Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Chửi Nhạ chả oan nhưng đây là hệ quả của chế độ

CHỬI ANH NHẠ
FB Dương Quốc Chính - Dạo này thấy nhân dân, mọi giai cấp, mọi thành phần, xúm vào chửi anh Nhạ ngọng, vu cho anh ấy mọi hệ lụy của nền giáo dục (GD). Chửi anh ấy thì cũng chả oan, nhưng vu cho anh ấy hay Bộ GD mọi tội lỗi của giáo dục đương thời là quá oan. Hiện giờ có Bộ nào là không nát, có trưởng ngành (từ ngày anh # nhập kho người ta kiêng từ tư lệnh ngành) nào mà không có vấn đề? Chẳng qua có 3 ngành va chạm với xã hội nhiều nhất là công an, giáo dục và y tế nên 3 ngành này bị chửi ác nhất. Chung quy họ cũng đều là hệ quả của chế độ, đều nằm dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng ta. Bao giờ thả cho GD được tự do như bọn giãy chết đi, thì hãy đổ hết tội lên đầu anh Bộ trưởng.
Thế hệ 8x trở về trước đều có thể nhìn thấy, cách hành xử gây bức xúc nhất hiện nay là thầy cô đánh học sinh, hoặc xúi bạn đánh HS, bệnh thi đua, thành tích, dự giờ kiểu đóng kịch... thực ra có nguồn gốc từ thời bao cấp, thời mình đi học (198x) khá phổ biến. Thời ấy, cô hay có cái thước kẻ, quất đen đét lên bàn hay lên bảng, mỗi khi cần HS giữ trật tự. Lớp học im phăng phắc ngay lập tức. Còn chuyện GV tát HS hoặc dùng thước quật vào lòng bàn tay HS cũng là chuyện thường. Chính vì thế mà phụ huynh cũng không thắc mắc về bạo lực học đường giữa thầy và trò.

Bây giờ còn đỡ nhiều rồi đấy. GV không dám ngang nhiên đánh HS mấy nữa, phải đánh kín hoặc xúi HS đánh HS. Đây cũng chả phải là công của Bộ GD mà do ý thức nhân quyền của GV cũng như phụ huynh tăng lên mà thôi.

Rồi những trò ngớ ngẩn như sao đỏ, nộp kế hoạch nhỏ (phụ huynh đi mua giấy vụn về cho con nộp)... cũng đều là tàn dư từ nền GD xã nghĩa cả.

GD VN có thể chia làm 3 thời kỳ để đánh giá. 

Giai đoạn 1 là từ năm 45 đến 86 ở miền Bắc. Giai đoạn này GV và HS vẫn còn ảnh hưởng bởi tàn dư của nền GD thuộc địa. Đó là GD kiểu tinh hoa, học rất khó và nghiêm túc, bằng cấp ít nhưng chất. Năm nào cũng có cả mớ HS đúp lớp, thi tốt nghiệp các cấp chắc trượt 1/4-1/3. Chương trình học cũng không nặng như giờ. Đại khái cấp 3 chưa học đến Toán cao cấp. Tất nhiên hồi đó vẫn dính những hệ lụy của GD tuyên truyền. Các môn xã hội thì tuyên truyên truyền nặng hơn bây nhiều. Môn Văn dùng rất nhiều "tác phẩm" tuyên truyền chính trị để giảng dạy. 

Ưu điểm của giai đoạn này là học và dạy nghiêm túc, ít có gian lận, đào tạo tinh hoa, ít mà tinh. Hồi ấy thi tốt nghiệp cấp 3 chết như rạ, nhưng mà hạnh kiểm trung bình là khỏi thi! Hồi ấy học hết lớp 8 có thể đi làm và học nghề. GD chỉ có 10 năm, sau thành 11 năm (có lớp 12 mà không có lớp 9).

Giai đoạn 2 là giai đoạn giao thời, là thời bọn mình đi học. Thời HS của mình nửa đầu vẫn là bao cấp, nửa sau thì đổi mới. Chương trình học đã đổi sang hệ cải cách 12 năm GD phổ thông. Giai đoạn này bắt đầu đổi mới, dân bắt đầu có tiền và GD bắt đầu bị thương mại hóa nhưng chưa nặng. HS bắt đầu học kiểu thực dụng và gian lận thi cử đã khá phổ biến. Chương trình đào tạo không còn tinh hoa nữa mà đại trà dần. HS ít bị đúp lớp và thi tốt nghiệp cũng dễ hơn, chắc đỗ 80-90% trung bình.

Giai đoạn 3 là từ khoảng năm 2000 trở lại đây. GD VN thành nền GD thị trường định hướng XHCN. Nó có đầy đủ tật xấu của chế độ XHCN và Tư bản hoang dã. Chương trình thì vẫn bị trói bởi Tuyên giáo, Bộ GD đâu được quyết hết. GD trở nên phổ cập, bằng cấp rẻ như cho. Hầu như không còn HS phải đúp lớp, thi tốt nghiệp thì phải đỗ trên 95%. Bây giờ SV Đại học mà viết sai chính tả, viết ngọng l, n đông nhung nhúc. Bằng cấp 3 bây giờ có lẽ không giá trị bằng bằng cấp 2 thời kỳ đầu. Chương trình thì nặng, Tây cũng phải sợ HS VN. Nhiều bạn đi làm công nhân vặn vít ở Samsung, đều phải có bằng cấp 3, chả biết môn Toán cao cấp dùng để làm gì? Mình đoán là cỡ 30-50% HS tốt nghiệp cấp 3 chỉ ở trình độ xóa mù chữ, biết đếm tiền và thuần thục cộng trừ nhân chia. Chứ giờ hỏi tại sao mùa đông lại ngày ngắn đêm dài, mùa hè lại ngày dài đêm ngắn (câu con Ngô nó hỏi mình hôm kia), đảm bảo trên 50% HS không lý giải được.

Bây giờ GD có sự khác biệt lớn mà 2 thời kỳ trước không có là xuất hiện GD tư thục. Vì chương trình vẫn phải theo Bộ GD nên trường tư chủ yếu hơn trường công ở tiện nghi dạy và học, đỡ nhồi sọ hơn tý và chắc là miễn mấy thứ rườm rà kiểu hô khẩu hiệu và kế hoạch nhỏ. GV bây giờ có nhiều người học Tây về nên tư tưởng cũng đỡ hủ lậu, nhưng cũng chả đủ sức kéo lại cả đoàn tàu. Mà GV học Tây cũng chủ yếu ở cấp ĐH. GD công cấp phổ thông mình thấy vẫn xã nghĩa lắm, nên chuyện GV đánh đập HS có gì lạ đâu.

GD bây giờ cũng khác hẳn 2 thời trước là độ xôi thịt, thương mại hóa. Thầy cô thì có nhu cầu cày tiền, mà phụ huynh và học sinh thì muốn mua điểm.
Ai mà tránh được chắc chủ yếu vì rào cản đạo đức và giáo dục gia đình mạnh hơn mà thôi. GV trường công bây giờ chạy chỗ tầm 500 triệu nên việc phải loay hoay kiếm tiền không có gì lạ, chửi họ quá cũng không hay. Họ cũng là nạn nhân của chế độ thôi.

Tóm lại, hiện giờ có Bộ nào là không nát, có trưởng ngành (từ ngày anh # nhập kho người ta kiêng từ tư lệnh ngành) nào mà không có vấn đề? Chẳng qua có 3 ngành va chạm với xã hội nhiều nhất là công an, giáo dục và y tế nên 3 ngành này bị chửi ác nhất. Chung quy họ cũng đều là hệ quả của chế độ, đều nằm dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng ta. Bao giờ thả cho GD được tự do như bọn giãy chết đi, thì hãy đổ hết tội lên đầu anh Bộ trưởng.

Anh em lưu ý là Bộ GD Mỹ mới có từ năm 1980, 300 năm sau khi lập quốc, nhưng vai trò cũng rất mờ nhạt, cuộc sống mong manh, vì bị đảng Cộng hòa luôn tìm cách xóa bỏ!

FB Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét