Sự kiện Chu Hảo và bức thư ngỏ 'cải lương'?
Ánh Liên (VNTB) Sau sự kiện ông Chu Hảo đề nghị ‘kỷ luật’ vì tự diễn biến, tự chuyển hóa, nhiều người nhận định sẽ có một ‘trào lưu rời đảng hoặc từ bỏ đảng CSVN’. Điều này đã xảy ra, nhưng trào lưu này lại mang tính rải rác và ngắn hạn. Trong khi đó, phía ‘giới tri thức’ khác (Nguyên thành viên của IDS) lại đưa một thư ngỏ gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bộ Chính trị ĐCSVN ‘đòi rút lại kết luận về PGS - TSKH Chu Hảo Kính’.
Ông Chu Hảo. Ảnh: getty images
Thư ngỏ này được đánh giá là mềm mỏng và có hơi hướng ‘cải lương’, bản thân Luật sư nhân quyền Hà Huy Sơn đánh giá lá thư này như truyện 108 Anh hùng lương sơn bạc bên Trung Quốc, khi mà ‘108 vị hảo hán bất bình với triều đình chỉ mong muốn được triều đình xem xét lại cho mình, trọng dụng mình, mong sớm có ngày được quy phục.’. Nhiều người đồng ý với quan điểm của vị luật sư này khi nhấn mạnh rằng, đây là một lá thư ngỏ để biểu hiện với ĐCSVN rằng, họ ôn hòa và không đối địch (hoặc nặng hơn là chống phá) đối với ĐCSVN.
Về phía người viết, nội dung thư ngỏ phản ánh một chút gì đó thương thảo, có ảnh hưởng bởi Phan Châu Trinh (người mà Nguyễn Ái Quốc từng phê phán rằng ‘Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương’), cụ thể hơn, khi ‘Ông Đề Thám bị bêu đầu giữa chợ, Ông Phan Đình Phùng bị đào mả ném xuống sông, ông Hàm Nghi, Duy Tân, Thủ Khoa Huân bị đầy biệt xứ và nhiều không kể xiết sự đầu rơi máu chảy’ thì Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động, và trong lá thư gửi cho Chính phủ Pháp (Paul Beau) ông khẳng định rằng: Nếu Chính phủ sẵn lòng đổi hết chính sách đi, kén chọn người hiền tài, trao quyền bính cho, lấy lễ mà tiếp, lấy thành mà đãi, […] thế thì dân được yên nghiệp làm ăn, sĩ thì vui lòng giúp việc cho Chính phủ, chỉ sợ người Pháp bỏ nước Nam mà đi, còn ai toan mưu việc chống cự nữa?
Nếu đọc kỹ lại, thì thư ngỏ cũng chỉ là một phiên bản thu nhỏ của ‘Đầu Pháp chính phủ thư’, bởi cả hai cũng chỉ mong muốn sự ‘cởi mở, khoan sức dân’ của đối tượng đang cai trị dân Việt mà thôi.
Và do đó, nếu đặt bức thư ngỏ vào hiện trạng ‘nước Nam bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu châu Mỹ, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường’ thì khó có thể phê phán mạnh mẽ nội dung bức thư ngỏ, ít nhất là phương diện nội lực. Vì vậy, trong sự ôn hòa và suy xét một cách kỹ lưỡng nhất, người viết tán đồng quan điểm của Ls Hà Huy Sơn, đó là quan điểm của những người như vậy (nguyên là thành viên IDS) ‘quan trọng cho sự tiến bộ của xã hội VN nhưng ko phải là quyết định.’.
Một phần nội dung trong thư ngỏ. Ảnh: cắt từ màn hình
Trở lại với phong trào rời đảng, dù mang tính rời rạc và ngắn hạn, nhưng phong trào này đã ghi những dấu ấn nhất định. ĐCSVN, Ủy ban kiểm tra Trung ương ĐCSVN buộc phải suy ngẫm vì sao một người từng hóa thân cụ Mết mà bảo rằng ‘cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn’, giờ đây lại phê phán đảng kịch liệt. Nhưng mặt khác, tính ngắn hạn cũng để lại nhiều suy ngẫm, tại sao việc ra vào đảng ở nước khác là bình thường, nhưng ở Việt Nam là quyết định ‘quan trọng’ và rằng, tại sao có quá ít người theo đuổi việc ra khỏi ĐCSVN lúc này, vốn bị đánh giá là ‘lạm quyền lực’?
Nếu đọc kỹ lại, thì thư ngỏ cũng chỉ là một phiên bản thu nhỏ của ‘Đầu Pháp chính phủ thư’, bởi cả hai cũng chỉ mong muốn sự ‘cởi mở, khoan sức dân’ của đối tượng đang cai trị dân Việt mà thôi.
Và do đó, nếu đặt bức thư ngỏ vào hiện trạng ‘nước Nam bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu châu Mỹ, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường’ thì khó có thể phê phán mạnh mẽ nội dung bức thư ngỏ, ít nhất là phương diện nội lực. Vì vậy, trong sự ôn hòa và suy xét một cách kỹ lưỡng nhất, người viết tán đồng quan điểm của Ls Hà Huy Sơn, đó là quan điểm của những người như vậy (nguyên là thành viên IDS) ‘quan trọng cho sự tiến bộ của xã hội VN nhưng ko phải là quyết định.’.
Một phần nội dung trong thư ngỏ. Ảnh: cắt từ màn hình
Trở lại với phong trào rời đảng, dù mang tính rời rạc và ngắn hạn, nhưng phong trào này đã ghi những dấu ấn nhất định. ĐCSVN, Ủy ban kiểm tra Trung ương ĐCSVN buộc phải suy ngẫm vì sao một người từng hóa thân cụ Mết mà bảo rằng ‘cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn’, giờ đây lại phê phán đảng kịch liệt. Nhưng mặt khác, tính ngắn hạn cũng để lại nhiều suy ngẫm, tại sao việc ra vào đảng ở nước khác là bình thường, nhưng ở Việt Nam là quyết định ‘quan trọng’ và rằng, tại sao có quá ít người theo đuổi việc ra khỏi ĐCSVN lúc này, vốn bị đánh giá là ‘lạm quyền lực’?
Đó có phải là ‘trở lực suy nghĩ’ hay là bởi tư lợi gắn với đảng nó lớn hơn cả dân lợi khi rời đảng, hoặc nói cách khác, đảng đã thành công trong việc kết dính lực lượng đảng viên với quyền lợi của đảng một cách xuyên suốt, như một hệ ký sinh trùng?
Điều này đồng nghĩa rằng, cái xã hội của Việt Nam hiện tại, quyền lợi thiết thân với ĐCSVN nó không khác gì quyền lợi của nhóm tri thức và nhóm giới dân đối với Chính quyền thuộc địa cuối thế kỷ XIX – đầu XX.
Và chính chất kết dính này đã tạo ra cái gọi là con người không còn sống thật với ý muốn của mình, như cách mà Facebooker Nguyễn Hiền Đức trong một phản hồi về sự kiện Chu Hảo đã đề cập, khi người này nhắc lại vở cải lương ‘Người ven đô’, trong đó Tám Khỏe do Út Trà Ôn thủ vai có nói ‘Tui Tám Khỏe tuyên bố ly khai với Việt Cộng’ trái với ý muốn mà nhân vật (bởi Tám Khỏe theo Việt cộng thật).
Suy cho cùng, thì nhân vật ‘Tám khỏe’ dù ly khai thật hay giả với Việt Cộng đi chăng nữa, thì nó vẫn là dấu ấn hơn là dấu mốc tạo ra sự kiện, tương tự cho việc từ bỏ đảng hiện nay. Và chính vì lý do này cho thấy rằng, việc ly khai ở đâu, với số lượng bao nhiêu người không quan trọng bằng việc họ đã thực sự ly khai. Còn những người với ly do riêng còn ở lại, thì cũng là cơ sở để đánh giá được rằng, tính hữu dụng của ĐCSVN vẫn còn, hoặc phương thức tranh đấu, cải tạo lại ĐCSVN ‘tốt như xưa’ vẫn còn tồn tại, và đây cũng là đặc trưng của một xã hội đa nguyên theo cách nói nào đó.
Và có lẽ vì lý do đó mà Facebooker Võ Văn Tạo trong một phản hồi trên trang cá nhân của mình đã bày tỏ: Việc ở lại, hay từ bỏ đảng, là tùy thuộc quan điểm, hoàn cảnh, tính cách, động cơ, quyền cá nhân của từng đảng viên.
Cần nhắc lại, nhà văn Nguyên Ngọc đã có tuyên bố ra khỏi đảng, trong bối cảnh ông Chu Hảo vẫn giữ quyền im lặng...
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Suy cho cùng, thì nhân vật ‘Tám khỏe’ dù ly khai thật hay giả với Việt Cộng đi chăng nữa, thì nó vẫn là dấu ấn hơn là dấu mốc tạo ra sự kiện, tương tự cho việc từ bỏ đảng hiện nay. Và chính vì lý do này cho thấy rằng, việc ly khai ở đâu, với số lượng bao nhiêu người không quan trọng bằng việc họ đã thực sự ly khai. Còn những người với ly do riêng còn ở lại, thì cũng là cơ sở để đánh giá được rằng, tính hữu dụng của ĐCSVN vẫn còn, hoặc phương thức tranh đấu, cải tạo lại ĐCSVN ‘tốt như xưa’ vẫn còn tồn tại, và đây cũng là đặc trưng của một xã hội đa nguyên theo cách nói nào đó.
Và có lẽ vì lý do đó mà Facebooker Võ Văn Tạo trong một phản hồi trên trang cá nhân của mình đã bày tỏ: Việc ở lại, hay từ bỏ đảng, là tùy thuộc quan điểm, hoàn cảnh, tính cách, động cơ, quyền cá nhân của từng đảng viên.
Cần nhắc lại, nhà văn Nguyên Ngọc đã có tuyên bố ra khỏi đảng, trong bối cảnh ông Chu Hảo vẫn giữ quyền im lặng...
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
http://www.vietnamthoibao.org/2018/10/vntb-su-kien-chu-hao-va-buc-thu-ngo-cai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét