tên lật đổ sẽ gắn liền với những cuộc "tắm máu". Nhưng họ - ban lãnh đạo Việt Nam sẽ không thay đổi, một phần họ ỷ vào nòng súng mặt khác họ chưa có đối thủ đáng để lo ngại. Bài học từ sự kiện Vườn Rau Lộ Hưng cách đây ít ngày đã cho thấy điều đó. Đáng tiếc, những thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela trên mạng xã hội hầu như là thông tin một chiều, thậm chí là fake new. Như tin cho rằng, Chính phủ đương nhiệm ở Venezuela đã sụp đổ và tổng thống Nicolas Maduro đã bỏ chạy sang Nga đêm 23/1 là một trong những ví dụ của truyền thông thổ tả. Trên thực tế, tổng thống Nicolas Maduro vẫn đang kiểm soát quyền lực thông qua quân đội. Những cuộc biểu tình của lực lượng ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro vẫn xảy ra song song, cùng lúc với cuộc biểu tình chống chính phủ mà ít người được biết.

Khủng hoảng chính trị tại Venezuela
Tin tức về khủng hoảng chính trị ở Venezuela, một đất nước dân chủ đa đảng dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị thiên tả theo xu hướng Chủ nghĩa Xã hội, trong những ngày gần đây được đông đảo những người hâm mộ chính trị quan tâm và theo dõi. Sự kiện này là một minh chứng cho thấy sự thất bại của cái gọi là xu hướng Chủ nghĩa Xã hội trên thế giới, mà Việt Nam là một trong những quốc gia đang (giả vờ) theo đuổi. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, xu hướng Chủ nghĩa Xã hội là một xu thế phổ biến ở các quốc gia khu vực Mỹ La Tinh, mà Venezuela không phải là trường hợp cá biệt. Đó chính là lý do gần đây Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã từng cảnh báo rằng, lá cờ xanh-vàng của Brazil sẽ không bao giờ có màu đỏ.

Điều đó cho thấy xu hướng chính trị Chủ nghĩa Xã hội không chỉ là sản phẩm của những quốc gia độc tài cộng sản. Mà ở những quốc gia khác trên thế giới còn không ít chính trị gia dân túy và đông đảo cử tri vẫn ưa thích điều này. Vì nó gắn liền với vấn đề phúc lợi xã hội cho dân chúng. Đặc biệt là thành phần dân nghèo, một lực lượng xã hội đông đảo hết ở mọi quốc gia hết sức ủng hộ.

Đây chính là nguồn cơn của những biến động chính trị tại Venezuela những năm gần đây, đã dẫn tới sự sa sút nghiêm trọng về kinh tế. Khiến cho Venezuela, từ một quốc gia giàu có, sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn vào hàng bậc nhất thế giới, nhưng kể từ năm 1989 đến nay Venezuela đã trở thành một đất nước nghèo khổ hàng bậc nhất thế giới.

Thực ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela trong những ngày này, về thực chất là cuộc tranh chấp quyền lực giữa cơ quan lập pháp do đối lập chiếm đa số và cơ quan hành pháp của Nicolas Maduro nắm giữ. Cuộc binh biến trước đó của một nhóm quân nhân chỉ là một ngòi nổ nhằm thúc giục người dân xuống đường. Hình ảnh hàng vạn người dân Venezuela đồng lòng tạo nên một đám đông khổng lồ xuống đường ngày 23/1, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ đối lập - Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là minh chứng cho hành động bỏ phiếu "bằng chân". Đây là một hành động lật đổ chính phủ hoàn toàn hợp pháp và hợp hiến tại Venezuela.

Việc tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều nước trên thế giới kịp thời công nhận chính phủ của Juan Guaido, khẳng định sự hậu thuẫn là việc cần thiết, không ngoài mục tiêu vốn có của ông Trump. Hăn ta còn nhớ, lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trum khi phát biểu tại diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày 25/9/2018 khi kêu gọi toàn thế giớ hợp sức để tiêu diệt Chủ Nghĩa Xã Hội là nhắm đến Venezuela, một cái gai trong mắt của Donald Trump.

Dù rằng hành động như vậy được coi là đổ dầu vào lửa, giữa lúc khủng hoảng chính trị và an ninh ở Venezuela được ví là đã căng thẳng như dây đàn. Điểm nóng Venezuela lại nổi lên trong lúc quan hệ Nga Mỹ đang có nhiều cải thiện, rất có thể dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia Mỹ la tinh này nếu các bên không biết kiềm chế. Một kịch bản rất dễ xảy ra, khi các cuộc biểu tình phản đối tổng thống Nicolas Maduro chuyển sang bạo động, quân đội chính phủ đàn áp và nổ súng vào đoàn biểu tình. Khi ấy quân đội sẽ chia làm các phe và cuộc chiến quân sự giữa các bên sẽ nổ ra, với sự hậu thuẫn của các cường quốc. Một kịch bản nội chiến đã từng xảy ra sau "Mùa Xuân Ả Rập" của Syria rất có thể tái hiện ở đất nước Venezuela này dẫu là không cao. Nhưng khả năng Hoa kỳ buộc phải dùng lực lượng quân sự để can thiệp như ở Iraq vào năm 2003 cũng rất có thể, nếu nhìn vào danh sách các quốc gia Mỹ la tinh láng giềng của Venezuela ủng hộ ông Trump trong ván bài "sinh tử" này.

Nếu xảy ra kịch bản sử dụng quân sự như Iraq, thì người Mỹ nhanh chóng đạt được mục tiêu nhưng sẽ ảnh hưởng đến bàn cờ quốc tế, đặc biệt là vấn đề quan hệ với Trung Quốc trong lúc này sẽ buộc ông Trump phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên đó chỉ là một dự đoán khó có thể xảy ra, không chỉ vì ý thức của dân chúng Venezuela có phần ôn hòa và không cực đoan như những người Hồi giáo. Người ta còn có nhiều cách để giải quyết hiệu quả hơn mà tránh được sự đổ vỡ, khi mà chính trị Venezuela vẫn là một nền chính trị pháp quyền đúng nghĩa, các tổ chức đối lập mặc nhiên tồn tại bất chấp chính quyền của Nicolas Maduro ngày càng có nhiều biểu hiện tỏ ra độc tài.

Đây là một trong những điểm khác biệt căn bản khi so sánh giữa hệ thống chính trị giữa Việt Nam và Venezuela. Đó là chưa nói đến về sự phát triển về kinh tế và cuộc sống của người dân ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và sung túc. Mặt khác các tổ chức đối lập (đúng nghĩa) ở Việt Nam mới manh nha hình thành, chưa có đủ sự hấp dẫn để thu hút được sự ủng hộ của người dân. Chủ yếu là các tổ chức và cá nhân chống đối bằng chửi bới ở trong nước và hải ngoại, với tổ chức manh mún hết sức èo uột. Hầu như lực lượng đối lập chính trị ở Việt Nam chưa có các chính trị gia đúng nghĩa về nhận thức, ý thức và trách nhiệm.

Cuộc cách mạng ở Venezuela có thành công hay không dù cơ hội cho lúc này chỉ là 30/70, nhưng chắc chắn nó sẽ truyền cảm hứng cho không ít người Việt, tuy nhiên nguồn cảm hứng đó chỉ có tác dụng khi mỗi người dân nhận thức được trách nhiệm của mình họ cần phải làm gì? Quan trọng nhất là trách nhiệm của các tổ chức chính trị ở trong nước chứ không phải là ở Hải ngoại. Phải dựa trên sức mạnh nội lực của dân chúng trong nước, không bao giờ được phép trông chờ vào các thế lực chính trị quốc tế, kể cả Hoa Kỳ.

Tại thời điểm này, quan hệ giữa Venezuela và Mỹ khác hoàn toàn với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Chưa nói đến một điểm yếu của nền dân chủ Mỹ là chính sách ngoại giao "tiền hậu, bất nhất", bài học Bắc Kinh 1972 dẫn tới sự sụp đổ của quốc gia VNCH là một minh chứng không thể chối cãi.

Đáng tiếc, những thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela trên mạng xã hội hầu như là thông tin một chiều, thậm chí là fake new. Như tin cho rằng, Chính phủ đương nhiệm ở Venezuela đã sụp đổ và tổng thống Nicolas Maduro đã bỏ chạy sang Nga đêm 23/1 là một trong những ví dụ của truyền thông thổ tả. Trên thực tế, tổng thống Nicolas Maduro vẫn đang kiểm soát quyền lực thông qua quân đội. Những cuộc biểu tình của lực lượng ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro vẫn xảy ra song song, cùng lúc với cuộc biểu tình chống chính phủ mà ít người được biết. Vậy mà không ít người lười biếng và thiếu tư duy về chính trị đã vội vã hồ hởi, phấn khởi và nghĩ ngay đến một kịch bản cho sự sụp đổ (......). 

Cơn địa chấn Venezuela chắc chắn sẽ tác động đến tư duy chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam không ít thì nhiều, thử hỏi có ai không sợ khi biết mỗi biến cố chính trị dưới cái tên lật đổ sẽ gắn liền với những cuộc "tắm máu". Nhưng họ - ban lãnh đạo Việt Nam sẽ không thay đổi, một phần họ ỷ vào nòng súng mặt khác họ chưa có đối thủ đáng để lo ngại. Thực ra ban lãnh đạo ở Việt Nam từ lâu nay họ mượn danh xưng Chủ nghĩa Xã hội để đánh lừa dân chúng, để giành sự ủng hộ. Bản thân họ thừa hiểu rằng, xu hướng Chủ nghĩa xã hội (kiểu cộng sản) là một xu thế lỗi thời, đã và đang bị đào thải. Bài học từ sự kiện Vườn Rau Lộ Hưng cách đây ít ngày đã cho thấy điều đó.

Vậy mà, thay vì vạch trần sự phản bội lý tưởng thì nhiều người Việt Nam vẫn ưu ái dành cho họ cái mũ cộng sản. Xin hỏi, một chính đảng đi cướp đất của người nghèo để cho một vài người giàu mà họ đứng sau, thì cộng sản cái nỗi gì? Sao không thay đổi để vạch trần sự "giả cầy" này của cộng sản?

Liên quan đến biến động chính trị tại Venezuela, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 24/1/2019 có một phát biểu thuộc hàng siêu đẳng của chính trị đu dây khi cho biết: “Việt Nam luôn quan tâm theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình và ổn định, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Venezuela, vì lợi ích của nhân dân 2 nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định hợp tác giữa 2 khu vực và trên thế giới”.

Muốn làm chính trị được người ta phải biết phát biểu khéo léo đến như thế để không mất lòng ai cả.


Ngày 24 tháng 01 năm 2019
© Kami
(Blog RFA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét