Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Đang có bao nhiêu đảng viên không đóng đảng phí?

Đang có bao nhiêu đảng viên không đóng đảng phí?
Ls. Trần Thành - Tựa bài viết này xem ra ‘có gì đó sai sai’, bởi không đóng đảng phí, coi như mặc định sẽ bị ‘xóa tên đảng viên’. Thực tế có rất nhiều người là đảng viên, song trong thủ tục lý lịch lưu giữ ở phòng hành chính nhân sự của các doanh nghiệp tư nhân, đa phần đều không ghi ‘đảng viên’ trong mục ‘thành phần chính trị’; hoặc bỏ trống mục ‘Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam’. Với những lao động là đảng viên nhưng không khai trong thủ tục lý lịch ở công ty tư nhân, tất nhiên là khoản lương, thưởng của người đó hàng tháng sẽ không phải trích ra 1% để nộp cho cái gọi là ‘đảng phí’. “Không đóng đảng phí ba tháng trong năm”, theo Điều 8.1 của Quy định số 29-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản ban hành, thì người lao động đó sẽ bị ‘xóa tên đảng viên’. Dĩ nhiên ở đây là những lao động ấy cũng không tham gia luôn việc sinh hoạt đảng ở chi bộ đảng nơi họ tạm trú, hoặc thường trú
Ảnh minh họa.
Lý do thường được giải thích là người lao động không muốn chủ công ty cũng như đồng nghiệp ngần ngại vì có một đảng viên đang cùng làm việc. Nhiều chủ công ty tư nhân ở Sài Gòn cho biết họ rất khó chịu với quy định mang tính cưỡng bức là trong doanh nghiệp có đủ từ 3 lao động là đảng viên, thì thành lập chi bộ đảng Cộng sản tại doanh nghiệp đó, theo quy định của Nghị định 98/2014/NĐ-CP.

Không ít chủ doanh nghiệp tư nhân còn dị ứng với hai từ đảng viên, vì đang có một quy định là ở công ty chưa có người lao động là đảng viên, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở chỉ đạo cấp ủy đảng cơ sở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, sẽ phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp để “phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn, kết nạp đảng viên, khi đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở quyết định thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp” [Điều 4.4, Nghị định 98/2014/NĐ-CP].

Mặc dù hiến định đảng cộng sản ‘là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ [Điều 4.1, Hiến pháp 2013], song khi mà đảng lại muốn nhăm nhe kiểm soát luôn quyền quản trị công ty tư nhân bằng việc thành lập các tổ chức đảng tại doanh nghiệp, là nguyên cớ đã khiến các chủ công ty tư nhân ngần ngại khi tuyển nhận lao động là đảng viên.

Với những lao động là đảng viên nhưng không khai trong thủ tục lý lịch ở công ty tư nhân, tất nhiên là khoản lương, thưởng của người đó hàng tháng sẽ không phải trích ra 1% để nộp cho cái gọi là ‘đảng phí’. “Không đóng đảng phí ba tháng trong năm”, theo Điều 8.1 của Quy định số 29-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản ban hành, thì người lao động đó sẽ bị ‘xóa tên đảng viên’.

Dĩ nhiên ở đây là những lao động ấy cũng không tham gia luôn việc sinh hoạt đảng ở chi bộ đảng nơi họ tạm trú, hoặc thường trú. Điều đó rất dễ tìm thấy ở các công ty sản xuất tại những khu công nghiệp như Bình Dương, Sài Gòn vốn đang tràn ngập lao động nhập cư; trong đó có không ít lao động là sĩ quan quân đội xuất ngũ.

“Đảng Cộng sản là đảng phái chính trị. Trong làm ăn kinh tế, chúng tôi không muốn bị bất kỳ một đảng phái nào chi phối, hay định hướng hoạch định công ty”. Nhiều chủ doanh nghiệp đã tâm sự như vậy khi gặp gỡ tham vấn với luật sư.


Luật sư Đinh Văn Quế, cựu thẩm phán tòa hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao, kể rằng ông biết nhiều người từng là đảng viên nhưng không khai điều này. Họ lẳng lặng ra khỏi đảng với hình thức khi chuyển sinh hoạt đảng đã không nộp hồ sơ về địa phương, vì họ ‘tự thấy mình không còn là đảng viên’. Hình thức ra khỏi đảng này tạm gọi là ‘tự ra khỏi đảng’.

Tình trạng ‘tự ra khỏi đảng’ theo cách này không phải cá biệt. Tuy chưa có thống kê số lượng trên cả nước là bao nhiêu nhưng nếu thống kê đầy đủ, ông Đinh Văn Quế tin không phải là hai con số. Trước đây, hai chữ “đảng viên” đối với công dân Việt Nam rất thiêng liêng. Còn bây giờ, một hay nhiều bộ phận đảng viên đã không còn thiết tha với đảng nữa, nên tất yếu họ tự ra khỏi đảng… Không gì mà ầm ỉ (!?).

Cựu thẩm phán Phạm Công Út là một đơn cử gần đây cho ‘tự ra khỏi đảng’. Và người viết bài này, là một ví dụ khác cho ‘tự thấy mình không còn là đảng viên’ kể từ khi Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã bị chính những đồng chí của ông ra quyết định ‘đuổi’ ông ra khỏi hàng ngũ đảng viên Cộng sản.

“Giòi từ trong xương giòi ra”. Tục ngữ Việt Nam có câu như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét