Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

BOT Bỉm Sơn rục rịch trở lại, tài xế thi nhau phản đối

Một lũ khốn nạn, tuyến đường 6km thu phí đặt cắt ngang trục giao thông quan trọng nhất đất nước (QL1A) mà những 14 năm, chắc chúng tính với nhau sẽ hút được vài chục nghìn tỷ xương máu của nhân dân trong khi đầu tư chỉ vài trăm tỷ (không thể tin được con số khai vống 1 nghìn tỷ trong bài này). Chúng đều biết sẽ chẳng ai đi qua tuyến đường vành đai phía Tây này, lái xe có thể sử dụng tuyến QL1A qua trung tâm TP. Thanh Hóa và tuyến tránh phía Đông để lưu thông do không mất phí. Thế nhưng chúng nó vẫn làm dự án, chắc chắn mục tiêu chỉ là hút máu dân. Những thằng đại diện Bộ GTVT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và đại diện Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính tham gia họp và nhất trí tiếp tục sử dụng Trạm thu phí Bỉm Sơn đều xứng đáng để bác Trọng cho vào lò. Cả nước cần đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh của các nhà xe và ace tài xế.
Thanh Hóa: Trạm BOT Bỉm Sơn “rục rịch” hoạt động trở lại, tài xế thi nhau phản đối
Ngay khi có thông tin Trạm thu phí Bỉm Sơn (Thanh Hóa) “rục rịch” hoạt động trở lại, các nhà xe và giới tài xế đã xôn xao phản ứng, cho rằng đường làm một nơi, trạm đặt một nẻo. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào Dự án xây dựng QL1A đoạn tránh TP. Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT và sử dụng trạm thu phí tại Km 286+397 trên tuyến QL1A (đóng phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) cách tuyến đường khoảng 40 km, để hoàn vốn cho dự án. Thời gian hoàn vốn là 13 năm 8 tháng.

Tuyến đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa dài
 6 km sẽ sử dụng trạm thu phí Bỉm Sơn để hoàn vốn.
Không đi qua đường mới làm vẫn mất phí BOT?
Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa mới có văn bản gửi các cơ quan ban ngành và Hiệp hội ô tô Thanh Hóa xin tham gia ý kiến phương án thu phí dịch vụ; trong đó có việc tiếp tục sử dụng trạm thu phí tại thị xã Bỉm Sơn (km286+397, QL 1A) để hoàn vốn đầu tư tuyến đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa theo hình thức BOT. Tuy nhiên rất nhiều nhà xe, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không đồng tình với phương án này. Theo nhiều doanh nghiệp hoạt động vận tải ở Thanh Hóa và khu vực tỉnh Ninh Bình, phương tiện của họ hầu như không đi qua tuyến đường, thậm chí không vào tới TP Thanh Hóa nhưng khi qua trạm vẫn phải mất phí oan là vô lý.


Một nhà xe nêu quan điểm: “Tôi được biết tuyến đường này có chiều dài 6 km, chủ yếu thu hút các phương tiện từ QL45 và 47 đi về phía Bắc và phía Nam tránh vào TP Thanh Hóa, thế nhưng trạm đặt trên QL1A thì mọi phương tiện giao thông Bắc - Nam dù không đi qua tuyến đường này vẫn phải móc hầu bao là rất vô lý”.

Được biết, dự án tuyến đường vành đai phía Tây (còn gọi là đường tránh phía Tây) TP Thanh Hóa được khởi công xây dựng vào tháng 8/2015 theo hình thức BOT, với chiều dài toàn tuyến là 6 km. Điểm bắt đầu của dự án (km0) giao với Quốc lộ (QL) 1A tại Km 322+70, điểm cuối (km6) giao với QL47 và nối với đại lộ Đông Tây.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng đoạn đường tránh này là 1.014 tỉ đồng, mới hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2018. Tuyến đường tránh phía Tây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III, sau khi hoàn thành sẽ tạo thành tuyến vành đai hoàn chỉnh, chia sẻ lưu lượng xe cho QL1A đoạn qua trung tâm TP Thanh Hóa và QL1A đoạn tránh TP Thanh Hóa.

Dự kiến hoàn vốn gần 14 năm

Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào Dự án xây dựng QL1A đoạn tránh TP. Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT và sử dụng trạm thu phí tại Km 286+397 trên tuyến QL1A (đóng phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) cách tuyến đường khoảng 40 km, để hoàn vốn cho dự án. Thời gian hoàn vốn là 13 năm 8 tháng.

Phương án hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây.

Theo báo cáo của Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa, ngày 6/12/2018 Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và đại diện Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Tại cuộc họp này, các bên đã thông nhất lựa chọn phương án tiếp tục sử dụng trạm Bỉm Sơn (km286+397, QL1A) để hoàn vốn tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa.

Lý giải về phương án tiếp tục sử dụng trạm thu phí Bỉm Sơn, các đơn vị tham gia cuộc họp cho rằng việc đặt trạm thu phí trên tuyến đường tránh phía Tây để hoàn vốn là không khả thi. Bởi, theo hướng Bắc – Nam các phương tiện có thể lựa chọn đi theo 3 tuyến, QL1A qua trung tâm TP. Thanh Hóa, đi tuyến tránh phía Đông và phía Tây. Vì thế, nếu đặt trạm thu phí trên tuyến phía Tây thì các phương tiện hầu hết sẽ sử dụng tuyến QL1A qua trung tâm TP. Thanh Hóa và tuyến tránh phía Đông để lưu thông do không mất phí.

Hơn nữa, trên tuyến tránh phía Tây chủ yếu thu hút các phương tiện từ các huyện phía Tây theo hướng QL45 và QL47 đi về phía Bắc và Nam. Tuy nhiên, chỉ trong phạm vi tuyến tránh phía Tây đã có tới 16 vị trí giao cắt nên các phương tiện có thể sử dụng để tránh mất phí, nên cuộc họp đã thống nhất tiếp tục sử dụng trạm thu phí Bỉm Sơn để hoàn vốn tuyến đường BOT dài 6 km này.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Việt, Phó Phòng Kế hoạch – Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở cũng đang tiến hành xin ý kiến của các sở ngành để có thông tin báo cáo lại UBND tỉnh. Hiện vẫn chưa thấy các đơn vị phản hồi về”.

Cũng theo ông Việt thì Bộ GTVT sẽ làm phương án thu cụ thể khi trình Thủ tướng. Trong cuộc họp bàn về vấn đề này, Bộ GTVT cũng yêu cầu nhà đầu tư tính kỹ các phương án từ đặt trạm thu phí đến việc giảm phí, tỉnh Thanh Hóa cũng có ý kiến về việc miễn giảm phí cho các phương tiện quanh khu vực trạm thu phí.

Bình Minh
https://dantri.com.vn/xa-hoi/tram-bot-bim-son-ruc-rich-hoat-dong-tro-lai-tai-xe-thi-nhau-phan-doi-20190117114101735.htm?fbclid=IwAR0HsFUn4xb8ULGhm9imNTW6OsK3IXnNIdi6SNXnwKk3F95sInGqhfXqPUM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét