Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Được tán thưởng khi ném giày về phía chủ tịch Sài Gòn

Viết trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Mười, cô Nguyễn Thùy Dương cho biết thêm: “Sáng nay tôi bị giáo huấn sớm. Anh công an cố giảng giải cho tôi biết bà Tâm không liên quan gì tới việc mất đất của dân. Anh ấy nói nếu không khéo an ninh sẽ làm việc về động cơ chính trị của tôi và tìm hiểu xem tôi có bị ai lôi kéo xúi giục không. Xin nói rõ luôn, tôi chỉ là bà nội trợ bình thường thôi.” “Sẵn đây cho tôi hỏi động cơ chính trị nào khiến mấy cô chú xịt nước, đập nhà, đổ đất vào đầu dân vậy? Các cô chú là chủ tịch, là ông là bà. Dân là súc vật à? Việc nhỏ như vậy mà cố làm quá thì đúng là chữa lợn lành thành lợn què,” cô Dương viết.
Được tán thưởng khi ném giày về phía chủ tịch thành Hồ
Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc bình luận trên trang cá nhân: “Hành động ném chiếc giày của cô Thùy Dương có thể hiểu như là một sự phản đối trong vô vọng của những người ‘thấp cổ bé họng’ đã, đang, và sẽ mất đất vì những chính sách bất công. Đó cũng là một phát biểu với ý khinh bỉ những kẻ đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho những thế lực cướp đất và đàn áp người nghèo khổ. Đối với người miền Nam hiền lành, việc ném chiếc giày vào một viên chức đại diện cho giới cầm quyền cũng có thể hiểu là người dân Nam bộ đã mất đi sự trong trắng và hiền hòa.”

Chiếc dày được ném về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn. (Hình: Facebook Nguyễn Thùy Dương/VOV). 
SÀI GÒN, Việt Nam – Một cô gái đã ném giày cao gót về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, trong buổi “tiếp xúc cử tri” liên quan đến đất đai Thủ Thiêm hôm 20 Tháng Mười. Cô gái đó tên là Nguyễn Thùy Dương, một người dân Sài Gòn. Trong đoạn clip được nhiều Facebooker chia sẻ, cô Dương sau khi ném giày lập tức bị đẩy ra ngoài hội trường. Một biên bản bị rò rỉ sau đó ghi tang vật “là một chiếc giày cao gót màu trắng”.

Các báo ở Việt Nam khi tường thuật sự kiện này hoàn toàn không đề cập đến sự cố, mà chỉ ghi nhận phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn: “Chúng tôi thấy rất buồn, rất đau, từng hộ dân, từng gia đình là những con người cụ thể. Chúng tôi cam kết làm hết sức để giải quyết có lợi nhất cho người dân.”


Cô Nguyễn Thùy Dương tại hội trường trước khi ném giày và bị đẩy ra ngoài. (Hình: Facebook Hữu Khoa)

Luật Sư Phạm Công Út ở Sài Gòn nhận định về vụ việc trên trang cá nhân: “Sứ mệnh lịch sử của một chiếc giày vào ngày Phụ Nữ Việt Nam Tháng Mười. Quả là một món quà đau đớn!”

Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc bình luận trên trang cá nhân: “Hành động ném chiếc giày của cô Thùy Dương có thể hiểu như là một sự phản đối trong vô vọng của những người ‘thấp cổ bé họng’ đã, đang, và sẽ mất đất vì những chính sách bất công. Đó cũng là một phát biểu với ý khinh bỉ những kẻ đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho những thế lực cướp đất và đàn áp người nghèo khổ. Đối với người miền Nam hiền lành, việc ném chiếc giày vào một viên chức đại diện cho giới cầm quyền cũng có thể hiểu là người dân Nam bộ đã mất đi sự trong trắng và hiền hòa.”

Viết trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Mười, cô Nguyễn Thùy Dương cho biết thêm: “Sáng nay tôi bị giáo huấn sớm. Anh công an cố giảng giải cho tôi biết bà Tâm không liên quan gì tới việc mất đất của dân. Anh ấy nói nếu không khéo an ninh sẽ làm việc về động cơ chính trị của tôi và tìm hiểu xem tôi có bị ai lôi kéo xúi giục không. Xin nói rõ luôn, tôi chỉ là bà nội trợ bình thường thôi.”

“Sẵn đây cho tôi hỏi động cơ chính trị nào khiến mấy cô chú xịt nước, đập nhà, đổ đất vào đầu dân vậy? Các cô chú là chủ tịch, là ông là bà. Dân là súc vật à? Việc nhỏ như vậy mà cố làm quá thì đúng là chữa lợn lành thành lợn què,” cô Dương viết.

Trong một post trước đó, cô Dương viết: “Xem ra Thủ Thiêm không thể yên rồi. Lòng dân như sóng thần. Quan chức kiên quyết dụng quyền.”

Trong các buổi tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm thời gian qua, người ta thấy ông Nhân và bà Tâm luôn được một lực lượng liên ngành đông đảo hộ tống, thậm chí hình thành một “hàng rào người” nhằm ngăn ngừa người dân đến gần. Thậm chí có cáo buộc hai nhân vật này chỉ “tiếp xúc” và chụp ảnh với những người dân “được sắp đặt trước”.

Trước vụ ném giày về phía bà Tâm, truyền thông Việt Nam từng đưa tin về một vụ có tính chất tương tự: Ông Trần Văn Tuân, phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại Hà Nội bị ném dép vào người khi đang đọc lời xin lỗi ông Hàn Đức Long hồi Tháng Tư, 2017. Ông Long là người bị tuyên án tử hình oan và phải ngồi tù 11 năm.

Thời điểm đó, báo Dân Việt tường thuật: “Tại buổi xin lỗi công khai, người nhà nạn nhân Nguyễn Thị Yến đã gây náo loạn hội trường nơi diễn ra buổi xin lỗi với lý do chưa tìm ra được hung thủ thực sự của vụ án. Một số người kéo sập tấm biển ghi nội dung buổi xin lỗi treo ở hội trường. Khi ông Tuân đọc lời xin lỗi công khai ông Long, nhiều người quá khích ở hội trường đã cầm dép ném liên tiếp vào người ông Tuân.”

Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét